Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước[4,5,6]

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu về thành phần hóa học của một số loại tinh dầu (Trang 28)

d. Đề nghị và điểm:

I.4.3Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước[4,5,6]

I.4.3.1 Phương pháp cổ điển

Nguyên liệu được cho vào nồi cất. Sau đó, cho chạy qua nguyên liệu một luồng hơi nước, hoặc cho nước trực tiếp vào nguyên liệu rồi đun sôi. Hơi nước và hơi tinh dầu được kéo sang bình làm lạnh, đọng lại thành chất lỏng, chỉ một phần rất nhỏ tinh dầu tan trong nước. Tiếp theo dùng một bình riêng gọi là florentin để gạn lấy tinh dầu. Phần tinh dầu thu được có lẫn nước sẽ được chiết lại với diethyl ether, sau đó làm khan nước bằng N2SO4 khan. Cô quay đuổi dung môi ta thu được tinh dầu cần lấy. Phương pháp này tương đối kinh tế hơn, ít tốn công, hiệu suất thu hồi tinh dầu cao. Nhưng tinh dầu có mùi không tự nhiên và không thể áp dụng cho những loại tinh dầu dễ bị biến tính bởi nhiệt độ.

I.4.3.2 Phương pháp ly trích kết hợp vi sóng[4,6]

Một số phân tử, trong đó có nước, phân chia điện tích trong phân tử một cách bất đối xứng. Do đó, khi đặt trong điện trường một chiều, các phân tử này chuyển động như những lưỡng cực định hướng theo chiều của điện trường. Nếu là điện trường xoay chiều, thì sự định hướng của các lưỡng cực sẽ thay đổi theo chiều của điện trường đó.

Phân tử nước có độ phân cực lớn, nên nước là một chất rất lý tưởng để đun nóng bằng vi sóng. Vi sóng được áp dụng trong hóa học chủ yếu là khai thác hiện tượng làm nóng lên của vật chất. Những phân tử này có lưỡng cực định hướng theo chiều của từ trường, nên điện xoay chiều có tần số cao sẽ gây một xáo động rất lớn lên các phân tử trên khiến chúng bị ma sát mạnh, đây chính là sự nóng lên của vật chất.

Tóm lại: vi sóng cung cấp một phương pháp duy nhất về sự đun nóng không dùng sự truyền nhiệt bình thường, tức là sức nóng đi từ bề mặt của vật chất vào bên trong, làm nóng vật chất từ bên trong nó. Sự đun nóng này rất hiệu quả, thời gian nhanh và đặc biệt bảo vệ được các hợp chất dễ bị phân hủy nhiệt.

Ứng dụng của vi sóng vào ly trích tinh dầu thực vật

Dưới tác dụng của vi sóng, nước trong các tế bào thực vật bị nóng lên, áp suất bên trong tăng đột ngột làm các mô chứa tinh dầu bị vỡ ra.

Tinh dầu thoát ra bên ngoài, lôi cuốn theo hơi nước sang hệ thống ngưng tụ (phương pháp chưng cất hơi nước) hoặc hòa tan vào dung môi hữu cơ đang bao phủ bên ngoài nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu về thành phần hóa học của một số loại tinh dầu (Trang 28)