CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: 4.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khả năng chịu đựng axit của vi khuẩn lactobacillus (Trang 46 - 48)

4.1. Kết luận:

Sau khi thí nghiệm khả năng chịu đựng axít của 12 chủng Lactobacillus có nguồn gốc từ đường ruột của các trẻ em bú sữa mẹ khỏe mạnh (gồm các chủng: L1, L2, L3, L4, L5, L6, L7, L8, L9, L10, L11, L12), kết quả cho thấy cả 12 chủng vi khuẩn Lactobacillus này đều có khả năng chịu đựng được pH 3 trong thời gian ít nhất là 3 giờ. Đặc biệt, một số chủng còn có thể chịu đựng được pH rất thấp như pH 1 đến 1 giờ (L3, L4, L5, L12) và có chủng còn có khả năng chịu đựng pH 1 đến 2 giờ (L8). Chủng L12 chịu được pH 2 đến 3 giờ, nhưng 2 chủng L2 và L6 chỉ chịu được pH 2 đến 1 giờ. Kết luận, 12 chủng Lactobacillus đã thí nghiệm đều có thể sống sót trong môi trường axít của dạ dày người và có thể bổ sung vào cơ thể người qua đường tiêu hóa.

4.2. Đề nghị:

Các chủng Lactobacillus ở nghiên cứu này có khả năng tồn tại trong

đường tiêu hóa của người. Để phát huy hết tiềm năng có ích của những chủng

Lactobacillus này, đề nghị thực hiện thêm các thử nghiệm sau đây:

ƒ Nghiên cứu các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sống sót của các chủng vi khuẩn Lactobacillus này trong đường tiêu hóa của người.

ƒ Nghiên cứu các đặc tính có lợi đối với sức khỏe của những chủng

Lactobacillus này, như: khả năng kháng kháng sinh, khả năng chữa trị

ƒ Nghiên cứu ứng dụng các chủng vi khuẩn Lactobacillus này để tạo các sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người như: sữa chua, dược phẩm, các sản phẩm lên men khác…

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khả năng chịu đựng axit của vi khuẩn lactobacillus (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)