0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thực trạng của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ

Một phần của tài liệu KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO PHỤ NỮ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 66 -66 )

2.1.2.1. Những thành tựu đạt được của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ ở nước ta

Một là, Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội… luôn quan tâm đến việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ.

Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc để xây dựng một nền tảng văn hóa tinh thần của toàn xã hội nói chung và của người phụ nữ nói riêng theo hướng lành mạnh, nhân văn, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước ta coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Điều đó được thể hiện qua các Văn kiện Đại hội Đảng, qua các Hội nghị Trung ương, các chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước…

Khi bàn Về công tác cán bộ nữ, trong Nghị quyết số 153-NQ/TW ngày 10/1/1967, Đảng ta ghi nhận những phẩm chất, đạo đức truyền thống của phụ nữ

Việt Nam: “phụ nữ nước ta có truyền thống cách mạng lâu đời, chị en nói chung, nhất là trong công, nông có ưu điểm căn bản là cần cù, đảm đang, chân thực, có đức tính liêm khiết, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong dân chủ, chị em lại giàu tình cảm, có lòng vị tha” 3.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta cũng chỉ rõ: “Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên CNXH” 14, tr.135-136. Để thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12-7-1993 Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới nhằm khẳng

quá trình xây dựng đất nước.

Để cụ thể hóa đường lối Nghị quyết X của Đảng, Bộ Chính trị đã ra Nghị

quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ,

tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời nhấn

mạnh cần: “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có lòng yêu nước, có sức khỏe, trí thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu” 5.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011 được thông qua tại Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản

Việt Nam) đã nhấn mạnh: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có trí thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” 23, tr.76-77.

Đồng thời, Báo cáo của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X về các văn kiện trình Đại hội XI do đồng chí Nông Đức Mạnh trình bày ngày 12/1/2011 nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân… sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính…” 23, tr.40

Cùng với những định hướng phát triển đúng đắn của Đảng, với chức năng của mình, trong những năm qua Nhà nước đã tham gia hoàn thiện Hiến pháp; ban hành, hoàn thiện nhiều các văn bản pháp luật như: Luật di sản văn hóa, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới (2007), Luật Phòng chống bạo lực gia đình (2008), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chiến lược xây dựng gia đình… Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã ký nhiều văn kiện quan trọng cam kết với cộng đồng quốc tế về bảo vệ, phát triển các

quyền cơ bản của phụ nữ ở Việt Nam như Công ước CEDAW, Công ước về quyền con người, Công ước về quyền trẻ em.. Cụ thể hơn nữa, ngày 12/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh

CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2010- 2015", trong đó xác định rõ mục tiêu tuyên

truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước theo tiêu chí: “có lòng yêu nước; có sức khoẻ; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hoá và lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” 37.

Như vậy, có thể thấy với tư cách là chủ thể có vai trò quan trọng nhất định trong định hướng phát triển, xây dựng con người Việt Nam, trong những năm qua sự quan tâm của Đảng, Nhà nước không chỉ thể hiện ở khung pháp lý mà quan trọng hơn ở mức độ nhất định nó đã đi vào cuộc sống. Phụ nữ ngày càng được phát triển hơn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ trong quá trình xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ hiện nay.

Quán triệt đường lối và tinh thần trong các Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, Hội LHPN Việt Nam đã triển khai tập trung chỉ đạo công tác phụ nữ. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ

IX đã chỉ rõ: “Người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng” 35. Tiếp tục định hướng trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ

XI xác định: “Đoàn kết, vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu” 38.

Với những định hướng đúng đắn đó, Hội LHPN Việt Nam đã chỉ đạo Hội phụ nữ các cấp thực hiện và đổi mới nhiều chương trình hành động cách mạng như: “Phụ nữ Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động Phụ nữ cả nước tích cực thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng; Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam hàng năm; Cuộc vận động Mái ấm tình thương; Cuộc thi viết Những tấm gương phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang; Đề án giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi con tốt; Giải 100 nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu; Các phong trào “phụ nữ giúp nhau cùng phát triển kinh tế”, “Thực hành tiết kiệm theo gương Bác”, “giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”… đã thu hút và tập hợp được đông đảo phụ nữ tham gia, góp phần quan trọng vào việc giáo dục phẩm chất đạo đức truyền thống và xây dựng lối sống văn hóa của người phụ nữ hiện đại.

Trong Báo cáo trình bày tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đã đánh giá: “Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ đã hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, kiên trì, bền bỉ phấn đấu, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển của đất nước, trình độ, năng lực, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên; đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ từng bước được cải thiện” 38.

Bên cạnh những hoạt động của Hội LHPNVN, các tổ chức chính trị - xã hội khác như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam... cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục và phát huy các giá trị đạo đức của phụ nữ. Thông qua các chương trình phối hợp như: “Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS”, “Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình”, “Hỗ trợ phụ nữ về học tập và việc làm”... các tổ chức này có những hoạt động ngày càng gần gũi, thiết thực, có sức lan tỏa, phù hợp với đối tượng phụ nữ, được xã hội đồng tình và đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của phụ nữ.

Hai là, những kết quả đạt được của công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ hiện nay

Giáo dục đạo đức là một phương thức cơ bản và hết sức quan trọng để phụ nữ nước ta kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của mình để từ đó định hình và hoàn thiện lối sống. Với vai trò to lớn ấy, giáo dục đạo đức trở thành mối quan tâm và vấn đề cơ bản trong chiến lược giáo dục - đào tạo vì sự phát triển của con người và xã hội. Nó đòi hỏi phải được tiến hành từ trong gia đình tới nhà trường và ngoài xã hội, trong đó, giáo dục trong gia đình và nhà trường chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là “tổ ấm” để nuôi dưỡng con

người từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Đồng thời, gia đình là tế bào, là hạt nhân, là thiết chế cơ bản của xã hội và là hình thức tồn tại của đời sống con người. Sự tồn tại, phát triển của gia đình gắn liền và có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình văn minh, hạnh phúc thì xã hội mới phát triển; ngược lại, xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho gia đình hạnh phúc. Do đó, giáo dục gia đình là nhân tố có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng lối sống trong đó vai trò quan trọng thuộc về những người phụ nữ trong gia đình. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình có vị trí quan trọng và rất được đề cao. Song, trong giai đoạn hiện nay, quá trình CNH, HĐH, hội nhập, toàn cầu hóa đã tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong quan hệ giá trị và tất yếu sẽ có tác động không nhỏ đến các thiết chế gia đình. Vai trò và hiệu quả của giáo dục gia đình đang có những dấu hiệu giảm sút. Nhiều lễ giáo, thuần phong mỹ tục, nề nếp gia phong bị đảo lộn. Hiện tượng con cái bất chấp cả đạo hiếu với cha mẹ, vợ chồng ly hôn, nhất là vấn đề bạo lực gia đình đã không còn là hiện tượng cá biệt trong xã hội.

Theo www.gso.gov.vn (Tổng Cục thống kê) ngày 25/11/2010 về “Kết quả nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam” cho thấy: cứ

3 người phụ nữ có gia đình hoặc từng có gia đình thì có 1 người (34%) đã trải qua một trong những hình thức bạo hành gia đình như bị đánh, mắng, nhục mạ...

Chính sự rối loạn trong quan hệ gia đình là một trong những nguyên nhân làm cho cái ác, cái bất lương có điều kiện phát triển, ảnh hưởng đến việc giữ gìn giá trị phẩm chất đạo đức ấy nhằm xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn minh lành mạnh. Do đó, xây dựng tổ ấm gia đình thành môi trường văn hóa, đạo đức, lối sống lành mạnh là điều kiện cơ bản để giáo dục đạo đức, là điều kiện hình thành và phát triển bền vững lối sống văn hóa của phụ nữ. Mặt khác, những biểu hiện tích cực trong việc truyền dạy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho những thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với nữ giới trong các gia đình Việt Nam hiện nay sẽ đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng lối sống đạo đức lành mạnh mang đậm giá trị nhân văn. Chính vì vậy, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người” 16, tr.112-113.

Bên cạnh gia đình, việc giáo dục đạo đức trong nhà trường là một nhiệm

vụ được quan tâm đặc biệt vì đây là một hình thức giáo dục trực tiếp tác động đến ý thức đạo đức của đối tượng giáo dục. Với mục tiêu “… đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục, 2005, Điều 2), nhà trường được coi là một trong những tổ chức chính thống của xã hội có chức năng giáo dục đạo đức và truyền dạy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Về nội dung giảng dạy trong nhà trường, nhất là môi trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp... các môn khoa học xã hội như: văn học, triết học, lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, cơ sở văn hóa Việt Nam, kỹ năng giao tiếp… có vai trò quan trọng trong việc truyền dạy giá trị đạo đức truyền thống, góp phần xây dựng lối sống, đạo đức cho đông đảo nữ thanh niên - những nữ chủ nhân tương lai của đất nước. Đồng thời, sự phát triển theo xu hướng nhân văn của thời đại và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi nền giáo dục và giáo dục nhà trường phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách

thức giáo dục...

Cùng với gia đình, nhà trường, xã hội đóng vai trò quan trọng đối với việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ. Giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường phải gắn liền với giáo dục xã hội, chuyển những nhu cầu giáo dục xã hội vào đời sống gia đình và nhà trường. Thực tế hiện nay cho thấy, có nhiều phụ nữ trẻ đang ngày càng có nhiều điều kiện để khẳng định mình, khi lập gia đình họ muốn sống độc lập, tách ra khỏi bố mẹ để được sinh hoạt tự do và thoải mái hơn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc điều tra cho thấy

Một phần của tài liệu KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO PHỤ NỮ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 66 -66 )

×