Môi trường và hóa chất:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khả năng chịu đựng axit của vi khuẩn lactobacillus (Trang 37 - 40)

ƒ Môi trường MRS: Peptone 10g Cao thịt 5g Cao nấm men 5g Glucose 20g Tween 80 1ml

Diamonium hydrogen citrate 2g

Sodium acetate 5g MgSO4.7H2O 0,2g MnSO4.H2O 38mg K2HPO4 2g Nước cất đủ 1000ml pH = 6,5

ƒ Dung dịch muối đệm phosphate (phosphate buffer saline - PBS): KH2PO4 4,5 g K2HPO4 11,6 g NaCl 8 g Nước cất đủ 1000ml 2.2. Phương pháp: * Nguyên tắc:

Thí nghiệm khả năng chịu đựng axít của vi khuẩn Lactobacillus dựa trên khả năng sống sót của vi khuẩn trong dung dịch muối đệm phosphate (phosphate buffer saline - PBS) có pH thấp. pH của các dung dịch PBS được

điều chỉnh với HCl. Trong những thời gian nhất định, các tế bào vi khuẩn trong các dung dịch có pH thấp vẫn còn sống sót, sẽ có khả năng sinh trưởng và làm đục môi trường nuôi cấy. Đo mật độ quang của các ống môi trường nuôi cấy, so sánh với giá trị mật độ quang của các ống đối chứng chứa vi khuẩn không chịu tác động của pH thấp, từ đó có thể suy ra khả năng chịu

đựng môi trường có tính axít của vi khuẩn.

* Phương pháp:

Ly tâm dịch nuôi vi khuẩn Lactobacillus sau 24 giờ nuôi cấy ở 5000 vòng/ phút, loại bỏ dịch và thu cặn tế bào.

Sau đó, huyền phù cặn tế bào trong 50 – 100 μl dung dịch PBS pH 7. Hút 10 μl dịch huyền phù tế bào này hòa trong 5 ml dung dịch PBS pH 1, pH 2, pH 3 và pH 6,4 sao cho mật độ tế bào đạt được trong các dung dịch PBS khoảng 109 cfu/ ml.

Sau các thời điểm 0 giờ, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ, hút 10 μl dung dịch PBS chứa tế bào vi khuẩn và chuyển vào 5 ml môi trường MRS. Thực hiện thí nghiệm 2 lần đối với mỗi chủng Lactobacillus.

Tiếp theo, ủ các ống môi trường này ở 37oC trong 24 giờ.

Sau thời gian nuôi ủ vi khuẩn, quan sát độ đục của môi trường sau thời gian nuôi cấy, đo mật độ quang của các ống môi trường ở bước sóng 610nm với ống thử không là môi trường MRS chưa nuôi cấy.

So sánh các giá trị mật độ quang của các chủng Lactobacillus ở các dung dịch PBS có pH khác nhau với pH 6,4 và ở các thời điểm khác nhau với lúc 0 giờ. Từ đó, suy ra khả năng chịu đựng axít của các chủng Lactobacillus.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khả năng chịu đựng axit của vi khuẩn lactobacillus (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)