Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học phương trình lượng giác ở THPT (Trang 107)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.1.Đánh giá định tính

a) Đánh giá về nội dung.

- Việc thay thế phƣơng pháp giảng bài tập, bổ sung các câu hỏi, bài tập vào giờ giảng đã làm cho giờ học trở nên phong phú, sinh động, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS. Các câu hỏi, các bài tập bổ sung đã phát huy và khai thác đƣợc tính tích cực học tập của HS, đồng thời làm cho HS nắm đƣợc kiến thức và kĩ năng về giải bài toán chƣơng đạo hàm một cách chắc chắn, thông qua đó bồi dƣỡng năng lực giải toán cho HS.

b) Đánh giá về phương pháp dạy học khi thử nghiệm.

Thông qua dạy học thử nghiệm, dựa trên nội dung và phƣơng pháp đã xây dựng trong giáo án, GV đã dần dần làm quen với việc dạy HS giải bài toán chƣơng đạo hàm, và tích lũy đƣợc kinh nghiệm sử dụng, khai thác hệ thống câu hỏi, bài tập một cách hợp lý. Qua đó GV dạy thử nghiệm cũng đã phát hiện đƣợc những hạn chế về kiến thức và kĩ năng giải bài toán chƣơng đạo hàm của HS. Từ đó, thông qua dạy giải các bài tập với cách đặt câu hỏi gợi mở thích hợp, GV đã giúp HS tìm ra cách giải bài toán chƣơng đạo hàm.

Tuy nhiên, việc giải bài toán chƣơng đạo hàm rất đa dạng, phong phú, mỗi GV cần chú ý bố trí thời gian hợp lí cho từng dạng bài tập để đạt yêu cầu giảng dạy trên lớp, đồng thời hƣớng dẫn cho HS cách làm bài tập ở nhà để rèn luyện kĩ năng.

c) Đánh giá về khả năng tiếp thu kiến thức của HS.

Việc sử dụng hợp lí các phƣơng pháp, đã lôi cuốn đƣợc sự chú ý, tìm tòi của HS, giờ dạy trở nên sinh động và hấp dẫn. HS rất hứng thú và nhanh chóng làm quen với việc giải bài toán chƣơng đạo hàm. Dƣới sự hƣớng dẫn

của GV, HS đã giải đƣợc nhiều bài tập trong chƣơng đạo hàm. Điều đó càng khích lệ HS phấn khởi, tự tin, chủ động tích cực học tập. Sau đợt thử nghiệm, HS thấy yêu thích môn Toán hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học phương trình lượng giác ở THPT (Trang 107)