Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT kim anh sóc sơn hà nội (Trang 34)

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

- Trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội.

2.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu

- Chủ thể: Các bài tập phát triển sức nhanh nâng cao thành tích trong chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội.

- Khách thể: Nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDTC VÀ VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH TRONG CHẠY 100M CỦA NỮ ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƢỜNG THPT KIM ANH - SÓC SƠN - HÀ NỘI

3.1.1. Thực trạng công tác GDTC trƣờng THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội.

Kể từ ngày thành lập đến nay trường có rất nhiều thành tích về tất cả các hoạt động như văn hóa, văn nghệ, TDTT.

Công tác GDTC trong nhà trường với mục đích rèn luyện cho các em sức khỏe và giải trí sau những giờ học mệt mỏi. GDTC đã được quan tâm xây dựng nhà thể chất và câu lạc bộ cho các em.

Nhà trường giảng dạy và đào tạo học sinh THPT theo chương trình của bộ GD-ĐT.

Giảng dạy và hoàn thành môn học GDTC cho học sinh trong toàn trường theo đúng quy định của bộ GD-ĐT.

Tổ chức và phát triển phong trào hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh.

Tuyển chọn và phát hiện những em có năng khiếu về thể thao thành lập đội tuyển tham gia các hoạt động thi đấu của địa phương và ban ngành tổ chức.

Môn học GDTC trong nhà trường đã được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và theo đúng kế hoạch của nhà trường. Tuy nhiên trong thực tế môn học GDTC mới chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ yêu cầu của công tác GDTC cho học sinh. Để đáp ứng được nhu cầu hiện nay và xứng đáng là một trường trọng điểm thì công tác GDTC trong nhà trường cần phải đầu tư và đổi mới để lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia tập luyện, chuẩn bị sức khỏe tốt, để sẵn sàng phục vụ cho lao động và bảo vệ tổ quốc.

3.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trƣờng THPT Kim Anh - Sóc Sơn -Hà Nội.

Trong quá trình xây dựng và phát triển trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội đội ngũ giáo viên TDTT đã không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội

Tổng số

giáo viên Giáo viên nữ Giáo viên nam

Tuổi đời >30 <30

5 3 2 1 4

60% 40% 20% 80%

Có tổng 5 giáo viên TDTT gồm 3 nữ và 2 nam. Trong đó, có 1 giáo viên có độ tuổi trên 30 tuổi và 4 giáo viên có độ tuổi dưới 30 tuổi và đều có trình độ đại học được đào tạo ở nhiều trường khác nhau trên toàn quốc. Được trang bị những kiến thức về lí luận và thực hiện về TDTT, năng động, sáng tạo đã góp phần to lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ GDTC trong nhà trường.

3.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC

Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và huấn luyện GDTC mặc dù đã được nhà trường quan tâm nâng cấp trang thiết bị song vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng, đường chạy không đủ kích thước và số lượng. Vì vậy, chưa đảm bảo tốt cho việc học tập nội khóa và ngoại khóa của học sinh.Đặc biệt đối với học sinh trong đội tuyển và câu lạc bộ thì yêu cầu về sân bãi phục vụ cho tập luyện là rất cần thiết. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại ngoài việc tiếp tục đề nghị nhà trường quan tâm về sân bãi, dụng cụ thì việc khắc phục

bằng cách lựa chọn phương pháp huấn luyện phù hợp với điều kiện thực tế là việc hết sức cần thiết. Điều đó thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC

STT Sân bãi, dụng cụ Số lƣợng Chất lƣợng

1 Sân đá cầu 1 Trung bình

2 Sân cầu long 1 Trung bình

3 Sân bóng chuyền 2 Trung bình

5 Sân bóng đá 1 Trung bình

6 Sân điền kinh 1 Trung bình

3.1.4. Đánh giá thực trạng s dụng bài tập phát triển sức nhanh của nữ đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội

Qua những kết quả điều tra về thực trạng huấn luyện sức nhanh cho nữ VĐV chạy 100m của đội tuyển điền kinh trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội chúng tôi xác định được nhóm bài tập mà các HLV thường sử dụng phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy 100m là những bài tập được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Bài tập phát triển sức nhanh trong chạy 100m đang được trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội áp dụng

STT Bài tập Hƣớng tác động của bài tập Phƣơng pháp tập luyện Khối lƣợng vận động Cƣờng độ vận động 1 Gánh tạ đứng lên,ngồi xuống Tăng sức mạnh của cơ chân Lặp lại với quãng nghỉ đầy đủ 10 lần x 2 tổ 80-90%

thu chân mạnh của cơ đùi quãng nghỉ ngắn tổ 3 Gánh tạ chạy 20m Tăng sức mạnh của chân Lặp lại với quãng nghỉ ngắn 20m x 3 tổ 70 - 80% 4 Chạy 50m XPC x 5 lần Phát triển sức nhanh Lặp lại với quãng nghỉ đầy đủ 50m x 5lần 60 - 85 % 5 Chạy 100m xuất phát thấp Phát triển sức nhanh Lặp lại với quãng nghỉ đầy đủ 3 lần 80 - 85%

Qua bảng 3.3 cho thấy: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy việc trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội sử dụng 2 buổi huấn luyện sức nhanh trong 1 tuần, mỗi buổi có thời lượng là 30 phút, thời gian tập như vậy cò ít so với hướng huấn luyện hiện nay. Bài tập sử dụng còn ít, chưa phong phú và toàn diện. Từ đó đề tài đi sâu nghiên cứu bài tập phát triển sức nhanh hiệu quả để nâng cao thành tích chạy 100m và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí nữ VĐV lứa tuổi 16 - 17.

3.1.5. Thành tích thi đấu của nữ đội tuyển Điền kinh trƣờng THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội trong những năm gần đây

Qua kết quả điều tra, trong những năm qua nữ đội tuyển Điền kinh trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng kể như: giải 3 Hội khỏe Phù Đổng, giải 3 Các trường quanh khu vực Sóc Sơn - Hà Nội,…..

3.2. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH TRONG CHẠY 100M CHO NỮ ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƢỜNG THPT KIM ANH - SÓC SƠN -HÀ NỘI 3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội

Trên cơ sở tổng hợp những cơ sở lí luận sức nhanh cũng như thực trạng năng lực của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi xác định khi lựa chọn bài tập cần phải dựa vào những căn cứ sau:

- Các bài tập được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện.

- Các bài tập được sử dụng một cách thích hợp để phát triển thành tích, kĩ thuật động tác phải phù hợp với các yêu cầu của cấu trúc bài tập, khả năng chịu đựng lượng vận động phải được nâng cao một cách liên tục. Thể lực phải phải được phát triển một cách nhanh chóng, tối ưu qua quá trình phục hồi nhanh.

- Bài tập cần được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lí, trình độ thể lực cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện của đối tượng tập luyện.

3.2.1.1. Phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội

Với mục đích đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan bài tập đã hệ thống, chúng tôi tiến hành phỏng vấn giáo viên, huấn luyện viên có trình độ thâm niên công tác ở trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội và các trường lân cận như trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội, trường THPT Mê Linh - Hà Nội về các bài tập mà chúng tôi đưa ra (n=20). Trong đó, chúng tôi quy

định mức điểm như sau: rất quan trọng là 3 điểm, quan trọng là 2 điểm, không quan trọng là 1 điểm. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh (n=20).

TT Nội dung các bài tập

Kết quả phỏng vấn Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tổng điểm % N Đ N Đ N Đ

1 Bật cao thu chân liên tục trên

hố cát(lần) 17 51 1 2 2 2 55 85

2 Đạp sau 30m x 3 lần(lần) 10 30 7 14 3 3 47 50

3 Bật xa tại chỗ(cm)

16 48 3 6 1 1 55 80

4 Bật cóc(lần) 16 48 3 6 1 1 55 80

5 Đứng lên ngồi xuống(lần) 15 45 2 4 2 2 52 75

6 Nâng cao đùi(lần) 16 48 2 4 2 2 54 80 7 Chạy tốc độ cao 30m(s) 18 54 1 2 1 1 57 90 8 Chạy xuất phát thấp 60m(s) 17 51 2 4 1 1 55 85 9 Chạy 100m xuất phát cao(s) 16 48 3 6 1 1 55 80

10 Chạy xuất 100m xuất phát

thấp(s) 19 57 1 2 0 0 59 95

11 Gánh tạ chạy 20m(lần) 13 39 5 10 2 2 51 65

13 Thực hiện các bài tập phản

xạ 2 phút 17 51 1 2 2 2 55 85

14 Chạy lên dốc 30m x 2 lần x 1

tổ(lần) 13 26 5 10 2 2 48 65

Trên cơ sở kết quả phỏng vấn thu được ở bảng 3.4 và nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau, cũng như ý kiến của các chuyên gia chúng tôi lựa chọn được hệ thống các bài tập phát triển sức nhanh cho nữ đội tuyển trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội với đa số phiếu tán thành với tỷ lệ trên 80% cụ thể như sau:

1. Bài tập 1: Bật cao thu chân liên tục trên hố cát. 2. Bài tập 3: Bật xa tại chỗ.

3. Bài tập 4: Bật cóc. 4. Bài tập 6: Nâng cao đùi.

5. Bài tập 7: Chạy tốc độ cao 30m. 6. Bài tập 8: Chạy xuất phát thấp 60m. 7. Bài tập 9: Chạy 100m xuất phát cao. 8. Bài tập 10: Chạy 100m xuất phát thấp.

9. Bài tập 13: Thực hiện các bài tập phản xạ 2 phút.

Sau khi lựa chọn được hệ thống các bài tập phát triển sức nhanh trong chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm.

3.2.1.2. Lựa chọn test đánh giá năng lực sức nhanh trong chạy 100m

Để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức nhanh cho nữ đội tuyển trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội, chúng tôi đã nghiên cứu, lựa chọn các test kiểm ta và lấy đó làm cơ sở để đưa ra và lựa chọn bài tập thực nghiệm. Các test đó phải phù hợp với đối tượng, mang tính toàn diện và đảm bảo độ tin cậy. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn giáo viên,

huấn luyện viên có trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức nhanh chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh (n=20)

S T T

Nội dung các bài tập

Kết quả phỏng vấn Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tổng điểm % N Đ N Đ N Đ

1 Đứng lên ngồi xuống(lần) 15 45 3 6 2 2 53 75

2 Bật cao thu chân liên tục

trên hố cát(lần) 13 39 5 10 2 2 51 65

3 Bật xa tại chỗ(cm) 14 42 3 6 3 3 51 70

4 Nâng cao đùi(lần) 15 45 2 4 3 3 52 75

5 Chạy tốc độ cao 30m(s) 18 54 1 2 1 1 57 90 6 Chạy xuất phát thấp

60m(s) 17 51 1 2 2 2 55 85

7 Chạy 100m xuất phát cao(s) 16 48 2 4 2 2 54 80

8 Chạy 100m xuất phát

thấp(s) 19 57 1 2 0 0 59 95

9 Thực hiện các bài tập phản

xạ 2 phút 14 42 4 8 2 2 52 60

Dựa vào kết quả phỏng vấn trên, chúng tôi đã lựa chọn được các test có tỷ lệ từ 85% trở lên để sử dụng trong quá trình thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong chạy 100m cho nữ đội tuyển trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội. Cụ thể là:

Chạy 30m tốc độ cao (s): Đánh giá tốc độ tối đa.

Chạy 60m xuất phát thấp (s): Đánh giá khả năng tốc độ và duy trì tốc độ. Chạy 100m xuất phát thấp (s): Đánh giá tổng hợp.

3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội

3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm

Với mục đích xác định hiệu quả bài tập đã chọn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 16 học sinh, được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm A: là nhóm đối chứng, gồm 8 học sinh. - Nhóm B: là nhóm thực nghiệm, gồm 8 học sinh.

Trong quá trình thực nghiệm cả 2 nhóm đều thực nghiệm với thời gian như nhau, điều kiện sân bãi, dụng cụ như nhau. Trong đó:

Nhóm A (đối chứng): Được phát triển sức nhanh bằng các bài tập mà trường vẫn áp dụng từ trước tới nay.

Nhóm B (thực nghiệm): Áp dụng các bài tập chúng tôi lựa chọn (như đã nêu trên) với thời gian 90 phút/1 buổi tập, 1 tuần 3 buổi trong thời gian 6 tuần.

3.2.2.1.Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm: nhóm A (đối chứng) và nhóm B (thực nghiệm) thông qua các test đã nêu ở trên để tổ chức thực nghiệm. Qua thu thập và xử lí số liệu cho chúng tôi kết quả như bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả các test kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm

( = =8) Test Nhóm Chỉ số 30m tốc độ cao(s) 60m XPT(s) 100m XPT (s) TN ĐC TN ĐC TN ĐC X 4,48 4,65 9,4 9,55 14,56 14,85 0,0155 0,003 0,004 0,006 0,012 0,009

2,06 2,07 1,93 2.145

P >0,05

Kết quả kiểm tra ban đầu chúng tôi thu thập được các số liệu và xử lí theo phương pháp toán học thống kê. Kết quả cụ thể thành thích chạy 30m TĐC của nhóm đối chứng là 4,65, của nhóm thực nghiệm là 4,48, với tính= 2,07<tbảng=2,145. Tương tự ta thấy thành tích trung bình ở tất cả các test như sau: XPT 60mvà chạy 100m của hai nhóm trước thực nghiệm và đều không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P>0.05. Như vậy, chúng ta khẳng định trước thực nghiệm trình độ thể lực của cả hai nhóm là tương đương nhau về trình độ sức mạnh thể hiệnttính<tbảngở ngưỡng xác xuất P>0,05.

3.2.2.3. Xây dựng tiến trình thực nghiệm

Sau khi có kết quả kiểm tra ban đầu, chúng tôi tiến hành đưa vào thực nghiệm các bài tập phát triển thể lực chuyên môn mà chúng tôi đã lựa chọn với thời gian 6 tuần. Tiến trình được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tiến trình thực nghiệm

Số TT

Tuần Buổi Nội dung bài tập

I II III IV V VI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

1 Bật cao liên tục trên hố cát

K IỂ MT R A BA N Đ Ầ U + + + + + + + K IỂ MT R A K Ế T T H Ú C 2 Bật xa tại chỗ + + + + + + + 3 Bật cóc + + + +

4 Nâng cao đùi + + + + +

5 Chạy TĐC 30m + + + + + + +

6 Chạy 60m XPT + + + + + +

7 Chạy 100m XPC + + + + + +

8 Chạy 100m XPT + + + + + + + +

3.2.2.4. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau quá trình tiến hành 6 tuần thực nghiệm chúng tôi lại tiến hành kiểm

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT kim anh sóc sơn hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)