1,43 141 4 97,24 2,76 4,55 -50 2,17 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Khách sạn Phù Đổng thành phố Thanh Hóa)
2.1.5. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn
của khách sạn, nó tạo nên tính hấp dẫn để cạnh tranh và thu hút khách du lịch. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
* Bộ phận lưu trú
Khách sạn Phù Đổng có tất cả 10 tầng. Trong đó, tầng 1 là nơi làm việc của các bộ phận chuyên trách, lễ tân và quầy bán hàng lưu niệm. Các tầng còn lại được dành phục vụ cho lưu trú với tổng số 95 phòng được bày trí trang nhã và hiện đại, thanh lịch.
Từ năm 2012 đến 2014, số phòng ở khách sạn Phù Đổng không có sự thay đổi. Các phòng ngủ đều được trang bị trang thiết bị hiện đại, một số phòng thích hợp cho cả gia đình để giúp cho khách có thể có không gian riêng trọn vẹn. Tổng số giường của khách sạn năm 2013 có tăng so với năm 2012, tuy nhiên sự thay đổi này là không đáng kể.
* Bộ phận ăn uống
Nhà hàng được xây dựng khép kín, có điều hòa, là nơi lý tưởng để tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh nhật và đặc biệt là tổ chức tiệc cưới. Nội thất bên trong được trang bị những thiết bị tiện nghi và hiện đại, bắt mắt, trang trí theo phong cách Á - Âu phù hợp với tổ chức tiệc cưới truyền thống và tiệc cưới theo phong cách truyền thống hoặc hiện đại. Hiện tại, khách sạn có 3 nhà hàng và một quầy bar phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách.
* Dịch vụ bổ sung
Khách sạn đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ bổ sung để thu hút khách góp phần nâng cao lợi nhuận. Có rất nhiều dịch vụ bổ sung và vui chơi giải trí trong khách sạn để khách lựa chọn như massage, phòng tập thể dục, bán hàng lưu niệm,… Các dịch vụ bổ sung khác 3 năm qua không có sự thay đổi nào về số lượng nhưng chất lượng được tăng lên đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu của khách khi lưu trú tại khách sạn.
Bảng 2.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Phù Đổng (2012 – 2014)
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 1. Bộ phận lưu trú - Tổng số phòng phòng 95 95 95 - Tổng số giường cái 150 150 155 2. Bộ phận ăn uống - Tổng số nhà hàng cái 2 3 3 Số chỗ ngồi chỗ 300 500 500
- Quán bar – cà phê cái 1 1 1
3. Dịch vụ bổ sung
- Hội trường phòng 2 3 3
Tổng số chỗ ngồi chỗ 300 500 500
- Sân Tennis cái 1 1 1
- Cửa hàng lưu niệm quầy 1 1 1
- Massage phòng 10 10 10
- Phòng tập thể dục phòng 1 1 1
- Internet Wifi phủ sóng toàn bộ khu vực khách sạn
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Khách sạn Phù Đổng)
Nhận xét: Trong 3 năm từ 2012 - 2014, khách sạn Phù Đổng đã không đầu tư xây dựng thêm phòng ngủ, tuy nhiên khách sạn đã nâng cấp và xây dựng thêm nhà hàng, hội trường, mua sắm các trang thiết bị nội thất mới để thay thế những cái cũ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của khách. Do vậy, trong những năm tới khách sạn cần bổ sung và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ để tăng khả năng thu hút khách đến với khách sạn.
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Phù Đổng giai đoạn 2012 - 2014
Phù Đổng là một trong những khách sạn có thương hiệu và uy tín trên thị trường Thanh Hóa, có nguồn khách dồi dào và tương đối ổn định. Chính vì vậy, kết quả kinh doanh của khách sạn trong những năm vừa qua tương đối tốt, thu được lợi nhuận cao và đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn (2012 - 2014)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 (tính đến2014 tháng 10) So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 1. Tổng doanh thu 16.009,2 19.414,9 21.994,6 121,27 113,29
2. Tổng chi phí 14.170,3 17.280,3 19.367,4 121,95 112,08
3. Lợi nhuận 1.838,9 2.134,6 2.627,2 116,08 123,08
4. Nộp ngân sách 459,7 533,7 656,8 116,10 123,07
5. Lợi nhuận sau thuế 1.380,2 1.600,9 1.970,4 115,99 123,08
(Nguồn: Phòng Kế toán - Khách sạn Phù Đổng Thanh Hóa)
- Về doanh thu: Doanh thu của khách sạn tăng đều qua các năm. So với năm 2012, doanh thu năm 2013 tăng 3.405,7 triệu đồng (tương ứng tăng 21,27%). Năm 2014, doanh thu của khách sạn tăng thêm 2.579,7 triệu đồng (tăng 13,29% so với năm 2013). Hướng tới năm du lịch Quốc gia – Thanh Hóa 2015 chắc chắn lượng khách đến với khách sạn và doanh thu sẽ tăng.
- Về chi phí: Năm 2012, khách sạn đã chi phí hết 14.170,3 triệu đồng. Năm 2013, chi phí của khách sạn tăng lên và ở mức 17.280,3 triệu đồng, tăng 3.110 triệu đồng so với năm 2012 (tương ứng tăng 21,85% so với năm 2012). Nguyên nhân là do năm này khách sạn đã đầu tư thêm về cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị, … Năm 2014, cùng với sự tăng doanh thu thì chi phí cũng tăng lên và ở mức 19.367,4 triệu đồng. So với năm 2013, chi phí tăng 2.087,1 triệu đồng, tương ứng tăng 12,08%.
- Về lợi nhuận: Lợi nhuận của khách sạn tăng lên qua 3 năm. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của khách sạn là 1.380,2 triệu đồng. Đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế là 1.600,9 triệu đồng, tăng lên 220,7 triệu đồng so với năm 2012 (tương ứng tăng lên 15,99%). Năm 2014, lợi nhuận của khách sạn tăng mạnh và đạt mức là 1.970,4 triệu đồng. So với năm 2013, lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng lên 369,5 triệu đồng (tương ứng tăng 23,08%).
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Phù Đổng giai đoạn 2012 - 2014 là tương đối khả quan. Đạt được kết quả này là nhờ khách sạn đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác marketing nhằm liên kết với các công ty lữ hành tạo nên nguồn khách và doanh thu ổn định cho khách sạn.
2.1.7. Đánh giá chất lượng một số yếu tố phục vụ và kết quả hoạt động lưu trú tại khách sạn Phù Đổng thành phố Thanh Hóa
2.1.7.1. Đội ngũ lao động phục vụ lưu trú
Đội ngũ nhân viên lễ tân và nhân viên phục vụ buồng phòng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú của khách. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp và thái độ tiếp đón nồng nhiệt của nhân viên lễ tân sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách khi đặt chân vào khách sạn. Bên cạnh đó, sự phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên buồng phòng sẽ làm cho khách cảm thấy yên tâm hơn khi lưu trú tại khách sạn.
* Bộ phận lễ tân
Hiện tại, bộ phận lễ tân khách sạn Phù Đổng gồm 18 nhân viên, trong đó có 16 nhân viên nữ và 2 nhân viên nam. Số nhân viên nữ tại bộ phận này chiếm tỷ lệ khá cao với 88,89% tổng số nhân viên lễ tân của khách sạn, nhân viên nam chỉ chiếm 11,11%. Điều này là hợp lý vì các nhân viên nữ giao tiếp khéo léo và nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng, các nhân viên nam chỉ chiếm số ít và đa số họ đều làm ca đêm bởi họ là những người có sức khoẻ tốt.
Xét về trình độ chuyên môn: Số nhân viên có trình độ đại học là 5 người, đa số họ đều tốt nghiệp từ đại học, nhân viên có trình độ trung cấp là 10 người, nhân viên có trình độ sơ cấp là 3 người. Tuy số nhân viên lễ tân tốt nghiệp từ đại học khá nhiều nhưng số nhân viên được đào tạo qua nghiệp vụ du lịch thì còn quá ít. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong thời gian tới, khách sạn nên có chính sách đào tạo về nghiệp vụ du lịch cho những nhân viên này.
Về trình độ ngoại ngữ: Tất cả nhân viên lễ tân khách sạn đều có bằng C tiếng Anh và giao tiếp tương đối tốt.
* Bộ phận buồng phòng
Trong cơ cấu nhân viên của bộ phận buồng phòng của khách sạn thì nhân viên nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nhân viên nam. Cụ thể, nhân viên nữ có 18 người (chiếm 64,28%), nhân viên nam có 10 lao động nam (chiếm 35,72%). Nhân viên nữ đảm nhận công việc phục vụ buồng phòng, nhân viên nam chủ yếu làm những công việc như vệ sinh công cộng, thể thao và giải trí,…