Các đề xuất, kiến nghị nhằm tăng doanh thu tại công ty 1 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty

Một phần của tài liệu 275 phân tích và dự báo thống kê doanh thu tại công ty TNHH sơn hải (Trang 29 - 33)

3.3.1 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty

- Đa dạng hóa phương thức bán hàng và phương thức thanh toán

Giải pháp này nhằm khai thác triệt để thị trường tiêu thụ. Hiện nay, lượng hàng hóa của công ty chủ yếu được tiêu thụ qua phương pháp bán hàng trực tiếp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chủ động tìm ra những phương pháp bán hàng mới, nhằm đảm bảo gia tăng tiêu thụ hàng hóa, đem lại lợi nhuận về cho công ty. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tham

khảo phương thức bán hàng qua trung gian, đây là phương thức mà khi tiến hành, có thể mất thêm một khoản chi phí cho bên trung gian, tuy nhiên nếu thành công thì lợi nhuận mang lại sẽ không ít, đóng góp vào việc gia tăng doanh thu cho công ty.

Xác định phương thức thanh toán và thời gian thanh toán cũng là một vấn đề cần quan tâm, nó đảm bảo việc thu hồi vốn kịp thời, và đầy đủ tiền thu bán hàng. Với đặc thù mặt hàng kinh doanh của công ty việc thanh toán thường là trả tiền mặt, phương thức này thường áp dụng cho khách hàng cá nhân, nhỏ lẻ. Vì vậy nên áp dụng phương thức thanh toán bằng chuyển khoản, điều này sẽ thuận lợi hơn cho việc thanh toán của khách hàng. Doanh nghiệp nên áp dụng thêm hình thức thanh toán trả chậm cho khách hàng để có thể mở rộng hơn thị phần của mình.

Do vậy, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán là vấn đề rất quan trọng cần được xem xét đối với doanh nghiệp hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện doanh thu của doanh nghiệp.

- Nâng cao uy tín, giữ vững thương hiệu

Sự phát triển của kinh tế hàng hóa dịch vụ, sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gia tăng, khách hàng vì thế mà cũng có nhiêu điều kiện để lựa chọn khi mua hàng hóa dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng như đối với khách hàng, tạo nên mối quan hệ tín nhiệm lẫn nhau.

Trong kinh doanh, để tạo được uy tín trên thị trường và giữ vững nó là vấn đề thực sự khó khăn. Để tạo dựng uy tín, doanh nghiệp phải có ấn tượng tốt với khách hàng ngay trong lần giao dịch đầu tiên, có nhiều ưu đãi với phương thức mua hàng và thanh toán tiền hàng của khách hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa đúng như thỏa thuận khi giao hàng… Để giữ vững được uy tín trên thị trường về mặt lâu dài, doanh nghiệp phải có định hướng, thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn, luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng phải thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng giữa các khách hàng… có như vậy mới đảm bảo được chất lượng hàng hóa dịch vụ mà công ty cung cấp cho thị trường.

tế mở cửa như hiện nay thì chiến lược kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển vững chắc và chiếm lĩnh được thị trường khi đã có kế hoạch chiến lược đúng đắn. Việc xây dựng chiến lược là xây dựng một kế hoạch tổng quát, toàn diện cho tình hình kế hoạch hoạt động trước mắt và lâu dài của toàn doanh nghiệp và kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng bộ phận, từng cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp.

Cũng như nhiều công ty nói chung, doanh nghiệp mới chỉ xây dựng được chiến lược mang tính chất ngắn hạn, chưa xác thực. Do đó, xây dựng được chiến lược kinh doanh tiếp theo đúng đắn, không bị xa vời với thực tế, thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình, phải biết tận dụng những điểm mạnh mà đề xuất trong chiến lược kinh doanh thực tế của kỳ trước cùng với các ý kiến đóng góp của các cửa hàng trực thuộc. Bởi lẽ, trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh rất nhiều mâu thuẫn khiến việc thực hiện chiến lược khó thành công. Để lên được một chiến lược dài hạn một cách thành công, ban lãnh đạo cũng cần trang bị thêm nhiều kiến thức kinh doanh, không ngừng học hỏi, nâng cao, cập nhật kiến thức thị trường.

Khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần nắm được các tin tức về chiến lược kinh doanh của đối thủ để có những biện pháp thích hợp nhằm đối phó và chiếm lĩnh mở rộng thị trường.

Một chiến lược kinh doanh cụ thể hóa cho phép doanh nghiệp xác lập một thế mạnh thị trường. Nhưng không có chiến lược nào bao quát được mọi cơ hội thị trường. Nên khi xây dựng chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét các chiến lược mà đối thủ cạnh tranh sử dụng, để tránh được những tổn thất không đáng có.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý và đội ngũ nhân lực của công ty

Bộ máy quản lý làm nhiệm vụ điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Sự tồn tại và phát triển của công ty phụ thuộc vào các chính sách, chiến lược kinh doanh của bộ máy quản lý. Do đó, cần phải hoàn thiện hơn nữa bộ máy này bằng cách nâng cao kiến thức, trình độ cho mỗi cán bộ, mỗi người phải thường xuyên

trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn để có thể đưa ra các đường lối, chiến lược đúng đắn, dắt công ty ngày càng phát triển.

Đối với đội ngũ nhân lực, là bộ phận trực tiếp tham gia trong quá trình kinh doanh của công ty, do vậy công ty cần phải có biện pháp tạo ra động lực hữu ích kích thích nguồn lao động này, tạo cơ hội cho họ phát huy hết khả năng của mình.

Bên cạnh đó, lao động cần phải có đầy đủ yêu cầu về sức khỏe, tâm lý. Do vậy, công ty tiến hành thực hiện tốt từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo, quản lý và khuyến khích người lao động, có vậy quá trình sản xuất kinh doanh mới hiệu quả.

- Hoàn thiện công tác thống kê.

Để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì phải có thông tin đầy đủ và chính xác, để phân tích một cách hoàn thiện hơn. Thống kê là một công cụ sắc bén trong nghiên cứu phân tích hoạt động kinh tế xã hội nói chung và trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng. Như vậy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thiếu được vai trò của công tác thống kê.

Muốn có được nguồn thông tin đảm bảo, chính xác thì công ty cần tổ chức thực hiện công tác thống kê cho tốt, có đội ngũ làm thống kê giỏi để có thể thu thập và tổng hợp phân tích những thông tin một cách chính xác giúp cho công ty nhận thức và ra những quyết định đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không thể không coi trọng vai trò của công tác thống kê. Không những biết cách thu thập các thông tin mà còn phải biết tổng hợp và phân tích hiện tượng để từ đó đưa ra những nhận xét, những biện pháp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn.

Nhận thấy vai trò của công tác thống kê đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên công ty cần quan tâm hơn nữa tới phòng ban làm việc, đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác thống kê thật sự có năng lực để có thể hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất. Có như vậy thì công tác thống kê mới thực sự là người cố vấn lý tưởng cho ban lãnh đạo của công ty góp phần vào việc nâng cao các hoạt động

của công ty, giúp cho những chính sách của công ty đưa ra có cơ sở pháp lý, tránh xa rời thực tế.

Hiện nay công tác thống kê chưa phát huy hết vai trò vốn có của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên nhân là do công ty chưa có riêng một bộ phận thực hiện mà chủ yếu công việc này vẫn do phòng kế toán đảm nhận. Điều này làm cho công tác thống kê không được đầy đủ, kịp thời rõ ràng. Do vậy chưa phát huy được khả năng cung cấp thông tin kịp thời cho cấp quản lý và cho công nhân viên của công ty.

Do đó, một trong những giải pháp quan trọng làm cho hoật động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn đó là cần hoàn thiện hơn nữa công tác thống kê trong công ty. Có thể lập ra một phòng thống kê độc lập hoặc một tổ phụ trách công tác thống kê mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty: việc thống kê tình hình bán hàng, nhập hàng, thống kê vốn và tình hình sử dụng vốn, thống kê mức trang bị vốn… đây là những nghiệp vụ thống kê hết sức cần thiết đóng góp tới thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Với tính cấp thiết của công tác thống kê trong doanh nghiệp đòi hỏi công ty cần phải quan tâm đúng mức và chú trọng để đảm bảo công tác thống kê doanh nghiệp có thể phát huy hết vai trò vốn có của mình.

Một phần của tài liệu 275 phân tích và dự báo thống kê doanh thu tại công ty TNHH sơn hải (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w