Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn ngoại nuôi thịt, tại công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 42)

2.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Dùng phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo nguyên tắc đồng đều Thí nghiệm được bố trí theo sơđồ sau

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1 Số lợn thịt Con 10 10 10 2 Dòng CP40 CP40 CP40 3 Khối lượng Kg 6,60±0,107 6,57±0,099 6,55±0,145 4 Nhân tố TN KPCS KPCS + Pharselenzym 5 Phương pháp sử dụng - Trộn vào thức ăn lợn thịt 6 Liều lượng 0 1g/10kg TT/ngày 1g/5kg TT/ngày 7 Thời gian bổ sung chế phẩm 0 30 ngày đầu TN

- Chế phẩm được chia ra làm 2, trộn vào thức ăn cho lợn ở lô thí nghiệm, một ngày cho ăn 2 bữa.

- Cân khối lượng lợn vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn, cùng một loại cân, một người cân.

- Cùng điều trị một loại thuốc khi lợn mắc bệnh.

Bảng 2.2. Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn

STT Thành phần 550SF 551F 552SF 1 Protein thô (%) 21 20 18 2 Xơ thô (%) 3,5 5 6 3 Canxi (%) 0,6 – 1,2 0,6 – 1,2 0,5 – 1,2 4 Năng lượng trao đổi (Kcal) 3300 3300 3150 5 P tổng số (%) 0,4 – 0,9 0,4 – 0,9 0,5 – 1,0 6 Lysine tổng số (%) 1,4 1,3 1 7 Methionin + Cystine (%) 0,8 0,7 0,6 8 *Selen (ppm) 0,17 0,19 0,26 (* Kết quả phân tích của Viện KHSS – ĐHTN)

2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định các chỉ tiêu

* Khả năng sinh trưởng của lợn giống ngoại nuôi thịt

- Sinh trưởng tích lũy

Tính bằng khối lượng trung bình của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân: Bắt đầu thí nghiệm, sau 1, 2, 3, 4 tháng TN, cân vào buổi sáng khi chưa cho lợn ăn, cân cùng một loại cân và một người cân.

- Sinh trưởng tuyệt đối

A = P2 – P1 t2 – t1

Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng đầu kỳ (gam)

P2: Khối lượng cuối kỳ (gam) t1: Thời điểm cân lợn đầu kỳ (ngày) t2: Thời điểm cân lợn cuối kỳ (ngày) - Sinh trưởng tương đối

R = 2 P P P P 1 2 1 2 +− x 100 Trong đó:

R: Sinh trưởng tương đối (%) P1: Là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg) * Khả năng sử dụng thức ăn của lợn TN

Tiêu tốn TĂ/kg khối lượng (kg) = ∑ thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)

∑ Tăng khối lượng của lợn trong kỳ (kg)

Tiêu tốn ME/kg khối lượng (kg) = ∑ ME tiêu thụ trong kỳ (kg)

Tiêu tốn pr/kg khối lượng (kg) = ∑ pr tiêu thụ trong kỳ (kg)

∑ Tăng khối lượng của lợn trong kỳ (kg)

* Khả năng kháng bệnh của lợn con giống ngoại nuôi thịt

Thời gian an toàn TB(ngày) = ∑ Thời gian an toàn từng con (ngày) Số con theo dõi

Thời gian điều trị(ngày) = ∑ Thời gian điều trị từng con (ngày) Số con điều trị

Tỷ lệ mắc bệnh(%) = Số con mắc bệnh

X 100 Số con theo dõi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ khỏi(%) = Số con khỏi

X 100 Tổng số con điều trị

- Chi phí thuốc thú y

2.3.4. Phương pháp x lý s liu

Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và phần mềm Minitab 14

2.4. Kết quả và thảo luận

2.4.1. nh hưởng ca chế phm đến kh năng sinh trưởng ca ln con ging ngoi nuôi tht

2.4.1.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là một chỉ

tiêu phản ánh sức sản xuất của vật nuôi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm. Khối lượng cơ thể lợn con qua từng giai đoạn là tiêu chuẩn đểđánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn.

Để biết được tác dụng của chế phẩm sinh học Pharselenzym tới khả

lô đối chứng vào các thời điểm: 21 ngày tuổi (bắt đầu thí nghiệm), sau 1, 2, 3, 4 tháng thí nghiệm. Đảm bảo nguyên tắc cùng một người cân, cùng một loại cân và cân vào các buổi sáng trước khi cho ăn. Kết quả được trình bày

ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Khối lượng lợn thịt qua các kì cân (kg) Thời điểm

(tháng TN)

Lô ĐC (n = 10) Lô TN1 (n = 10) Lô TN2 (n = 10)

x m X ± Cv (%) X ±mx Cv (%) X ±mx Cv (±%) Bắt đầuTN 6,84a ± 0,225 9.872 6,8a ± 0,523 7.688 6,82a ± 0,223 9,795 1 15,75a ± 0,545 9,828 15,8a ± 0,345 6,55 16,12a± 0,367 6,825 2 36,35a ± 0,544 4,487 37,48b ± 0,573 4,586 37,94c ± 0,382 3,021 3 60,35a ± 0,434 2,159 61,90b ± 0,357 1,732 62,66c ± 0,499 2,391 4 83,03a ± 0,545 1,968 84,26b ± 0,349 1,24 85,04c ± 0,545 1,908 So sánh (%) 100 101,18 102,42

Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác nhau rõ rệt (P< 0,05).

P 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 BĐTN 1 2 3 4 Tháng TN K g /c o n LÔ ĐC LÔ 1 LÔ 2 Hình 2.1. Đồ th sinh trưởng tích lũy

Kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy: Khối lượng của lợn tăng dần qua các giai đoạn, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tích luỹ của lợn trong giai đoạn sinh trưởng (hình 2.1). Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của lợn ở 2 lô thí

nghiệm và lô đối chứng là khác nhau. Ở lô thí nghiệm 2, lợn được bổ sung selen vào thức ăn cao hơn các lô khác nên sau 1 tháng thí nghiệm lợn ở lô thí nghiệm 2 có khối lượng cao hơn so với lô đối chứng và lô 1, chênh lệch trung bình giữa lô TN 2 và lô TN 1 với đối chứng lần lượt là 360 g/con, 180g/con (P>0,05). Đến thời điểm 4 tháng thí nghiệm thì khối lượng trung bình ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Lô đối chứng có khối lượng trung bình là 83,03 kg, lô thí nghiệm 1 là 84,01 kg và lô thí nghiệm 2 là 85,04kg. Điều này chứng tỏ chế phẩm có tác dụng nâng cao khả

năng sinh trưởng của lợn

2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Việc đánh giá sinh trưởng của lợn thể hiện qua việc tăng khối lượng của cơ thể, được tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

Qua theo dõi số liệu khối lượng lợn của từng giai đoạn tuổi, xử lý bằng các thuật toán trong chăn nuôi, chúng tôi đã tính toán được sinh trưởng tuyệt

đối của lợn thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/ con/ ngày)

Giai đoạn

(Tháng TN) Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2

0 – 1 297 300 301 1 – 2 687 723 727 2 – 3 800 814 824 3 – 4 756 758 768 0 – 4 634 648 657 So sánh (%) 100 102,21 103,63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lô đối chứng và lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật chung về sinh trưởng của gia súc. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm tăng dần qua giai đoạn ở cả 3 lô TN. Từ

sau cai sữa đến 1 tháng TN, sinh trưởng tuyệt đối của lợn lần lượt là 297; 300; 301 g/con/ngày theo thứ tự các lô: Lô ĐC, lô TN 1, lô TN 2. Giai đoạn từ 3 tháng đến 4 tháng TN, sinh trưởng tuyệt đối của lợn lô TN 2 là 768g/con/ngày thấp hơn so với lô thí nghiệm 1 là 10g/con/ngày và cao hơn lô đối chứng 12g/con/ngày. Như vậy, trong giai đoạn từ cai sữa đến 3 tháng TN, sinh trưởng tuyệt đối của lợn có xu hướng tăng dần. Đó là do trong giai đoạn này lợn có khả

năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cao, nên mức tăng trưởng nhanh. Đến giai

đoạn 4 tháng tuổi thí nghiệm, khối lượng của lợn giảm xuống nhung lô TN2 vẫn cao cao hơn lô TN1 và lô đối chứng lần lượt là: 2g/con/ngày và 12g/con/ngày.

Tính trung bình cho cả kỳ thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối của lợn từ 0

đến 4 tháng sau thí nghiệm tương đối cao. Trung bình toàn kỳ, ở lô thí nghiệm 1 lợn có khả năng sinh trưởng cao đạt 648 g/con/ngày, lô thí nghiệm 2 đạt 657 g/con/ngày còn lô đối chứng đạt 634 g/con/ngày.

Nếu coi sinh trưởng tuyệt đối của lô đối chứng là 100%, thì lô thí nghiệm 2 đạt 103,63%, cao hơn lô đối chứng là 3,63%, còn lô thí nghiệm 1

đạt 102,21% cao hơn lô đối chứng là 2,21%. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 0 – 1 1 – 2 2 – 3 3 – 4 0 – 4 Giai đoạn TN (tháng) g /c o n /t h á n g Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 A

2.4.1.3. Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ tăng khối lượng trong một đơn vị thời gian so với trung bình khối lượng của cơ thể gia súc. Kết quả sinh trưởng tương đối được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) Giai đoạn

(tháng TN) Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2

0 – 1 19,72 20.27 20,34 1 – 2 19,19 19,77 20,18 2 – 3 12,29 12,41 12,86 3 – 4 7,76 7,77 7,91 R (%) 0 5 10 15 20 25 0 – 1 1 – 2 2 – 3 3 – 4 Tháng TN Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2

Hình 2.3. Đồ th sinh trưởng tương đối

Qua bảng 2.5 và hình 2.3 cho thấy: Sinh trưởng tương đối tuân theo quy luật chung là giảm dần theo giai đoạn tuổi, phù hợp với quy luật phát triển của gia súc. Sự chênh lệch về sinh trưởng tương đối giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng thể hiện rõ nhất ở giai đoạn bắt đầu thí nghiệm đến 1 tháng thí nghiệm: ở lô thí nghiệm 1 là 20,27%, lô thí nghiệm 2 là 20,34%, lô đối

chứng là 19,72%, chênh lệch giữa lô 1 và lô đối chứng là 0,55%, lô 2 và lô

đối chứng là 0,62%. Ở các giai đoạn còn lại, lô thí nghiệm cũng luôn có sinh trưởng tương đối trung bình lớn hơn lô đối chứng. Từ tháng 1 đến tháng 2 sinh trưởng tương đối ở lô thí nghiệm 1 (19,77%) cao hơn ở lô đối chứng (19,19%) là 0,58%, lô thí nghiệm 2 (20,18%) cao hơn lô đối chứng là 0,99%. Giai đoạn tiếp theo, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4, chênh lệch về sinh trưởng tương đối giữa lô 1 và lô đối chứng là 0,1%, lô 2 và lô đối chứng là 0,15%.

Những điều trên cho thấy lô thí nghiệm có tốc độ sinh trưởng tương đối cao hơn lô đối chứng, phản ánh sự ảnh hưởng của chế phẩm Pharselenzym

đến sinh trưởng tương đối của lợn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn ngoại nuôi thịt, tại công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 42)