Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 53)

xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ ở nước ta hiện nay là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Như trên đã phân tích, khi nói đến sự nhìn nhận và đánh giá truyền thống và sự kế thừa chúng, người ta thường xuất phát từ nhiều cơ sở khác nhau. Song cần xác định rõ khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của phụ nữ nước ta phải đáp ứng đủ ba yêu cầu:

Đứng trên quan điểm lịch sử biện chứng; Kế thừa phải đi đôi với phát triển; Đồng thời, kế thừa phải gắn với yếu tố thời đại. Có như vậy, chúng ta mới có thể

biến truyền thống thành một động lực của xã hội hiện đại. Rõ ràng, phát triển tất yếu phải có kế thừa và kế thừa là cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển bền vững. Vấn đề còn lại là ở chỗ kế thừa như thế nào để có phát triển bền vững.

Kinh nghiệm của nhiều nước, nhất là những nước có hoàn cảnh gần giống nước ta có thể gợi mở nhiều vấn đề rất đáng được coi trọng. Ở các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… hay Malayxia, Trung Quốc… chúng ta

đều thấy nước nào cũng đề ra một triết lý phát triển xuất phát từ thực tế và đặc điểm văn hóa xã hội của đất nước mình. Tuy cách diễn đạt mỗi nước có khác nhau, nhưng bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước nói trên là đều nhấn mạnh ý thức hướng về quốc gia dân tộc, đề cao tính cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể coi Nhật Bản là một điển hình thành công của việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ

kinh nghiệm của chính mình, người Nhật Bản đã đi đến khẳng định: “Không một nước nào có thể tiến triển được mà lại xem thường quá khứ của mình” 61, tr.249 và trong triết lý giáo dục của Nhật Bản thì kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống được xác định là nội dung cần thực hiện trước hết. Có thể thấy, các giá trị truyền thống của Nhật Bản không những làm nền tảng để Nhật Bản thành công trong công cuộc phát triển đất nước của mình, mà còn làm cho Nhật Bản vẫn giữ được bản sắc, tinh thần dân tộc của mình trên trường quốc tế.

Trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay khi chúng ta hội nhập quốc tế và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cần có sự hiểu biết để kế thừa sâu sắc các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ trong lịch sử cũng như những giá trị đạo đức, lối sống tiến bộ của nhân loại để từ đó có sự chọn lọc cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình xây

dựng lối sống. Ví dụ, trong truyền thống người phụ nữ yêu nước là yêu non

sông, đất nước, yêu dân tộc, yêu con người, bảo tồn, củng cố, phát huy, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc... thì ngày nay tinh thần yêu nước ấy phải thực hiện được hai nhiệm vụ chiến lược: đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, xây dựng non sông đất nước

ngày càng phát triển giàu mạnh. Tinh thần đoàn kết của người phụ nữ trong

truyền thống chủ yếu bó hẹp ở phạm vi Gia đình - Làng xã - Quê hương - Đất nước nhưng trong thời đại ngày nay tinh thần đoàn kết ấy cần phải mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết với nhân dân tiến bộ thế giới, chống lại mọi chia rẽ, thù hằn, phân biệt chủng tộc, bá quyền nhằm thực hiện

thời đại khi mà khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm vẫn là một giá trị đạo đức tốt đẹp mà người phụ nữ cần kế thừa song phải được bổ sung thêm năng động, sáng tạo...

Mặt khác, trong khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần kiên quyết loại bỏ những truyền thống cũ lỗi thời, không còn phù hợp, đồng thời qua thực tiễn khẳng định những giá trị mới nảy sinh phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Sự biến động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức một cách nhanh chóng, phức tạp, có cả tích cực và tiêu cực. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống có lý tưởng lành mạnh, trung thực, thủy chung với lối sống thực dụng, dối trá ích kỷ, chạy theo đồng tiền hết sức quyết liệt. Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho chúng ta bởi lẽ chúng không chỉ tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong lĩnh vực kinh tế, mà còn nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, đặc biệt là trong xây dựng lối sống. Chính vì vậy, khi đánh giá về tình trạng này, Văn kiện Hội nghị Trung ương 5

Khóa VIII đã chỉ rõ: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dung, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc” 18, tr.46.

Có thể thấy, việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam vừa là đòi hỏi của thực tiễn vừa là tất yếu trong xây dựng lối sống văn hóa của người phụ nữ. Việc chủ động, tích cực kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa của người phụ nữ hiện nay là một yêu cầu khách quan, một nhiệm vụ cấp bách. Bởi lẽ, nó sẽ khắc phục những hạn chế trong lối sống của phụ nữ hiện nay, mặt khác việc kế thừa ấy sẽ ngăn chặn các phản giá trị từ bên ngoài, giữ gìn bản sắc con người Việt Nam, xây dựng môi trường lối sống lành mạnh trước bối cảnh toàn cầu hóa, tạo động lực tinh thần cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam được hình thành và hun đúc từ thế hệ phụ nữ trong lịch sử nổi bật là lòng yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, yêu thương chồng con, phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc... Những đặc điểm này tạo nên cốt cách, bản sắc tinh thần phong phú, tốt đẹp của người phụ nữ. Đây là những giá trị hết sức quý báu, nhất là ở giai đoạn hiện nay khi đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện KTTT đã bước sang giai đoạn toàn cầu hóa thì việc nhận thức đúng đắn về các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa của phụ nữ nước ta là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, tính tất yếu, khách quan của sự phát triển xã hội luôn đặt ra yêu cầu về vấn đề kế thừa các giá trị của thế hệ trước để lại vì không một dân tộc nào có thể phát triển nếu không kế thừa các giá trị của dân tộc mình. Đây là một hiện tượng khách quan, tất yếu của quá trình phát triển.

Do vậy, trong quá trình xây dựng lối sống văn hóa của người phụ nữ Việt Nam hiện nay không thể không kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị đạo đức của người phụ nữ Việt Nam bởi nó được xem như một loại “vắcxin” hữu hiệu để họ có thể ngăn ngừa chủ nghĩa thực dụng, lối sống phương Tây hóa, cá nhân, vị kỷ... đã và đang có nguy cơ làm bào mòn, mờ nhạt các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đồng thời, việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa của phụ nữ nước ta hiện nay là tất yếu khách quan trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Đó là sự đảm bảo cho quá trình xây dựng lối sống mới, chống sự xuống cấp về mặt đạo đức trong lối sống của phụ nữ Việt Nam, vừa đảm bảo cho công cuộc xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

TRONG VIỆC KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM NHẰM XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA

CHO PHỤ NỮ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)