4.6.1. Phòng bệnh
- Tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng bệnh tối ưu bảo vệ chó không mắc bệnh.
- Tiêm phòng lần đầu cho chó lúc 2 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Care hoặc dùng vaccine đa giá phòng 5 bệnh: Care, Parvovirus, phó cúm (ho cũi), viêm gan và lepto. Tiêm lần 2 lúc chó 3 tháng tuổi và tái chủng sau 1 năm.
- Thực hiện vệ sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng tốt giúp chó có sức đề kháng tốt chống lại bệnh.
- Chuồng trại và môi trường thả chó phải được vệ sinh định kỳ, hạn chế vật truyền bệnh và chống ô nhiễm.
4.6.2. Điều trị
- Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu phát hiện sớm có biện pháp hộ lý, nâng cao sức đề kháng và diệt vi khuẩn bội nhiễm, kế phát.
- Truyền dịch đường glucose và lactac để cung cấp năng lượng và bù điện giải. Giảm khẩu phần ăn, không cho chó ăn thức ăn giàu đạm, tanh, khó tiêu.
- Thuốc điều trị:
Kháng thể Care 0,1ml/10kgP Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Kanacoline 1ml/3kgP Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Anagin 2ml/5 - 7kgP Tiêm bắp.
Bisepton 1g/10kgP Cho uống.
Lactac Ringer 50 - 60ml/kgP/ngày Truyền tĩnh mạch. Đường glucose 5% 30 - 40ml/kgP/ngày Truyền tĩnh mạch. Altropinsulphat 1ml/10kgP Tiêm dưới da.
Vitamin K 0,1ml/kgP Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Vitamin C 1ml/5kgP Tiêm bắp hoặc tiêm mạch. B- Complex1ml/5kgPTiêm dưới da.
Phần 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số kết luận sau:
Chó mắc bệnh viêm phổi, hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (19,68%), chó mắc bệnh viêm gan chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,94%). Số chó mắc các bệnh truyền nhiễm (Care, Parvovirus), bệnh ký sinh trùng, bệnh sản khoa, bệnh nội khoa ở mức cao.
Tỷ lệ chó mắc bệnh Care ở Định Hóa cao nhất, chiếm tỷ lệ 13,65%, ở thị xã Sông Công thấp nhất chiếm tỷ lệ 10,07%, ở huyện Đồng Hỷ chiếm tỷ lệ 12,11%.
Tỷ lệ mắc bệnh Care của chó ngoại (14,57%) cao hơn chó nội (9,8%); tỷ lệ chó nhiễm bệnh Care ở độ tuổi 2 - 6 tháng tuổi là cao nhất 16,43%, thấp nhất là ở chó trên 12 tháng tuổi 7,21%. Tỷ lệ mắc bệnh giữa chó đực và chó cái không có sự khác biệt.
Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó cao vào tháng 1 (20,07%) và tháng 2 (12,68%); tỷ lệ nhiễm thấp hơn vào tháng 4 (8,15%) và tháng 5 (6,42%).
Triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh Care là: sốt, dử mắt, dử mũi, ỉa chảy, phân có máu màu cafe, triệu chứng thần kinh, sừng hóa gan bàn chân, có mụn mủ ở vùng da mỏng.
Bệnh tích đại thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care tập trung vào các cơ quan: phổi, ruột, hạch lâm ba và não như: Phổi xẹp, hoại tử, hạch ruột sưng to, ruột đầy hơi; xuất huyết, não xuất huyết. Ngoài ra túi mật, lá lách, thận sưng to, bụng tích nước.
Phác đồ 1 cho hiệu quả điều trị cao hơn phác đồ 2 và 3 với tỷ lệ khỏi bệnh là 50,00% so với phác đồ 1 là 37,50% và phác đồ 3 là 12,50%.
5.2. Tồn tại
Do kinh nghiệm làm khóa luận còn ít cho nên trong quá trình làm còn có nhiều sai sót.
Do kinh phí còn hạn hẹp nên việc điều trị và thử nghiệm test CDV Ag còn ít, nên hiệu quả điều trị không được cao.
5.3. Đề nghị
Tiếp tục điều tra khảo sát chi tiết đặc điểm dịch tễ học của bệnh Care, nhằm đưa ra quy trình phòng bệnh có hiệu quả.
Tiếp tục nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, tổn thương đại thể, tổn thương vi thể để tiếp tục cho việc xây dựng phác đồ điệu trị hiệu quả nhất.
Tiếp tục triển khai thử nghiệm test CDV Ag trong việc chẩn đoán, phát hiện bệnh Care tại địa bàn tỉnh Thái nguyên.
Tiếp tục điều trị những chó mắc bệnh Care bằng phác đồ có hiệu quả nhất để xác định được hiệu quả của phác đồ điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004), Bệnh ở chó mèo và cách phòng trị, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
2. Hồ Đình Chúc (1993). Bệnh Care trên đàn chó ở Việt Nam và kinh nghiệm điều trị, Công trình nghiên cứu, Hội thú y Việt Nam.
3. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý học gia súc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Cù Xuân Dần, Trần Cừ, Lê Thị Minh (1975), Sinh lý gia súc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng trị bệnh thường gặp, NXB Lao động xã hội.
6. Đỗ Hiệp (1994), Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Lan (2012), Báo cáo đặc điểm bệnh lý của chó Phú Quốc mắc bệnh Care và ứng dụng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán bệnh, Khoa thú y, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
8. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1992), Kỹ thuật nuôi chó cảnh, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Sỹ Lăng, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc (2006), Kỹ thuật nuôi chó và phòng bệnh cho chó, NXB Lao động Xã hội.
10.Nguyễn Tài Lương (1982), Sinh lý và bệnh lý hấp thu, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11.Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo
trình chẩn đoán lâm sàng thú y, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
12.Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997). Giáo
trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
13.Trần Thanh Phong (1996), Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó, Tủ sách trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
14.Nguyễn Vĩnh Phước, Hồ Đình Chúc, Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế
Huynh (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
15.Nguyễn Minh Phương (2012), Nghiên cứu một sốđặc điểm dịch tễ và bệnh lý của chó mắc bệnh Care tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
16.Lê Thị Tài (2006), Một số bệnh mới do virus, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 17.Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam (2012), Giáo trình
Bệnh của chó, mèo, NXB Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 18.Nguyễn Văn Thiện (2002), Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong
chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
19.Lê Văn Thọ (1997), Khảo sát một sốđặc điểm về ngoại hình tầm vóc và kiểu dáng của các giống chó hiện nuôi tại TP Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
20.Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Hồng Loan
(1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, hiệu đính GS - TSKH Cù Xuân Dần, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
21. Appel M. J., Summer B.A. (1995), Pathologennicity of mobillivirusses
forterrestrial carnivores, Vet. Microbiol.44:pp. 187 - 191.
22.Assessment M. E. (2005), Ecosystems and human well-being, World
Resources Institut.
23.Craig E. Greene, Maxj Appel (1987), “Canine Distemper virus coytes a
serologic servey”, Vet. Med. Assoc.9:pp. 1099 – 1100.
24.Cha S. Y., Kim E. J., Kang M, Jang S. H, Lee H. B (2012), Epidemiology
of canine distemper virus in wild raccoon dogs (Nyctereutes procyonoides) from south Korea. Comperative immunology,
Microbiology anh Infectious Diseases 35:pp. 497 - 504. 25.David T. Smith, Donald S. Martin (1979), Zinser’s Text book of
Bacteriology, FAQs below article at bottom of pagefile. Canine Distemper.
26.Denzin N., Herwig V., Vander Grinen E. (2013), “Occurrence and
geographical distribution of canine Disteper Virus infection in red foxes” (Vulpes) of Saxony - Anhalt, Germany. Veterinary
Microbiology 162:pp. 214 - 218.
27.Kennedy S., Smyth J., Wilson S. Histopathologic and
Immunohistochemical studies of distemper in seal, Vet Pathol 1989.
28.Lan N. T. (2005), Pathogenesis and phylogenetic analyse of canine
distemper virus strain 007Lm, a new isolate in dogs, Vet. Microbiol.
110:pp. 197-207.
29.Lan N. T. (2008), First Isolation and Characterization of Canine
Distemper Virus in Vietnam with the Immunohistochemical
Examination of the Dog.J. Vet. Med. Sci. 2009 Feb, 71(2) 155-162.
30.McCarthy A. J., Shaw M. A., Goodman S. J. (2007), Pathogen evolution
and disease emergence in carnivores, Proc. Biol. Sci.
31.Merchant I. A, Packer R. A, Vetternary Bacteriology-Seventh Edition (1961-1969).
32.Ron Hines DMV PhD (2006), Canine distemper viral antigenes and antibodline in dog with rheumatoid arthritis. Res. Vet. Sci.50:pp. 64 – 68
33.Simpson K. W., Maskell I. E., Mark well P.J (1994), Use of a restricted
antigen diet in the management of idiopathic canine Colitis, Journal of
small Animal practice 35, p.233-238.
34.Sobrin R., Arrnal M. C., Luco D. F., Gortazar C. (2008), prevalen of antibodies Against canine distemper virus and canine parvovirus
Among Fox and wolves from Spain. Veterinary Microbiology 126:
251 - 256.
35.Timothy Y. Woma, Moritz van Vuuren (2009), Isolation of canine distemper viruses from domestic dogs in South Africa using
Vero.DogSLAM cells and its application to diagnosis, African Journal
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI Chó ta Chó Fox Chó Chihuahua Chó Alaska Chó Bulldog Chó Nhật
Chó Tây Ban Nha Chó Duchshund
Chó Poodle Chó Becgie
Kít chẩn đoán nhanh bệnh Care
Theo dõi biểu hiện của chó Truyền dịch cho chó bệnh
Chó bị tiêu chảy phân màu cafe Sừng hóa gan bàn chân
Não xuất huyết Tích nước ở xoang ngực
Chó có triệu chứng nôn Nốt sài ở da bụng