Xếp hạng khách hàng c Kiểm tra, giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 30)

c. Kiểm tra, giám sát tín dụng d. Xử lý rủi ro tín dụng

2.3 Đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP KỹThương Việt Nam Thương Việt Nam

2.3.1 Kết quả đạt được trong Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Kỹ Thương Việt Nam TMCP Kỹ Thương Việt Nam

* Về cơ cấu tổ chức tại của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Với mục tiêu hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Hội sở chính và các đơn vị thành viên đã được thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới như thành lập các Hội đồng quản lý tài sản nợ-có, Ban quản lý rủi ro tín dụng, Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Ban Quản lý tín dụng tại Hội sở chính và Phòng Thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh đã tạo ra sự tách bạch rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Nam nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng hạn chế rủi ro.

2.3.2 Hạn chế còn tồn tại trong công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng đã có nỗ lực tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế.

* Cơ cấu tổ chức tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa có sự tách bạch

Hiện nay tại TCB, công tác tổ chức tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng vẫn chưa được tách bạch. Đối với các khoản vay trung dài hạn, với số tiền lớn, phòng tín dụng có chuyển dự án cho phòng thẩm định để thẩm định dự án nhưng thông tin từ khách hàng là rời rạc và không thống nhất. Còn đối với các khoản vay còn lại thì cán bộ tín dụng vừa tiếp thị, vừa phê duyệt và kiêm luôn việc giám sát, quản lý

khoản vay. Tình trạng móc ngoặc, quan liêu, hạch sách, vay ké khách hàng của cán bộ tín dụng đã xảy ra và chỉ bị phát hiện khi rủi ro đã xảy ra. Như vậy, mô hình tổ chức tín dụng hiện nay của TCB làm cho công tác quản lý rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong Quản trị rủi ro tín dụngtại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

* Chưa thực sự phân tách giữa 3 bộ phận front office, middle office và back office

* Công tác quản trị rủi ro còn thực hiện phân tán * Khả năng phân tích ngành còn yếu kém

* Hệ thống giám sát sự tuân thủ chưa tốt và chưa có chế tài xử phạt

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

* Về phía khách hàng

Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lượng kém, không phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

* Mức độ công khai thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế

* Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước chưa ổn định

Tóm lại: Thực tiễn hoạt động tín dụng của TCB thời gian qua cho thấy hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, rủi ro tín dụng của toàn hệ thống được quản lý

ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, do đó để tăng trưởng tín dụng đi kèm với quản lý chất lượng tín dụng thì yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý chặt chẽ và giảm bớt tỷ lệ tổn thất về tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng được an toàn hiệu quả.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 30)