Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Hà nam tuy doanh số chưa cao,xong đã góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế.
Từ 2007-2009, trong ba năm liên tục, Việt Nam kiên trì nỗ lực tăng trưởng cao chủ yếu theo chiều rộng trong một thế giới đầy biến động, rủi ro, bất định và khó dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. Biến đổi khí hậu ngày càng làm cho thời tiết trở nên bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát, chi phí cho canh tác nông nghiệp tăng lên. Dịch bệnh (A/H1N1, H5N1, SAR) cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu (du lịch và hành khách hàng không giảm sút). Các biến động đó đã tác động đến kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.. Cơ chế thị trường trên không ít lĩnh vực như xuất khẩu gạo, xuất-nhập khẩu ô tô... bị thu hẹp đáng kể do những can thiệp hành chính thường xuyên của các cơ quan khác nhau vào những vấn đề ngắn hạn của kinh tế trong khi những vấn đề dài hạn chưa thấy được quan tâm. Hơn nữa kinh nghiệm trong hoạt động thương mại nước ta còn ít, cùng với bài học Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá Basa và Tôm đông lạnh, ngoài yếu tố ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính còn một nguyên nhân khác là do cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu ở dạng thô, đơn điệu và chưa có mặt hàng nào đủ mạnh để làm đầu tàu cho xuất khẩu cả nước, mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam là dầu thô nhưng giá dầu thế giới giảm, tình hình thế giới có nhiều biến động nên việc tìm kiếm khách hàng cũng rất khó khăn. Giá của hầu hết các
mặt hàng xuất khẩu như: cà phê, chè, hạt tiêu, nhân điều, rau quả, cao su... đều giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng thuỷ sản, giá giảm kéo dài đã không khuyến khích nông dân nuôi tôm xuất khẩu làm nguồn xuất khẩu hạn chế... Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho doanh số thanh toán xuất khẩu chưa cao, thị trường xuất khẩu nước ta chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu là Mỹ, châu Âu, các nước Đông Nam Á , Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc…..
Từ 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh. Đặc biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng, nhờ đó thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đã có sự thay đổi từng bước. Và tại chi nhánh Hà Nam,mặc dù quy mô còn nhỏ tuy nhiên doanh số thanh toán L/C xuất khẩu vẫn đạt được các thành tựu đáng kể bất chấp suy thoái kinh tế.
Năm 2007 doanh số thanh toán L/C xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh đạt mức khiêm tốn hơn 3 triệu USD. Sang năm 2008 doanh số thanh toán L/C xuất tại Chi nhánh tăng lên 4,194 triệu USD, tăng hơn 30% so với năm 2007.Tỷ trọng thanh toán L/C xuất chiếm khá cao là chiếm 90% doanh số thanh toán hang xuất khẩu ,tuy nhiên như đã trình bày trước đó,dù tỷ trọng cao nhưng về mặt quy mô và giá trị còn quá thấp,thêm nữa là do chinh nhánh mới thực hiên nghiệp vụ TTQT từ đầu năm 2006 nên con số trên chưa thể nói lên được điều gì trong lúc này
Năm 2009 mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 56,7 tỉ đô la Mỹ, bằng 79% kế hoạch của Quốc hội đặt ra từ đầu năm (72 tỉ đô la Mỹ) và chỉ chiếm 90,5% kim ngạch xuất khẩu của năm 2008, số lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, than đá, dầu thô các loại tăng từ 10 - 30% nhưng giá trị thu về thấp hơn 2008, các mặt hàng nói trên tăng lượng xuất khẩu nhưng giảm giá trị thu về, nhưng doanh số hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại Chi nhánh có sự gia tăng đáng kể. Năm 2009, doanh số đạt 4,811 triệu USD, tăng 14,71% so với năm 2008 với doanh số tuy không lớn nhưng điều này chứng minh
sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của Chi nhánh Hà nam.
Bảng 9 : Trị giá đòi tiền L/C xuất khẩu qua các năm tại Chi nhánh Hà Nam (Đơn vị : 1000 USD)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số món Trị giá +/- (%) Số món Trị giá +/- (%) Thông báo 10 3.000 +50 11 3.659 +22 Thanh toán 7 1.194 -27,9 8 1.152 -3,51
Nhìn vào số liệu trên ta thấy số món và trị giá thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nhỏ hơn nhiều so với số món và trị giá thanh toán hàng nhập khẩu. Nếu như năm 2008, số món gửi chứng từ đòi tiền là 10 món với trị giá là 3 triệu USD thì năm 2009, số món gửi đòi tiền là 11 món với giá trị đạt 3,659 triệu USD, tăng 22% so với năm 2008. Trái ngược với mức tăng của giá trị các bộ chứng từ đòi tiền, giá trị báo có về của các bộ chứng từ lại giảm đi.Dù số món chỉ tăng 1 nhưng giá trị giảm đi 52 nghìn USD ,mức giảm 3,51%.Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại là chi nhánh mới chỉ thực hiện nghiệp vụ TTQT từ cuối năm 2005,giá trị thanh toán L/C xuất như trên là quá thấp so với các Ngân hàng ở các khu vực khác thuận lợi hơn trong kinh doanh như Hà Nội;Hải Phòng…Tuy nhiên với tỉnh còn nghèo như Hà Nam thì con số trên là chấp nhận được.
Có thể nói, tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh là chấp nhận được nếu xét tới ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính mang lại và quan trọng hơn là địa bàn tỉnh Hà Nam còn nhiều khó khăn so với các địa bàn khác thuận lợi hơn trong TTQT ví dụ như Hải Phòng có cảng biển;Hà Nội…. Tuy nhiên với lợi thế nhỏ là cửa ngõ phía Nam Hà Nội,tình hình TTQT ở Hà Nam bước đầu đã đạt được các con số khả quan.
2.2.3.Hoạt động thu phí từ các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng tại chi nhánh.
Nhìn chung do quy mô còn bé nên phí thu từ các hoạt dộng liên quan đến thanh toán L/C tại chi nhánh trong những năm qua là chưa cao tuy nhiên xét ở hoàn cảnh hiện tại do cơ chế cũng như công tác tổ chức chưa hoàn chỉnh thật sự nên chi nhánh chưa có phòng TTQT một cách hoàn chỉnh đúng nghĩa.Nhìn
chung tuy bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế tuy nhiên phí thu từ các dịch vụ liên quan đến L/C của chi nhánh như:doanh thu từ Phí thông báo L/C,phát hành L/C,sửa đổi L/C….đều đạt các con số khá ấn tượng.Chi nhánh luôn luôn có 1 biểu phí ưu đãi hơn hẳn các NHTM khác cùng khu vực.Năm 2007 bùng nổ kinh tế doanh thu phí từ L/C đạt hơn 16.000 USD.Sang năm 2008 chỉ đạt hơn 13.000 USD do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế.Năm 2009 đón nhận các thông tin khởi sắc từ nền kinh tế doanh thu từ phí L/C đạt 28.543,8 USD.Một con số tuy thấp nhưng rất ấn tượng.Bên cạnh đó cũng cần phải nhìn nhận thêm là tỷ giá USD/VND qua 3 năm 2007-2009 có sự biến động và gia tăng rất lớn nên các mức doanh số tăng qua các năm nếu quy ra VND sẽ tăng nhiều hơn so với khi ta vẫn quy USD.
2.2.4. Thực trạng rủi ro L/C chưa thanh toán tại BIDV-Hà Nam.
Bảng 10: Doanh số L/C chưa thanh toán theo cơ cấu L/C(Đơn vị:1000USD)
Năm
Tổng doanh số L/C chưa thanh toán
L/C nhập khẩu chưa thanh toán(Số món)
L/C xuất khẩu chưa thanh toán(Số món) Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng 2007 1.331,1 808,7 60,7% 522,4 39,3% 2008 1.027,6 1027,6 100% 0 0 2009 822,7 822,7 100% 0 0
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy số lượng L/C chưa được thanh toán tại CN các năm qua rất ít với giá trị các món đều rất thấp.Năm 2007 doanh số 5 món L/C chưa được thanh toán là 1,3311 triệu USD chiếm 11% doanh số thanh toán L/C.Năm 2008 dù chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế tuy nhiên tỷ trọng vẫn giảm đạt 1,0276 triệu USD chiếm 7% doanh số thanh toán L/C năm đó.Bước sang năm 2009 doanh số L/C chưa thanh toán tiếp tục giảm chỉ còn 822,7 triệu USD chiếm 5% doanh số L/C .Đó là các con số rất đáng mừng với chi nhánh tuy nhiên cũng cần nhận ra là quy mô TTQT tại chi nhánh còn thấp,địa bàn tỉnh nhà còn chưa phát triển,nên con số đó chưa thể nói được gì trong thời điểm này.
Bên cạnh đó ta có thể thấy đa phần các L/C chưa thanh toán là L/C nhập với con số 100% doanh số L/C chưa thanh toán trong 2 năm 2008 và 2009.Năm 2007 trong 5 L/C chưa thanh toán có 3 L/C là nhập khẩu chiếm 60,7%.Phần lớn trong đó là L/C trả chậm. Chỉ tiêu này phản ánh số L/C mà chi nhánh đã đứng ra bảo lãnh mà chưa tất toán được.Điều này khiến CN đứng trước nguy cơ bị mất uy
tín, bị chiếm dụng vốn mà nghiêm trọng hơn là không thu hồi được số tiền đã thanh toán thay khách hàng.
2.2.5. Đánh giá thành quả đạt được và những hạn chế.