2012
Từ năm 2001 đến nay, nợ công của Việt Nam đang ngày càng tăng cao, từ mức 26,6% GDP tăng lên 33,8% GDP (năm 2007) đến 36,2% GDP (năm 2008) lên 41,9% GDP (năm 2009) và 51,7% GDP (trung bình 578,65 USD nợ/đầu người)
nằm 2010. Nợ công Việt Nam phần lớn được thực hiện thông qua đầu tư công, trong đó tập trung vào các dự án đầu tư nhằm cải tạo cơ sở hạ tầng, các chương trình xây dựng và cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực… để tạo nền tảng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, tình hình sử dụng nợ công Việt Nam vẫn còn nhiều bất cạp, đó là:
Thứ nhất, tính hiệu quả của đầu tư thấp. Trong khi nợ công ngày càng lớn thì hiệu
quả đầu tư của nền kinh tế Việt Nam lại đang giảm thấp đến mức báo động với chỉ số ICOR (chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư, chỉ số càng cao thì tính hiệu quả càng thấp) tăng mạnh, từ 3,5 (1991 – 1995) lên 6,15 (2007 – 2008) và tăng vọt lên 8 (năm 2009); giảm xuống khoảng 6,2 (năm 2010) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB đối với nước đang phát triển (ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững). Đặc biệt, tỷ lệ ICOR của khu vực kinh tế nhà nước lên tới 12 (do sử dụng vốn chủ yếu từ đi vay nhưng không có hiệu quả, đầu tư dàn trải, thất thoát lãng phí). Nguồn vốn sử dụng không hiệu quả thì khả năng trả nợ sẽ càng khó khăn.
Thứ hai, năng suất tổng hợp (TFP) [Năng suất tổng hợp TFP – Total Factor
Productivity - được tính từ từ phương pháp ước lượng nguồn tăng trưởng từ hàm sản xuất. Sau khi trừ đi các yếu tố đóng góp về lượng (lao động và vốn) cho tăng trưởng, phần còn lại của tăng trưởng là do đóng góp về sự gia tăng hiệu quả của nền kinh tế, gọi là năng suất tổng hợp] thấp. giai đoạn 2006 – 2010 con số này chỉ còn dưới 8,8%. Hệ số này càng thấp chứng tỏ nền kinh tế kém hiệu quả, mặt khác TFP giảm đã kéo theo tốc độ tăng trưởng giảm.Để cải thiện chỉ số này thì Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả đầu tư, đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần làm tăng sức cạnh tranh của Việt Nam.
Thứ ba, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn. Tình trạng chậm trễ trong giải
ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu chính phủ diễn ra khá thường xuyên. Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục. Bên cạnh đó, sự thiếu kỷ luật tài ch1inh trong đầu tư công, trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cũng như các tập đoàn, công ty dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.
Theo Bảng xếp hạng nợ công của Tổ chức tài chính quốc tế, nợ công của Việt Nam đứng vị trí thứ 44 (năm 2008) trong tổng số gần 200 nền kinh tế được xếp hạng và thấp hơn mức bình quân của thế giới là 56% GDP. Năm 2010, tỷ lệ nợ công của Việt Nam là 56,9% GDP – đây là mức cao thứ ba trong khu vực châu Á, chỉ sau
Singapore (96,3% GDP) và Ấn Độ (64,1% GDP) và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.
Trong khi nợ công Việt Nam ngày càng tăng cả về tốc độ lẫn quy mô thì tình hình trả nợ của Việt Nam hầu như không biến động nhiều. Tốc độ trả nợ rất thấp và tốc độ vay ngày một tăng. Theo báo cáo của CIA World Factbook ngày 1/1/2011, Việt Nam đứng thứ 41 trong tổng số 50 quốc gia có nợ công cao nhất thế giới. Tổng dư nợ so với GDP của Việt Nam chiến 32,5% (năm 2005) tăng 42,2% (năm 2010). Nếu tốc độ tăng nợ không thay đổi, thì nợ công Việt Nam sẽ vượt 100% GDP (năm 2016), khi đó Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công giống như các nước thành viên EU.
Xét về giá trị tuyệt đối thì nợ công Việt Nam tăng 24,8% giai đoạn 2006 – 2010, nhanh hơn so với mức 22,8% giai đoạn 2000 – 2005. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ nợ công/GDP thì trong giai đoạn 2000 – 2005, mức tăng lại lớn hơn so với giai đoạn 2006 – 2010 (tương ứng 15,5% so với 13,5%). Nghĩa là, tỷ lệ nợ công/GDP tăng mạnh trong những năm gần đây là do tăng trưởng GDP giảm (tăng trưởng GDP giảm 1% thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng 6%).
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, ngưỡng nợ công thận trọng cho các nền kinh tế mới nổi là 40% GDP. So với nhiều nước khác, kể cả so với nền kinh tế hàng đầu thế giới, nợ công của Việt Nam dường như khá an toàn nếu căn cứ theo các tiêu chí giám sát như nghĩa vụ trả nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối… Tuy nhiên, nợ công Việt Nam mang một số đặc điểm nổi bật sau: