Phòng và trị bệnh đường tiêu hoá ở lợn con nói chung và bệnh phân trắng lợn con nói riêng đã có rất nhiều tác giả ở nhiều nướctrên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Theo nhiều tác giả thì nhóm kháng sinh Neomycin có hiệu quả cao trong điều trị với liều 10 – 20 UI/kg TT,thời gian điều trị là 3 ngày, các kháng sinh nhóm khác nên dùng: Oxytetracycllin, Dibiomycin liều 5000 - 10.000UI/kg TT liệu trình phối hợp với Sunfamid cũng cho hiều quả điều trị tốt.
Theo tác giả Lutter, ( 1993) [22] thông báo: Ogramin liều 15 gam/con cho uống tác dụng tốt 95,61% trong hiệu quả điều trị E.Coli. Tác giả lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh cho lợn con phân trắng phải thường xuyên, có kế hoạch chặt chẽ, có kháng sinh dự trữ liên tục.
31
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại xã Lạc Lương huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình.
- Hai loại thuốc dùng điều trị bệnh lợn con phân trắng là NORFLOXACIN 5% và COLISTIN- 1200
2.2. Địa điểm,Thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Một số xóm thuộc xã Lạc Lương huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình
- Thời gian nghiên cứu: Từ 16/06/2014 đến 08/09/2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi tại xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và phác đồ điều trị
- Hiệu lực của 2 loại thuốc NORFLOXACIN 5% và COLISTIN-1200 trong điều trị bệnh lợn con phân trắng thông qua các chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ điều trị khỏi + Tỷ lệ tái nhiễm
+ Thời gian và kết quả điều trị
- Áp dụng phương pháp phòng và trị bệnh
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp theo dõi
- Hàng ngày trực tiếp quan sát theo dõi sức khỏe đàn lợn, ghi chép số lợn mắc bệnh, chết.
- Phương pháp xác định lợn bệnh dựa vào dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, mổ khám lợn bệnh chết quan sát bệnh tích.
32
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định chỉ tiêu
Tỷ lệ mắc bệnh ( %) =
Tổng số con mắc bệnh
x 100 Tổng số con theo dõi
Thời gian điều trị (ngày) =
Tổng số thời gian điều trị từng con
Tổng số con điều trị
Tỷ lệ mắc khỏi ( %) =
Tổng số con điều trị khỏi
x 100 Tổng số con điều trị
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008).
33
PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình được sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn và đạt được một số kết quả như sau:
3.1.1. Công tác tuyên truyền
Bằng những kiến thức đã học ở trường, kết hợp với thực tế sản xuất ở cơ sở, tôi đã cùng một số cán bộ thú y ở cơ sở hướng dẫn các gia đình chăn nuôi cách phòng và điều trị bệnh cho các đàn gia súc, gia cầm tại chính gia đình họ, đồng thời giải thích cho bà con hiểu biết thêm về cách chăn nuôi và tác hại của dịch bệnh để từ đó bà con có thể thấy rõ được lợi ích của việc tiêm phòng thường xuyên cho đàn gia súc, gia cầm. Mặt khác còn tư vấn cho bà con cách chọn giống, chọn thức ăn cho phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm. Nhờ công tác tuyên truyền này mà bà con không gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi.
3.1.2. Công tác giống
Trong chăn nuôi giống là tiền, nó đóng vai trò hết sức quan trọng và có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giống nên trong thời gian thực tập tôi đã giúp đỡ người chăn nuôi bình tuyển, lập hồ sơ theo dõi từng cá thể để chọn làm giống. Đồng thời chọn lọc những đàn gia súc, gia cầm mang phẩm chất tốt. Từ đó đánh giá, sắp xếp chúng theo giống và thành các nhóm: nuôi thịt, đực hậu bị, nái hậu bị, đảm bảo nâng cao phẩm chất, chất lượng đàn gia súc.
34
3.1.3. Công tác vệ sinh thú y
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng quyết định đến thành quả trong chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở, tôi giúp các hộ gia đình thực hiện tốt quy trình về vệ sinh thú y, sao cho chuồng nuôi luôn thoáng mát về mùa hè , ấp áp về mùa đông. Sau mỗi lứa xuất chuồng thì quét vôi khử trùng và đảm bảo khoảng cách hai lứa nuôi là 7 ngày.
3.1.4. Công tác phòng bệnh
Vấn đề phòng bệnh cho gia súc là hết sức cần thiết, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã cho thấy vấn đề phòng bệnh bằng vacxin là quan trọng và cần thiết. Đặc biệt với những hộ gia đình chăn nuôi nhiều gia súc, tiêm vacxin giúp cơ thể tạo miễn dịch, chủ động chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút) tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy tiêm phòng vacxin phải được thực hiện thường xuyên đúng lịch quy định nhằm giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, Trạm thú y thành phố thường xuyên phối hợp cùng cán bộ thú y ở các xã tiến hành tiêm phòng nhiều bệnh cho gia súc trong xã (một số bệnh thường xảy ra như Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, Dịch tả lợn, Lở mồm long móng…). Trong quá trình thực tập tại cơ sở chúng tôi đã tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Kết quả thu được như sau: Tiêm vacxin Tụ dấu … con, Dịch tả lợn … con, Lở mồm long móng: ... lợn nái và ... trâu, bò.
3.1.5. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
Trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở, tôi luôn ý thức được trách nhiệm công việc của mình, kết hợp giữa kiến thức đã học từ nhà trường và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các cán bộ Trạm thú y tôi đã được tham gia điều trị một số bệnh sau.
35
* Tụ huyết trùng lợn
- Triệu chứng: Thời gian nung bệnh 1-2 ngày có khi chỉ vài giờ, bệnh thường có 3 thể: thể quá cấp, cấp tính và mãn tính.
+ Thể quá cấp: Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nằm một chỗ, rúc đầu vào rơm, sốt cao 41-420
C, uống nước nhiều, run rẩy, xuất hiện thuỷ thũng ở cổ họng, hầu sưng, má phị, mặt mũi sưng híp, bụng có khi sưng, hai hàng vú sưng, thở khó, khè khè, 2 mũi phồng ra khép lại, từng hồi, nhịp tim nhanh, các niêm mạc đỏ sẫm, tím bầm, nốt đỏ xuất hiện ở tai, cổ, bụng phía trong đùi, sau 1-2 ngày con vật chết do ngạt thở.
+ Thể cấp tính: Lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao (410C) sau xuất hiện những triệu chứng như thể quá cấp nhưng nhẹ hơn.
Niêm mạc mũi viêm, vật khó thở, thở nhanh, thở khò khè ướt trong phế quản, chảy nước mũi nhờn có mủ, máu, ho khan từng tiếng ho co rút toàn thân, trên da nổi chấm đỏ hoặc đám tím bầm, hầu sưng, thuỷ thũng, lan rộng xuống cổ và cằm lùng nhùng.
Lợn đi táo, sau ỉa chảy, có máu do xuất huyết ruột.
+ Thể mãn tính: Lợn thở khó, nhanh, khò khè, ho từng hồi đặc biệt khi đuổi con vật ỉa chảy liên miên, khớp xương bị viêm, sưng nóng đau, da đỏ từng mảng.
- Điều trị:
+ Dùng Streptomycin đóng lọ 1g
Liều lượng 25 mg/kg trọng lượng, kết hợp với Vitamin B1,VitaminC, Cafein 5ml /50kg thể trọng.
Tiêm 2 lần /ngày, điều trị trong 3 ngày liên tục + Dùng Ampiseptryl đóng lọ 5ml
36
Liều lượng 1ml/10kg thể trọng kết hợp với Vitamin B1,VitaminC, Cafein 5ml/50kg thể trọng.
Tiêm 1 lần/ngày, điều trị trong 4 ngày liên tục.
* Bệnh lợn con ỉa phân trắng
- Nguyên nhân: + Do vi khuẩn E.coli + Do thức ăn, nước uống + Lợn con nuôi dưỡng kém
Thành phần thức ăn cho lợn nái không cân đối sẽ đẻ ra lợn con yếu còi cọc, dễ bị mắc bệnh
Thiếu thức ăn dẫn đến lợn mẹ không có đủ sữa cho lợn con bú, lợn con yếu và háo sữa liếm láp chất thải nền chuồng dễ bị ỉa chảy.
Thức ăn thừa đạm mỡ, dẫn đến thành phần sữa thay đổi lợn con sẽ bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy.
+ Lợn con nuôi dưỡng kém: Thiếu sữa (do mẹ bị viêm vú), thay đổi thức ăn đột ngột (khi cai sữa) dẫn đến rối loạn tiêu hoá, nước uống thiếu hoặc bẩn quá.
+ Do yếu tố chuồng trại: Quá ẩm ướt, quá bẩn, bị gió lùa làm cho lợn con lạnh (nhất là 2-3 tuần đầu sau khi đẻ) sức đề kháng bị giảm nên mắc bệnh.
- Triệu chứng:
Đa số lợn con mắc bệnh nhiệt độ không cao, phân là một biểu hiện chủ yếu của bệnh giúp cho việc chẩn đoán dễ dàng.
Giai đoạn đầu, nửa ngày hoặc một ngày trước khi bệnh thể hiện rõ thấy lợn con đi ngoài khó, đuôi cong, phân táo đen và nhỏ như hạt đậu đen. Giai đoạn sau có triệu chứng phân bắt đầu lỏng dần có màu vàng hoặc màu trắng, sau là màu vàng xanh. Tùy theo lứa tuổi lợn đi tả nhiều lần phân bết, dính xung quanh
37
hậu môn. Tỷ lệ mắc bệnh cao sau những ngày mưa rét, ẩm ướt và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Lợn gầy sút nhanh, bú kém, bỏ bú, ủ rũ đi lại không vững, nôn ra sữa đã đông chưa tiêu, mùi phân tanh, thối. Lợn yếu rất nhanh, lông xù, da mất đàn hồi do mất nước nhiều tỷ lệ tử vong cao 40-70-100%.
- Bệnh tích:
Lợn chết mất nước nghiêm trọng và xác khô, gan có màu nâu đen, dạ dày chứa nhiều cục sữa chưa tiêu và những nốt đen trên thành dạ đày do bị nhồi máu, tim to, cơ tim mềm, đôi khi thấy xuất huyết, ruột non trương dãn to, xuất huyết. Niêm mạc ruột non bị hoại tử từng đám, chất chứa trong ruột có màu vàng xám hay màu trắng xám.
- Phòng và trị bệnh:
+ Phòng bệnh: Nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái tốt, cung cấp đầy đủ Vitamin, khoáng chất, đạm cho lợn mẹ. Lợn con khi đẻ ra phải cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt, đảm bảo đủ ấm cho lợn con mới sinh, chuồng trại sạch sẽ. Tập cho lợn con ăn sớm, lợn mẹ và lợn con được cho ăn uống, vận động hợp lý, đều dặn. Bổ sung sắt cho lợn bằng cách tiêm Fe Dextran-B12 lần 1 từ 3-5 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 10 ngày.
+ Điều trị: Cung cấp chất điện giải cho lợn con, có thể dùng chất chát như (nước lá ổi, nước lá hồng xiêm) cho uống, dùng kháng sinh điều trị, có thể dùng một số loại thuốc sau:
Gen-Norfcoli: Thuốc đóng lọ 10ml
Liều tiêm 1ml/10kgTT/lần, dùng 2 lần/ngày, liệu trình 3-5 ngày. Kết hợp với Bcomplex, Vitamin B1.
P.T.L.C: ống 5ml Liều dùng 1ml/10kgTT
38
Đối với lợn dưới 10kgTT thì lấy 1ml PTLC pha với 10ml nước cất rồi tiêm 1ml đã pha loãng cho 1kgTT/lần. Dùng 2 lần/ngày.
Liệu trình 3-4 ngày
Kết hợp với Bcomplex, Vitamin B1.
Kết quả điều trị 115 con, khỏi 115 con, tỷ lệ đạt 100%
* Hecni âm nang (thoát vị bẹn)
- Nguyên nhân: Hecni âm nang chủ yếu do bẩm sinh. Trong quá trình phát triển của bào thai, ống bẹn được hình thành quá rộng, khi gia súc ăn no, chạy nhảy, làm việc nặng, áp lực xoang bụng tăng sẽ đẩy ruột hoặc màng treo ruột qua ống bẹn chui vào bao dịch hoàn.
- Triệu chứng: Nhìn bên ngoài thấy bao dịch hoàn của gia súc căng to khác thường, các nếp nhăn vốn có của bao dịch hoàn thường bị biến mất. Khi sờ nắn, ấn tay vào bao dịch hoàn có cảm giác mềm, có thể dưa một phần vật trong bao dịch hoàn vào trong xoang bụng làm cho bao dịch hoàn nhỏ đi. Nếu ta thôi ấn tay thì thể tích của bao dịch hoàn trở lại như cũ. Gia súc ăn uống và vận động bình thường.
- Điều trị: Phương pháp điều trị Hecni âm nang dùng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa đưa ruột vào trong xoang bụng và khâu kín lỗ bẹn lại. Kết quả điều trị 5 con, tỷ lệ đạt khỏi 100%.
* Bệnh ghẻ
- Nguyên nhân: Do Sarcoptes scabiei suis
- Triệu chứng: Lợn bị ghẻ ngứa, khó chịu. Con ghẻ tiết bọt có độc tính làm cho lợn ngứa ngáy, cọ xát đến chảy máu da. Ghẻ đào hang làm các chân lông sưng lên, lông dễ bị rụng, da bị viêm khô lại, đóng vẩy, lợn mất ăn mất ngủ, gầy yếu dần.
39
- Điều trị: Tắm cho lợn bằng nước xà phòng, dùng thuốc tiêm Hanmectin-25%
Liều lượng 1ml/10kgTT. Nếu nặng có thể tiêm nhắc lại lần 2 sau 7 ngày. Kết quả điều trị 7 con, tỷ lệ khỏi 100%
* Bệnh bại liệt
- Nguyên nhân: Do chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái kém, thức ăn không đủ Canxi, Phôtpho, do lợn nái không được chăn thả nên thiếu ánh sáng.
- Triệu chứng: Lợn đi lại khó khăn đặc biệt là 2 chân sau bước đi xiêu vẹo, tập tễnh, có con không đi lại được, lợn ăn ít.
- Điều trị:
+ Hộ lý: Để vật nằm trên nền chuồng có đệm rơm rạ hay cỏ khô dày và sạch sẽ. Hàng ngày trở mình cho con vật dùng dầu nóng xoa bóp mạnh hai chân.
+ Dùng thuốc: Trong quá trình điều trị tôi đã dùng một số loại thuốc sau: Cancium F, Calci-B12, Vtamin B1, Strychnin-B1, trộn kết hợp vào tiêm.
3.1.6. Công tác khác
- Thiến lợn đực ... con đảm bảo an toàn
- Tẩy giun sán cho đàn lợn con sau cai sữa ... con đảm bảo an toàn - Tiêm Fe dextran-B12 cho lợn con theo mẹ vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10. Kết quả tiêm được ... con đảm bảo an toàn
- Thiến lợn cái ... con đảm bảo an toàn - Thiến cho đực ... con đảm bảo an toàn
40
Bảng 3.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung Số lượng
(con) Kết quả Tỷ lệ
(%) Công tác tiêm phòng vacxin
- Dịch tả lợn 155 An toàn 100 - Tụ - dấu lợn 155 An toàn 100 - Lở mồm long móng + Lợn nái 54 An toàn 100 + Trâu bò 37 An toàn 100 Công tác điều trị - Tụ huyết trùng lợn 10 10 100
- Bệnh lợn con ỉa phân trắng 73 73 100
- Bại liệt 3 3 100
- Bệnh ghẻ 7 7 100
- Hecni âm nang 3 3 100
Công tác khác
- Tẩy giun sán 45 An toàn 100
- Tiêm Fe dextran-B12 69 An toàn 100
- Thiến lợn đực 31 An toàn 100
- Thiến lợn cái 13 An toàn 100
- Thiến chó đực 2 An toàn 100
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề.
3.2.1. Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ tại một sốthôn thuộc xã Lạc Lương huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình. thôn thuộc xã Lạc Lương huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình.
41
Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại một số xóm điều tra Địa điểm (xóm) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Quyết Thắng 83 18 21,68 Lương Mỹ 92 25 27,17 Lương Tiến 101 30 29,70 Tổng 276 73 26,45
Nhận xét: Qua bảng 3.2 cho thấy phân trắng lợn con xảy ra ở 3 xóm Quyết Thắng, Lương Mỹ, Lương Tiến thuộc xã Lạc Lương. Tổng số lợn điều tra là 276 con thì có tới 73 con mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 26,45%). Trong đó tỷ lệ mắc cao nhất là xóm Lương Tiến 29,70%, thấp nhất là xã Quyết Thắng 21,68%. Qua điều tra cho thấy các xóm trên còn tồn tại một số hạn chế trong chăn nuôi lợn như:
- Công tác vệ sinh chưa đảm bảo, chuồng trại ẩm thấp, chưa có hố ủ phân. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn E.coli tồn tại và phát triển.