Ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn ngoại nuôi thịt, tại công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 49)

2.4.2.1 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL lợn TN

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng lợn phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, đây là chỉ tiêu kinh tế trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn cho lợn chúng tôi đã tính toán mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng và kết quảđược trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thịt

Đơn vị: kg

Giai đoạn thí

nghiệm (tháng) Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2

BĐTN – 1 2,16 2,139 2,069 1 – 2 2,028 1,927 1,914 2 – 3 2,339 2,298 2,271 3 – 4 2,931 2,924 2,885 Bình quân cả giai đoạn 2,411 2,359 2,328

Qua bảng 2.6 cho thấy: tiêu tốn thức ăn ở cả 3 lô (lô ĐC, lô TN1, lô TN2) đều có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng giai đoạn từ BĐTN đến 2 tháng TN, và giảm ở giai đoạn từ 1 – 2 tháng TN, nhưng từ sau 2 - 3 tháng

TN, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng lại tăng trở lại. Trung bình cả giai

đoạn thí nghiệm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở 2 lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng lần lượt là; lô thí nghiệm 1 thấp hơn 0,52 kg và lô thí nghiệm 2 thấp hơn 0,83kg.

Kết quả trên cho thấy chế phẩm Pharselenzym có ảnh hưởng tới khả

năng chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm, giúp giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, dẫn đến giảm chi phí thức ăn/ kg khối lượng. Điều này sẽ

giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

2.4.2.2. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)/kg tăng KL

Bảng 2.7. Tiêu tốn ME cho một kg tăng khối lượng

Đơn vị: Kcal

Giai đoạn Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

BĐTN – 1 7129,63 7058,33 6830,65 1 – 2 6692,91 6359,3 6318,7 2 – 3 7368,38 7241,65 6153,76 3 – 4 9236,11 9211,74 9087,85 Bình quân cả giai đoạn 7606,76 7467,81 7347,74

Qua bảng 2.7 cho thấy: Cả 3 lô lợn thí nghiệm đều có tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng có sự khác nhau qua các giai đoạn. Trung bình cả 4 tháng thí nghiệm tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm 2 thấp hơn lô đối chứng 259,02Kcal, lô thí nghiệm 1 thấp hơn lô đối chứng 138,95Kcal.

Trong giai đoạn BĐTN – 1tháng TN: tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng của lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là: 71,30Kcal và 298,98Kcal.

Giai đoạn từ 1 – 2 tháng TN: tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng của lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là: 333,61Kcal và 374,21Kcal.

Giai đoạn từ 2 – 3 tháng TN: tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng của lô

đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là: 126,73Kcal và 214,62Kcal.

Giai đoạn từ 3 – 4 tháng TN: tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng của lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là: 24,37Kcal và 148,26Kcal.

Tiêu tốn năng lượng giữa các lô đối chứng và các lô thí nghiệm có sự

khác nhau. Lô được sử dụng phaselenzym có hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn lô đối chứng, và giúp tăng năng suất cho chăn nuôi.

2.4.2.3. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL lợn TN

Khả năng sử dụng protein cho nhu cầu sinh trưởng của lợn ở các giai

đoạn tuổi khác nhau là yếu tốđánh giá khả năng sinh trưởng của lợn. Để đánh giá khả năng sử dụng protein của lơn, chúng tôi đã theo dõi mức tiêu tốn thức

ăn cho một kilogam tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Tiêu tốn protein cho một kg tăng khối lượng

Đơn vị: Gam

Giai đoạn

(tháng TN) Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

BĐTN – 1 453,70 449,16 434,68 1 – 2 405,63 385,42 382,95 2 – 3 421,05 413,80 408,79 3 – 4 527,78 526,39 519,31 Bình quân cả giai đoạn 452,04 443,37 436,43

Qua bảng 2.8 cho thấy: Cả 3 lô lợn thí nghiệm đều có tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng có sự khác nhau qua các giai đoạn. Trung bình cả

4 tháng thí nghiệm tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm 2 thấp hơn lô đối chứng 15,61g, lô thí nghiệm 1 thấp hơn lô đối chứng 8,67g.

Trong giai đoạn BĐTN – 1 tháng TN: tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là: 4,54g và 19,02g.

Giai đoạn từ 1 – 2 tháng TN: tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lô

đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là: 20,21g và 22,68g.

Giai đoạn từ 2 – 3 tháng TN: tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lô

đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là: 7,25g và 12,26g.

Giai đoạn từ 3 – 4 tháng TN: tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lô

đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là: 1,39g và 8,47g.

Tiêu tốn protein giữa các lô đối chứng và các lô thí nghiệm có sự khác nhau. Lô được sử dụng phaselenzym có hiệu quả sử dụng protein cao hơn lô

đối chứng, và giúp tăng hiệu quả chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn ngoại nuôi thịt, tại công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)