Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Theo dõi bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ và hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Norfloxacin 5%, Colistin tại xã Lạc Lương - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình. (Trang 36)

Được sự quan tâm của Nhà nước đến sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và ngành thú y nói riêng, đã có nhiều nhà khoa học đã xây dựng được nhiều công trình khoa học đóng góp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi thú y. Trong đó bệnh phân trắng lợn con được nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập tới việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp phòng trị.

Ở nước ta vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh phân trắng lợn con đã có từ rất lâu và ngày càng phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung và trong nông hộ. Ngày nay vớí sự phát triển của khoa học kĩ thuật bệnh phân trắng lợn con đã phần nào được khống chế, nhưng việc loại trừ nó trong chăn nuôi thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng còn rất nhiều khó khăn không chỉ ở nước ta (Đặng Xuân Bình và cộng sự, 2003) [2]. Chính vì vậy, bệnh phân trắng lợn con đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Theo Phan Đình Thắm (1995) [16]: Nhất thiết lợn con sơ sinh phải được bú sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kkháng chống đỡ bệnh tật. Trong sữa đầu có albumin và globulin cao hơn sữa thường, đây là chất chủ yếu giúp

29

cho lợn con có sức đề kháng. Vì thế cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu của lợn mẹ.

Các tác giả Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên (1993) [15] cho biết: bộ máy tiêu hoá ở lợn con phát triển nhanh xong khả năng chống đỡ của đường ruột và dạ dày là rất yếu, do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh đường tiêu hoá cho lợn con.

Đặng Xuân Bình (2005) [3] thông báo: đã nghiên cứu sản xuất kháng thể qua lòng đỏ trứng gà để phòng trị bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra cho lợn con.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2002) [1] cho rằng: việc bổ sung Dextral –

Fe cho lợn con có tác dụng phòng bệnh phân trắng, tăng khả năng sinh trưởng và cho hiệu quả cao.

Lê Văn Phước (1995) [14] cho rằng: nếu tỉ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con thay đổi theo sự biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm trung bình thay đổi hàng tháng, có tương quan thuận với âm độ không khí. Do đó, để hạn chế tỉ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con thì ngoài các biện pháp thú y cần phải đảm bảo chế độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.

Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995) [5] cho biết việc sử dụng các chế phẩm trợ sinh học bổ sung cho lợn, thấy lợn vừa có khả năng phòng bệnh đường tiêu hoá, vừa có khả năng chống rối loạn sinh trưởng ở gia súc non.

Cũng theo Đào Trọng Đạt cùng công sự cho biết nguyên nhân gây bệnh lợn con ỉa phân trắng là hội cứng khó tiêu ở gia súc non, chủ yếu là ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu, thức ăn hay thức ăn cho lợn mẹ kém phẩm chất, chuồng trại ẩm ướt nền chuồng lạnh đã tác động vào cơ thể lợn con gây rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hoá.

30

Một phần của tài liệu Theo dõi bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ và hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Norfloxacin 5%, Colistin tại xã Lạc Lương - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình. (Trang 36)