Nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời sử dụng lao động và ngƣờ

Một phần của tài liệu Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện Luận văn ThS. Luật (Trang 75)

3. 1 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP

3.2.1. Nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời sử dụng lao động và ngƣờ

ngƣời lao động

Nhằm đảm bảo các quy định về kỷ luật lao động đƣợc thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế, việc đầu tiên phải làm đó là nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong đơn vị. Đặc biệt, kể từ thời điểm BLLĐ 2012 cùng các văn bản hƣớng dẫn mới có hiệu lực thi hành, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động càng phải đƣợc chú trọng hơn bao giờ hết. Thực tế thời gian vừa qua, việc áp dụng biện pháp tuyên tuyền, phổ biến, giao dục pháp luật lao động còn gặp nhiều khó khăn và chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi do những nguyên nhân chủ yếu nhƣ đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thiếu và năng lực còn yếu; hệ thống tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trên thực tế… Chính vì vậy mà cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động phần lớn chƣa nắm vững các quy định pháp luật lao động nói chung và kỷ luật lao

động nói riêng. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kỷ luật lao động, có thể xem xét áp dụng các biện pháp nhƣ sau:

- Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực lao động;

- Xây dựng và củng cố mạng lƣới báo cáo viên pháp luật, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ này;

- Xây dựng và duy trì việc xuất bản các ấn phẩm về thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động;

- Cung cấp và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về lao động nói chung và kỷ luật lao động nói riêng thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ lao động thƣơng binh và xã hội, Sở lao động thƣơng binh và xã hội, và của doanh nghiệp (nếu có) nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác và thực hiện của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động;

- Tổ chức các lớp tập huấn cho ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động; - Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nhằm trao đổi, giới thiệu các văn bản pháp luật lao động về kỷ luật lao động cho ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động;

- Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng phổ biến kiến thức pháp luật thông qua các phƣơng tiện thông tin truyền thông. Ví dụ: Xây dựng và triển khai chuyên mục để giới thiệu các văn bản pháp luật mới về lao động nói chung và kỷ luật lao động nói riêng, xây dựng chuyên mục hỏi đáp pháp luật lao động, bạn đọc với pháp luật lao động… phù hợp với nội dung trang báo;

- Tổ chức giải đáp pháp luật, trợ giúp pháp luật về lao động nói chung, kỷ luật lao động nói riêng cho các đơn vị thông qua điện thoại hoặc bằng văn bản và tổ chức hình thức tƣ vấn pháp luật lao động tủy theo yêu cầu của từng đối tƣợng và khả năng của đơn vị tƣ vấn.

Một phần của tài liệu Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện Luận văn ThS. Luật (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)