Diễn biến dịch bệnh và cách phòng trị bệnh trên tôm nuôi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phân bố, sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng cao su (hevea brasilensis) trồng tại công ty 74, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 27 - 30)

Diễn biến dịch bệnh

Năm 1990, Việt Nam có hơn 187.000 ha mặt nước nuôi tôm với sản lượng đạt được khoảng 31.000 tấn. Năm 1995, diện tích nuôi tăng lên 260.000 ha, sản lượng đạt được 52.000 tấn. Với sự phát triển nhanh chóng, không quy hoạch đã dẫn đến dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi. Năm 1994, dịch bệnh bùng phát tại Đồng bằng sông Cửu Long: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Long An, Nha Trang … gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho bà con nuôi tôm. [21]

Năm 1996, tại các tỉnh miền Nam (từ Phú Yên đến Cà Mau) dịch bệnh đã xảy ra trên 84.917 ha, trong đó nuôi quảng canh: 52.017 ha, quảng canh cải tiến: 29.011 ha, bán thâm canh: 3.829 ha. Các tỉnh bị dịch bệnh nặng như Cà Mau hơn 70.000 ha, Kiên Giang hơn 4.000 ha, Bến Tre hơn 3.000 ha. Tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. [21]

Năm 1997, theo ước tính của Nguyễn Việt Thắng (báo cáo nghiên cứu khoa học) tỉnh Bến Tre bị thiệt hại nặng nề nhất với 20% tôm thả bị chết, Trà Vinh với hơn 15% tôm thả bị chết. Cũng trong thời gian này dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng ở các tỉnh Miền Trung, đặc biệt vào tháng 2-3. Tổng số diện tích bị bệnh chiếm khoảng 80% tổng diện tích nuôi trồng gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền Trung. [22]

Theo báo cáo kết quả Nuôi trồng thủy sản năm 2003 của ngành đã đưa ra vài con số: Cả nước có 546.757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích bị bệnh khoảng 30.083 ha. Riêng các tỉnh thành ven biển từ Ðà Nẵng đến Kiên Giang có tới 29.200 ha nuôi tôm bị chết, chiếm 97,06% diện tích có tôm bị chết trong cả nước. Các bệnh xảy ra với tôm chủ yếu là đốm trắng (WSSV), bệnh MBV (Monodon Baculovirus), bệnh do vi khuẩn vibrio, bệnh do ký sinh trùng, gần đây xuất hiện thêm bệnh phân trắng, teo gan ở một vài nơi. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho thấy: Thanh Hóa có hơn 40% diện tích nuôi tôm bị nhiễm virut đốm trắng, tập trung ở vùng nuôi tôm công nghiệp như Khu công nghiệp Hoằng Phụ, với 70/110 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh. Nghệ An có 47,8% diện tích nuôi tôm nhiễm virus đốm trắng; 30,4% bệnh MBV; 54,5% bệnh đầu

vàng. Ở Hà Tĩnh, trong số 150 ha nuôi tôm bị bệnh, có 67 ha nhiễm bệnh virus đốm trắng, trong đó 27 ha có tôm nuôi chết hoàn toàn. Ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, cũng có từ xấp xỉ trăm ha cho tới vài trăm ha nuôi tôm bị bệnh.[18]

Tại các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ, theo Phòng bệnh học thủy sản -Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III, Khánh Hòa có tỷ lệ diện tích nuôi tôm bị bệnh thấp nhất 14,3%, cao nhất ở Ninh Thuận 52,4%. Tỷ lệ nhiễm virus đốm trắng ở tôm nuôi tại khu vực này tuy có giảm nhưng bệnh phân trắng, teo gan lại xảy ra hầu hết ở các vùng nuôi trọng điểm như Ninh Hải, Phan Rang, Ninh Phước có những nơi lên tới 90-95% tôm bị nhiễm bệnh.[18]

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, tại các tỉnh Nam Bộ tỷ lệ nhiễm bệnh virus đốm trắng trên mẫu tôm ở ao nuôi quảng canh cải tiến chiếm tới 56%, 50% tôm nhiễm bệnh MBV. Bệnh virus đốm trắng gây chết tôm hàng loạt, tác hại lớn đến năng suất, sản lượng tôm của khu vực.[18]

Năm 2007, dịch bệnh đã bùng phát trên hơn 30 ha ao nuôi tôm trên cát ở huyện Phù Mỹ (Bình Định). Tôm chết chủ yếu ở giai đoạn 30 - 40 ngày nuôi gây tổn thất hàng chục tỉ đồng. Năm 2005, vùng nuôi tôm trên cát trọng điểm tỉnh Bình Định tập trung tại hai xã Mỹ An, Mỹ Thắng (Phù Mỹ) cũng xảy ra dịch bệnh.[19].

Trong năm 2011, Đồng Bằng Sông Cửu Long có gần 97.700ha tôm nuôi bi dịch bệnh, trong đó trên 82.000 ha nuôi tôm sú và gần 15.700 ha tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại. Sóc Trăng, vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất cả nước, chịu thiệt hại nặng nhất với 25.000 ha.

Đầu năm 2012, tình hình dịch bệnh tôm cũng diễn biến khá phức tạp, dự báo một năm khó khăn cho ngành tôm nuôi Việt Nam. Tính đến hết tháng 3 năm 2012, theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại khoảng 11.384,7 héc ta, chiếm 2,37% tổng diện tích thả nuôi, chủ yếu tại các tỉnh phía Nam. Trong đó, diện tích tôm sú bị thiệt hại là 11.384,7 héc ta (chiếm 2,26% diện tích thả nuôi 503.820,9 héc ta), tôm chân trắng là 612 héc ta (chiếm 19,66% diện tích thả nuôi 3.112,3 héc ta).

Dịch bệnh trên tôm He chân trắng qua các năm có xu hướng tăng mạnh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm.

Cách phòng trị bệnh

Hiện nay vì chưa có phương pháp điều trị bệnh tôm có hiệu quả nên công tác chuẩn đoán bệnh virus và phòng ngừa được sử dụng chủ yếu ở các trại tôm giống nhằm kiểm soát tác nhân gây bệnh từ tôm bố mẹ nhập khẩu, tôm giống từ đó hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh cho động vật thủy sản cũng đang được tiến hành ở cả lĩnh vực hóa học cũng như sinh học.

Trước tình hình thực tế về dịch bệnh trên tôm nuôi như hiện nay thì công tác phòng và trị bệnh đang được rất nhiều ngành quan tâm và đã có sự vào cuộc của các nhà khoa học trong lĩnh vực bệnh động vật thủy sản. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh cho động vật thủy sản nói chung và tôm nuôi nói riêng cũng đang được tiến hành ở cả lĩnh vực hóa học cũng như sinh học.

Để khắc phục tình trạng lệ thuộc vào hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh cho động vật thủy sản nuôi, đảm bảo nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng, thời gian qua đã không ít những nghiên cứu sử dụng thảo dược, chế phẩm sinh học để phòng và trị bệnh cho động vật thủy sản. Điều này hướng đến mục đích làm giảm dịch bệnh, ổn định môi trường ao nuôi và không gây tác hại xấu đến môi trường sinh thái , an toàn với sức khỏe vật nuôi.

Tiến sỹ Quang Linh và ctv đã nghiên cứu Bokashi trầu, một chế phẩm đầu tiên được sản xuất trong nước được kết hợp từ các vi sinh hữu hiệu EM với chiết xuất từ lá trầu để phòng trị bệnh cho một số loài thủy sản. Nhiều hộ nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng Bokashi trầu để phòng và trị bệnh cho tôm và lươn nuôi. Tại ấp xã Tân Duyệt, huyên Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, chế phẩm đã điều trị sạch bệnh cho hơn 50ha tôm sú bị bệnh phân trắng[9].

Sản phẩm VTS1- c và VTS1- T là sản phẩm thảo dược phối chế từ các hoạt chất tách chiết từ củ tỏi (Allium sativum), sài đất (Weledia calendulacea, nhọ nồi (Elista alba Hassk) để phòng và trị bệnh cho tôm sú và cá tra nuôi lồng để phòng trị một số bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella tarda, Hafnia alvei, Vibrio harveyi, Vibrio alginolyticus[26].

Ngoài ra cách phòng trị bệnh cho động vật thủy sản theo kinh nghiệm từ dân gian: Anh Lê Đức Xuân nằm ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Văng, tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng tỏi để phòng bệnh cho tôm. Củ tỏi được bóc sạch vỏ, giã nhuyễn, đem chưng vàng với dầu thực vật, theo tỷ lệ: 1 kg tỏi cộng với 1 lít dầu ăn, rồi đem trộn với 15 kg thức ăn của tôm, để một thời gian nhất định cho hợp chất trên ngấm đều, sau đó cho tôm ăn cách quãng trong 5 bữa. Đối với phòng bệnh cho tôm cho định kỳ 7 ngày/ lần cho tôm ăn thức ăn có tỏi.

Khu 5, Xí nghiêp Núi Tào công ty TNHH Thông Thuận sử dụng tỏi để phòng bệnh cho tôm trong suốt vụ nuôi với liều lượng 3- 5 ml tỏi xay nhuyễn/ 1kg thức ăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phân bố, sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng cao su (hevea brasilensis) trồng tại công ty 74, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w