Chương 4: Mobile Banking
4.2. Một số hình thức triển khai Mobile Banking
a. SMS Banking
Đây là hình thức triển khai phổ biến nhất trong thực tế, nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam, hoạt động với mọi mạng mọi loại máy điện thoại không cần cấu hình thêm với chi phí chấp nhận được với đa số khách hàng.
Dễ dàng triển khai trong thực tế bởi tính đơn giản và hiệu quả nhưng có nhược điểm là tính bảo mật không cao bởi vậy các giao dịch dưới dạng SMS Banking thường có những giới hạn nhất định và hạn mức giao dịch cũng bị giới hạn ở một mức nhất định. Hình thức này phù hợp để ngân hàng triển khai các hình thức thông báo thông tin tài khoản thời gian thực cho các khách hàng, bất kì thay đổi của tài khoản sẽ được ngân hàng thông báo cho khách hàng thông qua tin nhắn.
Người sử dụng muốn thực hiện các giao dịch phải soạn tin nhắn theo đúng cú pháp mà ngân hàng quy định và nhập vào ID và password để xác nhận thực hiện giao dịch. b. Mobile Web trên nền GPRS, Wifi hay 3G
Mang phần lớn tính chất của Internet Banking bởi rất nhiều điện thoại hiện đại với hệ điều hành và trình duyệt mới có thể hỗ trợ người dùng tương tác với ngân hàng như đang sử dụng máy tính để bàn vậy. Tuy nhiên việc sử dụng Mobile Web còn gặp một số vấn đề như: sự phong phú về các loại điện thoại, browser không tuân theo một chuẩn nhất định; tốc độ truy cập trong một số hoàn cảnh còn hạn chế và không thể sử dụng khi không có kết nối Internet.
Với sự phát triển chóng mặt của các smart phone (các mẫu mới có cpu tới 1Ghz, ram 256MB) cùng với sự phát triển của hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng thì smart phone đã trở thành một máy tính thu nhỏ và đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng mọi lúc mọi nơi nên Mobile Banking trên nền GPRS hay 3G sẽ phát triển mạnh. Việc sử dụng Mobile Web có ưu điểm về bảo mật hơn so với hình thức sử dụng thông qua tin nhắn SMS và cho phép người dùng tiếp cận với nhiều dịch vụ hơn.
c. Mobile Banking trên client software
Muốn sử dụng dịch vụ này điện thoại của khách hàng phải hỗ trợ cài đặt và sử dụng phần mềm software client mà ngân hàng cung cấp, phần mềm này thường được viết trên nền java (hầu hết các loại điện thoại di động đều hỗ trợ java) hoặc viết trên nền một số hệ điều hành mobile riêng biệt. Tuy nhiên điều này cũng gây ra một số hạn chế vì có quá nhiều hệ điều hành với các version khác nhau, một số điện thoại không hỗ trợ java làm cho dịch vụ khó có thể triển khai dễ dàng trên mọi loại điện thoại của người dùng.Sử dụng phần mềm này sẽ giúp cho các giao dịch trở nên thân thiện với giao diện dễ dùng so với việc phải nhớ cú pháp câu lệnh của SMS Banking. Các phần mềm này thường hỗ trợ nhiều chức năng và tiệc ích hơn so với việc sử dụng cú pháp SMS truyền thống, hơn
nữa giao dịch thông qua phần mềm ngân hàng cung cấp sẽ đảm bảo được mức độ bảo mật cao nhất so với các hình thức khác. Để đảm bảo an toàn thông tin lưu giữ trên máy nhiều ngân hàng cung cấp chức năng xóa thông tin cá nhân lưu bới phần mềm trên máy từ xa để phòng trường hợp điện thoại của người dùng bị mất hoặc đánh cắp.
Hiện DongA bank đã triển khai dịch vụ Mobile Banking thông qua software client trên điện thoại khách hàng, phần mềm này hỗ trợ hệ điều hành WindowMobile 5.0, RIM 4.0, Iphone 2.0 trở về sau, các loại điện thoại khác có thể sử dụng phiên bản chạy trên java, chi tiết tham khảo tại http://www.dongabank.com.vn/service/2,5,706.html.
Hình 34: Hoạt động của một software client trên mobile d. So sánh giữa các hình thức trên và một số hình thức khác
Việc sử dụng Mobile Banking ngoài 3 hình thức chính như trên còn có 2 hình thức khác là sử dụng SMS with Mobile Web và hình thức Secure SMS.
Bảng 4: So sánh giữa các hình thức Phương pháp Độ phổ biến Giao diện dễ
dùng Giá cả phù hợp với khách hàng Bảo mật Giao dịch lớn SMS Rất tốt Rất tốt Rất tốt Kém Yếu
Mobile Web Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Tốt Mobile
Client Software
Yếu Tốt Trung bình Rất tốt Rất tốt
Hybrid Phương pháp kết hợp từ 3 phương pháp trên
SMS Mobile Web
Trung bình Tốt Trung bình Trung bình Tốt
Secure SMS Kém Tốt Tốt Rất tốt Rất tốt