Đặc tính sinh học của Orius sauteriPoppius

Một phần của tài liệu Khả năng tiêu thụ vật mồi (bọ trĩ thrips palmi karny) và một số chỉ tiêu tăng trưởng quân thể của bọ xít bắt mồi orius sauteri poppius trong điều kiện nuôi nhân tạo (Trang 28)

Cả sâu non và trưởng thành của Orius sauteri Poppius đều hoạt động rất linh hoạt, rất sợ ánh nắng trực xạ và thích ăn mồi ở các lá bánh tẻ đến lá ngọn của cây. Do đó trong điều kiện nuôi trên môi trường hạt đậu trắng bọ xít orius sauteri Poppius thường chui vào giữa hai mảnh của hạt đậu trắng, cũng chínhđiều kiện này đã giúp Orius sauteri Poppius dễ dàng bắt gặp vật mồi

Thrips palmi Karny trên hạt đậu trắng, vì khi nhân nuôi Thrips palmi Karny trên hạt đậu trắng nảy mầm dài 1- 2cm Thrips palmi Karny tập trung sống giữa hai mảnh hạt đậu và mầm hạt. Khi gặp vật mồi chúng dùng chân trước giữ lấy con mồi, dùng vòi chích xuyên qua da của cơ thể vật mồi (thường chích vào phần bụng của cơ thể Thrips palmi Karny) để hút dịch cho đến khi con mồi chỉ còn xác khô. Theo http://www.predator_bulletins.htmtrong điều kiện bóng tối sau 12,5- 14h liên tục bọ xít Orius sauteri Poppius sẽ đi vào trạng thái Diapause và khi đưa ra sáng chúng lại tiếp tục hoạt động bình thường. Bọ xít Orius sauteri Poppius rất thích ăn bọ trĩ Thrips palmi Karny và nhện đỏ hại dưa chuột nhưng trong điều kiện thiếu thức ăn chúng có thể ăn cả

22

rầy xanh, bọ phấn, rệp muội, sâu non bộ cánh vẩy, sâu non ruồi đục lá. Bọ xít trưởng thành sau khi giao phối tiến hành đẻ trứng vào phần mầm hạt đậu trắng, tập trung ở gốc mầm thường theo hàng, rải rác ở phía trên mầm và đôi khi trứng được đẻ ở hai mảnh hạt đậu trắng, một đầu trứng cắm vào mầm hạt đậu, một đầu lồi ra ngoài có nắp trứng lộ rõ. Trên mỗi hạt đậu trắng có thể có từ 1- 14 trứng và trên giá thể hạt đậu trắng nảy mầm dài 1- 2cm với ưu điểm có thể để được 8-14 ngày thì tỉ lệ trứng nở và khả năng sống của Orius sauteri

Popius là rất cao. So sánh với giá thể đẻ trứng là lá đậu trạch: Khả năng đẻ trứng trên hạt đậu trắng là tương đương, lá đậu trạch chỉ để được 7 ngày, sau đó lá bị thối hỏng điều này sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nở của trứng cũng như khả năng sống sót của sâu non bọ xít, đặc biệt là sâu non bọ xít tuổi 1khi mới nở con yếu ớt. Tuy nhiên với giá thể đẻ trứng là lá đậu trạch sẽ đơn giản hơn, rẻ tiền hơn khi nhân nuôi bọ xít Orius sauteri Poppius bằng Thrip palmi Karny sống trên hạt đậu trắng nảy mầm. Nhưng để tiến hành nhân nuôi Orius sauteri

Poppius trên quy mô công nghiệp thì việc nhân nuôi bọ xít bắt mồi trên giá thể hạt đậu trắng nảy mầm là có ưu điểm nhiều hơn cả: Giá thể thích hợp cho

Orius sauteri Poppius đẻ trứng, sức sống của sâu non bọ xít là cao, có khả năng nhân nuôi Thrips palmi Karny cao trên hạt đậu trắng nảy mầm.

3.4.2.3. Khả năng tiêu thụ vật mồi sâu non Thrips Palmi Karny của các pha phát dục bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius

Theo kết quả nghiên cứu của Nagai 1990, cho biết 1 trưởng thành Orius sauteri P. ăn trung bình hết 26 con sâu non Thrips Palmi Karny trong 1 ngày. Theo Hà Quang Hùng và ctv (2002), khă năng ăn của trưởng thành Orius sauteri P. trung bình là 35,01±2,24 con sâu non bọ trĩ Thrips Palmi Karny trong một ngày trên môi trường lá đậu trạch. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên môi trường hạt đậu trắng nảy mầm dài 1-2cm là khá gần với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trên môi trường nghiên cứu khác nhau.

23

Bảng 3.1: Khả năng tiêu thụ vật mồi sâu non Thrips Palmi Karny của các pha phát dục bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius trên hạt đậu trắng nảy

mầm Pha phát dục Số lƣợng

vật mồi theo dõi (con)

Khả năng tiêu thụ vật mồi Cao nhất (con) Thấp nhất (con) TB±Se (con/ngày) Bọ xít non tuổi 1 40 1 4 2,58 ± 0,17 Bọ xít non tuổi 2 40 3 9 6,03 ± 0,32 Bọ xít non tuổi 3 40 5 12 9,39 ± 0,35 Bọ xít non tuổi 4 40 8 15 12,10 ± 0,35 Bọ xít non tuổi 5 40 12 23 18,97 ± 0,55 Bọ xít trƣởng thành cái 40 15 26 21,26 ± 0,70 Bọ xít trƣởng thành đực 40 13 24 19,68 ± 0,62

Ghi chú: Nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm

Qua bảng 3.1 cho thấy khi nuôi Orius sauteri Poppius ở điều kiện nhiệt độ phòng bằng vật mồi sâu non bọ trĩ Thrips Palmi Karny nhân trên môi trường hạt đậu trắng cho thấy: Sâu non tuổi 1 mới nở chúng có thể bò sang các hạt đậu khác, sức ăn trung bình là 2,58±0,17 con/ ngày và có thể ăn sang từ 1-4 con/ngày, sau đó tăng dần. Cụ thể đến sâu non tuổi 2 ăn trung bình 6,03±0,32 con/ngày, sâu non tuổi 3 ăn trung bình 9,39±0,35 con/ngày, sâu non tuổi 4 là 12,10 ± 0,35 con/ngày và sâu non tuổi 5 là 18,97 ± 0,55 con/ngày.

Như vậy trong cả đời Orius sauteri Poppius khả năng tiêu thụ vật mồi

Thrips Palmi Karny là rất lớn. Chứng tỏ rằng Orius sauteri Poppius có khả năng khống chế được số lượng bọ trĩ Thrips Palmi Karny .

Tuy nhiên ở các mật độ sâu non bọ trĩ khác nhau thì sức ăn của Orius sauteri Poppius là khác nhau.

24

3.4.2.3. Khả năng đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng của loài bọ xít bắt mồi

Orius sauteri Poppius bằng vật mồi Thrips Palmi Karny trên môi trƣờng hạt đậu trắng

Từ bảng 3.2 cho thấy thời gian đẻ trứng của Orius sauteri Poppius kéo dài từ 10- 12 ngày, trung bình 1 con cái đẻ 3,45 ± 0,93 quả/ngày. Số trứng được đẻ tập trung vào ngày thứ 7, thứ 8 và ngày thứ 9 trong suốt thời gian đẻ trứng của chúng. Trung bình mỗi con cái có thể đẻ 41,30± 1,49 quả/con. Như vậy trong quá trình nhân nuôi Orius sauteri Poppius trong phòng thí nghiệm ta cần chú ý bổ sung nhiều thức ăn chocon trưởng thành Orius sauteri Popius đặc biệt sau tiền để trứng 3 ngày, chuẩn bị giá thể tốt cho trưởng thành đẻ trứng để thu được lượng lớn trứng và đảm bảo tỷ lệ nở trứng cao.

25

Bảng 3.2 Nhịp điệu đẻ trứng của Orius sauteri Poppius nuôi bằng thức ăn Thrips Palmi Karny sống trên hạt đậu trắng nảy mầm

Ghi chú: Theo dõi trong điều kiện nhiệt độ phòng

Hình 3.1: Nhịp điệu đẻ trứng của Orius sauteri Poppius

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Số trứng Số cá thể bọ xít theo dõi

Nhịp điệu đẻ trứng của Orius sauteri Popius (quả/ngày) Qủa/ ngày TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

20 0 0 1 1,8 3,8 4,6 8,3 8,4 6,4 4,05 2,0 0,85 0,65 0,4 0 3,49±0,97

TB

26

Như vậy, khả năng đẻ trứng của bọ xít Orius sauteri Poppius bắt bầu từ ngày thứ 3 và tăng đần. Đạt tỉ lệ trứng cao nhất vào ngày thứ 7, 8 rồi sau đó giảm dần và ngừng đẻ vào ngày thứ 15.

3.4.2.4 .Tỉ lệ trứng nở của bọ xít Orius sauteri Poppius

Bảng 3.3 Tỉ lệ trứng nở của bọ xít Orius sauteri Poppius Lần TN Số lƣợng trứng

theo dõi (quả)

Số lƣợng trứng nở(quả) Tỷ lệ nở (%) 1 33 22 66,67 2 67 57 85,07 3 30 23 75,06

Ghi chú: Trong điều kiện nhiệt độ phòng

Qua bảng 3.4 cho thấy ở các lần thí nghiệm khác nhau thì tỷ lệ nở của trứng Orius sauteri Popius là khác nhau. Tỉ lệ nở của trứng Orius sauteri

Poppius trung bình từ 66,67% đến 85,07 %.

Như vậy trên môi trường hạt đậu trắng nảy mầm dài 1 - 2 cm trong điều kiện nuôi ở phòng thí nghiệm ở thí nghiệm khác nhau tỷ lệ nở của trứng Orius sauteri Poppius là rất cao

3.4.2.5. Tỉ lệ sống sót của sâu non bọ xít Orius sauteri Popius bằng vật mồi bọ trĩ trên hạt đậu trắng nảy mầm dài 1- 2 cm.

Trong điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nhân nuôi bọ xít non (tuổi 1, tuổi 2) Orius sauteri Poppius bằng vật mồi bọ trĩ Thrip palmi Karny trên môi trường hạt đậu trắng để đánh giá khả năng sống sót của sâu non bọ xít. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4

27

Bảng 3.4: Tỉ lệ sống sót của sâu non bọ xít Orius sauteri Popius bằng vật mồi bọ trĩ trên hạt đậu trắng nảy mầm dài 1- 2 cm.

Lần TN

Tuổi theo dõi Số lƣợng theo dõi (con) Số lƣợng còn sống (con) Tỉ lệ sống (%) 1 Bọ xít non tuổi 1 40 34 85 Bọ xít non tuổi 2 40 36 90 2 Bọ xít non tuổi 1 40 37 92,5 Bọ xít non tuổi 2 40 39 97,5 3 Bọ xít non tuổi 1 40 37 92,5 Bọ xít non tuổi 2 40 35 95

Ghi chú: Điều kiện nhiệt độ phòng

Qua bảng 3.4 cho thấy khả năng sống của sâu non tuổi 1, tuổi 2 là rất cao trong cả 3 điều kiện nhiệt độ khác nhau. Cụ thể: ở lần thí nghiệm thứ 1 khả năng sống của bọ xít non tuổi 1 là 85%, của bọ trĩ non tuổi 2 là 90%; ở nhiệt lần thí nghiệm thứ 2 khả năng sống của bọ xít non tuổi 1 là 92,5%, của bọ xít non tuổi 2 là 97,5%; còn ở lần thí nghiệm thứ 3 khả năng sống của bọ xít non tuổi 1 là 92,5% và của bọ xít non tuổi 2 là 95%.

Như vậy khi nuôi bọ xít Orius sauteri Poppius bằng vật mồi bọ trĩ

Thrips palmi Karny trên môi trường hạt đậut rắng nảy mầm dài 1 - 2 cm thì khả năng sống của bọ xít là rất lớn. Điều này có ý nghĩa cho quá trình nhân nuôi hàng loạt Orius sauteri Poppius trên môi trường hạt đậu trắng, đặc biệt là khả năng bảo quản chúng thả ra đồng .

28

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

- Trong cả đời Orius sauteri Poppius khả năng tiêu thụ vật mồi Thrips palmi Karny là rất lớn. Trung bình một bọ xít cái tiêu thụ 21,26±0,70 , bọ xít đực tiêu thụ 19,68±0,62. Chứng tỏ rằng Orius sauteri Poppius có khả năng khống chế được số lượng bọ trĩ Thrips palmi Karny.

- Khả năng đẻ trứng của bọ xít Orius sauteri Poppius bắt bầu từ ngày thứ 3 và tăng đần. Đạt tỉ lệ trứng cao nhất vào ngày thứ 7,8 trung bình là 8,1-8,25 quả/ ngày, rồi sau đó giảm dần và ngừng đẻ vào ngày thứ 15.

- Trên môi trường hạt đậu trắng nảy mầm dài 1 - 2 cm trong điều kiện nuôi ở phòng thí nghiệm ở thí nghiệm khác nhau tỷ lệ nở của trứng Orius sauteri Popius là rất cao, trung bình từ 66,67% đến 85,07 %.

- Khi nuôi bọ xít Orius sauteri Poppius bằng vật mồi bọ trĩ Thrips palmi

Karny trên môi trường hạt đậu trắng nảy mầm dài 1 - 2 cmthì khả năng sống của bọ xít là rất lớn, có thể đạt tới 97,5%.

4.2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu quy trình nhân nuôi hàng loạt Orius sauteri

Poppiusđể có thể tiến hành sản xuất trên quy mô công nghiệp.

- Tuyên truyền với người nông dân về việc sử dụng các loài thiên địch để bảo vệ mùa màng. Đặc biệt là đưa loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius vào thực tế đồng ruộng.

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nƣớc

1. Trần Thị Thiên An (1999), “Một số nghiên cứu về sâu hại trên dưa hấu tại Cà Mau”. Tạp chí khoa học kĩ thuật, số 9 tháng 3,1991

2. Hà Quang Hùng (1998). “Quản lý dịch hại tổng hợp IPM” Nxb – NN. 3. Hà Quang Hùng (2006). Dùng “thiên địch” thay thuốc trừ sâu. Báo khoa

học ngày 02/07/2006.

4. Hà Quang Hùng, Bùi Thanh Hương (2002), Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh vật học của bọ xít bắt mồi Orius sauteri Popiuskhi nuôi trên vật mồi là bọ trĩ T. palmi K. và trứng ngài gạo Coayra cephatonic. NXB Hà Nội. 5. Hà Quang Hùng, Yorn Try, “Bọ xít bắt mồi bọ trĩ Thrips palmi K. trên

đậu rau ở Gia Lâm – Hà Nội vụ Xuân Hè 2004”.Báo cao hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 5. Nxb – NN.

6. Hà Quang Hùng, Yorn Try, Hà Thanh Hương. “Bọ trĩ hại cây trồng và biên pháp phòng trừ”, Nxb – NN- Hà Nội.

7. Trần Văn Lợi (2001), “Nghiên cứu tình hình gây hại, đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ Thrips palmi K. hại khoai tây vụ Đông Xuân năm 2000- 2001 tại tỉnh Bắc Ninh”. Luận án thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp trường ĐHNNI – Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Thắng (2003). “Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An”.

9. Hà Anh Tuấn (2002), “Bước đầu nghiên cứu bọ trĩ hại bông và một số biện pháp phòng trừ tại Ninh Thuận”. Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam.

30

10. Bùi Thị Tình, Trần Thế Lam, Hoàng Kim Oanh (2003), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của bọ xít nhỏ ăn thịt Orius sp. trên bông tại Nha Hố.

Tạp chí BVTV số 4,

11.Nguyễn Văn Vịnh (2005), Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và đặc điểm sinh vật học bọ xít đen bắt mồi Orius sauteri Popius của sâu hại chính trên đậu rau vụ xuân hè 2005 tại Thường Tín – Hà Tây. Luận án thạc sỹ nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Phạm Thị Vượng (1998), “Nghiên cứu cơ sở khoa học phòng trừ bọ trĩ, rầy xanh hại lạc ở miền Bắc Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

13. Yorn Try (2003), “Bọ trĩThrips palmi K. hại đậu rau và thiên địch của chúng tại Gia Lâm- Hà Nội vụ Xuân Hè 2003”. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ĐHNNI- Hà Nội

Tài liệu nƣớc ngoài

14.Bournier, J. P (1985), “About the distribution of noxious Thrip palmi K., structure, genetics and taxonomy of Aphids and Thysanoptera”, Proceeding of international symposia, smolesie, Czechoslovakia, September, pp418 - 423

15. CABI (England) (1998), “Module 1 for plan protection – selected texd or Thrips palmi K. – 1925”.

16. Cermell, M; Montagne, A, (1993), “Present situation of Thrips palmi K. in Venezuela – Menefio intergradode plagas”, pp 22 – 23.

17. Graham Young and Lanni Zhang (1998), “Control of the melon Thrips palmi K.”. Agnote. Northern territory of Australia. No 753 Vol 145.

31

18.Hirose,Y, Kajia H, M: Okaima, S; Napometh,B;and their effectiveness in the native habitat, Thailan “Biological control”1- 5 (1993)

19.Inoe et.al, (2001), “Studies on the harmful effects and composition of natural enemies of Thrips palmi Karny”.

20.Jeffrey. Y. Honda,b Yoshitasks Nakashima and Yorshimi Hirose (1998),

Development, reproduction and longevity of Orrius minitus and O. sauteri when reared on Ephestia Kueniella eggs. Appl – Entomol. 2001, pp 449 – 453.

21. Kawai, A, (1990), “Life cycle and population dynamics of Thrips palmi K.”.- JARQ, - Japan- Agricultural- Research- Quarterly.pp 282 – 288. 22. Lipa, JJ, (1999) “Analysis of rick caused Thrips palmi K. to glasshouse

plant in England – conclusions for Poland” ochorna Roslin Instytus ochorony roslin Wpoznaniu, Poland.

23. Mark S. Hoddle (2002), “The biology and management of the Avocado Thrips, Scrithothrips perseae Nakahara (Thysanoptera; Thripidae) Department of Entomology”, University of California, Riverside, CA . 24. Morshita, -M; Azuma, -K, (1989), “Seasonal fluctuation of Thrips palmi

K. (Thysanoptera; Thripidae) on egg plant in vinyl – house and fields” –

Kasai – byochugai – Kenkeyukridae.

25. Nagai, K; Yano, 1999. “Effect of temperature on the Developmental and reproduction ofThrips palmiK. (Thysanoptera, Thripidae) – Appilived Entomology and zoology”

26.NaigaiK (1989)Developmental duration of orius sp. (hemiptera, Anthocoridae) reach on Thrips palmi K – Japanes. Journal of applived Entomology and zoology, pp260 - 262

27.Tomosu Murai, Yutaka Narai, Naoto Panzzi (2001), Utization of gernitatesd broad been seeds as an ovipossition substrate in mas rearing

32

of the predatory bug, O. sauteri (heterooptera, Anthocoridae). Tokyo University of agriculture.

28.Tomosu Murai, 2005. “Mass production for Thrips and their natural enemis on alternative food. ISSAAS”. Develpoment of New Bio – Agents for Alternative Farming Systems, Academic Flontier Research center, Tokyo University of Agriculture 3/2006.

29.Wang and Y.I chu (1986), “Components of natural enemies of Thrips palmi Karny ”.

30.Wang C. L (1994). “The predceorus capocity of two natural enemies of Thrips palmi K., Campylomia chinesis Schuh and O. Sauteri”, plant Pro. Ball, pp 141 – 154.

31.Yano, E. (1998), “Recent advance in the stydy of biocontrol with indigenous natural enemies in Japan, Intergrater control in glasshouse”

Proceeding of the meeting a Brest, France, pp 294.

32.Yasunga and Miyatomo (1993), Three anthocorid species (hemiptera Anthocoridae). Predator of Thrips palmi K. in egg plant gardent in Thailan, Appl – Entomol. Zool,pp 227 – 232.

Một phần của tài liệu Khả năng tiêu thụ vật mồi (bọ trĩ thrips palmi karny) và một số chỉ tiêu tăng trưởng quân thể của bọ xít bắt mồi orius sauteri poppius trong điều kiện nuôi nhân tạo (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)