Vai trò của con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội ở việt nam (Trang 25)

Sản xuất của cải vật chất là quá trình tác động giữa con người với tự nhiên, trong đó con người biến đổi những vật thể tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, là hoạt động cơ bản nhất của xã hội loài người, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và vĩnh viễn đối với sự sống còn, sự phát triển của mọi chế độ xã hội.

Nhờ có quá trình lao động, còn người biến đổi giới tự nhiên, phát hiện ra các quy luật của tự nhiên, xã hội, hoàn thiện các công cụ lao động và hoàn thiện luôn cả bản thân mình. Ph.Ăngghen đã viết: “Lao động là vấn đề cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [6, tr.251-252].

Để tiến hành lao động sản xuất, con người phải giải quyết hai mối quan hệ tác động lẫn nhau, đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất bao gồm hai mặt là mặt tự nhiên biểu hiện ở lực lượng sản xuất và mặt xã hội biểu hiện ở quan hệ sản xuất. Với tính cách là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, con người với những năng lực, kinh nghiệm nhất định đã sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Trong quá trình đó con người giữ vai trò quyết định, là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất. Lênin viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [30, tr.430].

Để tiến hành sản xuất, con người không những phải quan hệ với tự nhiên mà còn phải quan hệ với nhau để trao đổi hoạt động và kết quả lao động, do đó sản xuất bao giờ cũng mang tính xã hội. C.Mác viết: “ Người ta chỉ sản xuất được bằng cách hợp tác với nhau một cách nào đó và trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có mối liên hệ và quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trong phạm vi những mối quan hệ và quan hệ đó mới có sự tác động của họ vào giới tự nhiên, tức là sản xuất” [35, tr.4].

Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta

luôn đề cao vai trò của con người, coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định sự phát triển của sản xuất nhằm mục đích tất cả vì con người, tất cả cho con người và tất cả cũng do con người. Hồ Chí Minh viết:

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới và xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [42, tr.698].

Vì vậy, Người chỉ rõ: “Vô luận việc gì, đều do con người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả” [42, tr.241] hay “lực lượng quần chúng nhiều vô cùng … dân chúng biết giải quyết vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” [42, tr.295]. Từ đó Người đi đến khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” [45, tr.494].

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội ở việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)