Đàm phán dịch vụ Web

Một phần của tài liệu Xây dựng khung đàm phán chất lượng dịch vụ cho dịch vụ web (Trang 28)

Đàm phán là sự tương tác giữa các bên trong một nỗ lực đạt được một số thỏa thuận về một khía cạnh cụ thể. Một quá trình đám phán có thể gồm một hoặc nhiều vòng đàm phán. Trong mỗi vòng đàm phán, bên khởi tạo (initiator) gửi một đề nghị tới bên khác. Nếu đề nghị này được chấp nhận thì vòng đàm phán này kết thúc và quá trình đàm phán chỉ cần thực hiện một vòng đàm phán. Ngược lại, đề nghị này không được chấp nhận thì bên khởi tạo (initiator) gửi một đề nghị mới cho các bên đàm phán và quá trình đàm phán phải thực hiện một vòng đàm phán mới. Quá trình đàm phán được kết thúc khi các bên đạt được một sự thỏa thuận về một khía cạnh cụ thể [11].

Các cuộc đàm phán của các bên có thể là song phương hoặc đa phương. Các bên giao tiếp với nhau bằng sử dụng các giao thức đàm phán cho đến khi đạt được sự thỏa thuận với nhau. Trong đàm phán được chia làm hai loại. Loại đầu tiên là đàm phán phân phối hay thường gọi là đàm phán thắng thua (win-lose). Nghĩa là khi hai bên thực hiện đàm phán thì một bên đạt được mục đích của mình và bên còn lại thì bị hỏng và không nhận ra chính nó. Loại thứ hai là đàm phán tích hợp hay thường gọi là đàm phán thắng thắng (win-win). Đàm phán tích hợp đề cập đến quá trình mà cả hai bên đều xác định được mục tiêu cho mình thông qua việc hai bên thỏa thuận cùng đạt được một tiện ích chung. Một ưu điểm chính của đàm phán tích hợp là luôn giảm khả năng đàm phán sẽ thất bại. Vì vậy đàm phán tích hợp được sử dụng nhiều hơn.

Trong tổng hợp chất lượng dịch vụ của dịch vụ Web thường sử dụng đàm phán về hiệp định ở mức độ dịch vụ (Service Level Agreements) được viết tắt là SLAs. Các xử lý đàm phán liên quan đến các đặc điểm kỹ thuật của tham số đàm phán, sự trao đổi giữa các thành phần trong quá trình đàm phán và cuối cùng tạo ra SLAs nếu các bên đàm phán đi đến một sự đồng thuận. Để xây dựng mô hình đàm phán thỏa thuận ở mức độ dịch vụ của dịch vụ Web thường dựa vào một số đặc điểm sau: dựa vào các thuộc tính của dịch vụ, dựa vào đặc điểm yêu cầu của người dùng, dựa vào mức độ ưu tiên.

Đàm phán dịch vụ Web là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều, nên có rất nhiều nghiên cứu về đàm phán dịch vụ Web. INSPIRE [19] là khung đàm phán dịch vụ Web hỗ trợ trong lĩnh vực văn hóa. INSPIRE có thể tiến hành đàm phán nặc danh (negotiation anonymously), đánh giá các lời đề nghị và xem lại lịch sử của quá trình đàm phán. INSPIRE hỗ trợ nhiệm vụ ưu tiên, phân tích các đề nghị, thay thế đề nghị, đánh giá các phản hồi cung cấp và đánh giá hiệu quả của sự thỏa hiệp bằng cách sử dụng tối ưu Pareto.

NegoPlan [20] là một hệ chuyên gia xây dựng các vấn đề chiến lược, NegoPlan dựa trên các luật để biểu diễn các hoạt động của đàm phán, để phát triển một vấn đề đại diện, để cung cấp thông tin, để duy trì một cấu trúc cho phép đồng nhất và có hợp lệ của một mô hình được xác minh. NegoPlan tập trung về chiến lược cho các hoạt động đàm phán, nên NegoPlan không hỗ trợ cho các khía cạnh khác của hoạt động đàm phán.

Tete-a-Tete [21] là một ứng dụng bán lẻ và Tete-a-Tete đã tích hợp phương pháp đàm phán vào ứng dụng. Đại lý mua hàng và bán hàng thương lượng qua nhiều điều khoản của giao dịch bao gồm cảnh báo, thời gian giao dịch, hợp đồng dịch vụ, chính sách trả, tùy chọn cho vay, dịch vụ quà tặng, các dịch vụ gia tăng.

Các khung đàm phán được nêu ở trên đa số chỉ tập trung giải quyết một bài toán cụ thể, nếu muốn áp dụng bài toán khác vào trong khung thì vấn đề này chưa thấy đề cập đến. Vì vậy, mục đích trong khung đàm phán dịch vụ Web của luận văn sẽ tập trung xây dựng khung đàm phán về khía chất lượng dịch vụ, khung đảm bảo có tính mềm dẻo, có thể áp dụng được nhiều toán khác nhau.

Một phần của tài liệu Xây dựng khung đàm phán chất lượng dịch vụ cho dịch vụ web (Trang 28)