Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

3.2.1 Chú trọng xây dựng môi trường học đường lành mạnh, ngăn chặn những tác động tiêu cực của xu thế hội nhập quốc tế

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Sinh viên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa

92

trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...Một môi trường học đường tích cực là nơi mà ở đó các cán bộ, giáo viên và sinh viên đều muốn sử dụng phần lớn thời gian của mình ở đó.

Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc " Văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp". Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng thật. Nội dung của văn hóa học đường hiện nay của chúng ta rất phong phú, song có thể tóm tắt thành ba vấn đề cơ bản đó là: xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, đạt chuẩn; xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, trong ký túc xá hay nhà trọ, ở gia đình, nơi công cộng; xây dựng "văn hóa ứng xử", "văn hóa giao tiếp".

Khi phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nói rõ: phong trào này nhằm "thiết lập lại môi trường sư phạm với 6 đặc trưng là trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả". Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường. Tác dụng tích cực của văn hóa học đường là xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên chống lại lối sống tiêu cực. Chính vì thế, mỗi nhà trường cần phải xây dựng văn hóa học đường của mình.

Để làm trong sạch và lành mạnh hóa môi trường học đường, ngăn chặn những tác động tiêu cực của xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta cần chú trọng tới các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần nhận thức rõ vai trò của việc xây dựng môi trường học đường lành mạnh và thức hiện nghiêm túc những nội dung cơ bản để xây dựng môi trường đó.

93

Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa học đường thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.

Để làm được điều này thì chẳng đơn giản chút nào, trước tiên các thầy cô giáo phải mẫu mực, các phụ huynh phải làm tấm gương trong cách giao tiếp hàng ngày và cùng kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con em mình trong lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, người lớn chúng ta không mẫu mực sao có thể bắt các em mẫu mực được; Bước thứ hai là mỗi nhà trường cần phải thực hiện tốt việc giám sát quản lý học sinh, sinh viên tại trường để các em tự giác thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường, quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đối với bậc giáo dục đại học, cao đẳng thì các em đã trưởng thành và tự ý thức được việc mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu. Tuy nhiên nhà trường và Đoàn thanh niên cũng rất nên quan tâm đến việc xây dựng văn hóa học đường để giáo dục và hướng các em tới chân, thiện, mỹ, giúp các em hoàn thiện bản thân mình. Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, Ban Quản lý ký túc xá cần đề ra các tiêu chí cụ thể, việc làm thiết thực, tăng cường tuyên truyền và khuyến khích sinh viên tự giác rèn luyện lối sống lành mạnh, xây dựng môi trường giáo dục có văn hóa trong ứng xử và giao tiếp. Thí dụ như không nói tục, chửi thề, giữ gìn trật tự và vệ sinh nơi công cộng, xếp hàng chờ đến lượt không chen lấn xô đẩy tại những nơi công cộng, ăn mặc phù hợp, không uống rượu say, không đánh bạc, không gian lận trong học tập thi cử, đối với các nội quy, quy định thì cần phải có chế tài xử phạt để sinh viên tự giác thực hiện, đồng thời giúp các em hình thành những thói quen tốt.

94

Nhằm góp phần xây dựng và ngày càng phát triển một môi trường văn hóa học đường, nhất là trong trường cao đẳng nghề ở Hà Nội hiện nay ngày càng trong sạch và lành mạnh, cần thực hiện những nội dung sau:

Một là, mỗi nhà trường nên có sự nghiên cứu, khảo sát thực trạng tại trường để nắm bắt được thông tin thực tế. Đồng thời dự đoán tình hình để có thể đưa ra những chuẩn mực có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng trong thời gian dài, phù hợp với tình hình cụ thể của trường và đồng thời phù hợp với văn hóa con người tại địa phương và nhất là đáp ứng được nhu cầu hội nhập và phát triển theo xu hướng chung của đất nước.

Hai là, là việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của sinh viên một cách thiết thực như thư viện, phòng học, phòng tự học, sân bãi thể thao. Không thể yêu cầu hay phát động mọi người xây dựng môi trường văn hóa, sống có văn hóa mọi lúc mọi nơi trong khi các cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ thực hiện điều đó lại thiếu hoặc không có.

Ba là, là việc đưa ra các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội cần có tính thực chất hơn, có chất lượng và hiệu quả xã hội hơn, không chạy theo hình thức, tổ chức những phong trào không thiết thực với đời sống sinh viên cũng như thực tế ở địa phương.

Bốn là, tổ chức một cách có hiệu quả hơn nữa các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ thu hút sinh viên tham gia như chiếu phim vào các buổi tối cuối tuần, câu lạc bộ hát với nhau, câu lạc bộ đờn ca tài tử, các câu lạc bộ bạn giúp bạn, câu lạc bộ thể thao…

Năm là, đưa các quy định về văn hóa học đường vào làm một trong số các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện cũng như xét kết quả thi đua của từng cá nhân, đơn vị.

Thứ hai, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu trong xã hội đặc biệt là tệ nạn trong giáo dục.

95

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, sự chuyển đổi nhanh chóng của nền kinh tế làm cho pháp luật phát triển không kịp và chưa đồng bộ. Do chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu chặt chẽ và chưa nghiêm minh là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng lừa đảo, cướp giật, tham nhũng, hối lộ, làm giàu bất chính và những biểu hiện tiêu cực của đời sống sinh viên.

Trong xã hội, đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, cả hai đều thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Do vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường và của sự phát triển xã hội. Pháp luật vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế thị trường vừa là yếu tố cần thiết để hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thịtrường đối với đạo đức xã hội. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật là phương thức điều chỉnh thông qua các chuẩn mực, các quy định có phạm vi và hiệu quả rõ rệt, bởi vì, việc thực thi pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế. Cùng với sự phát triển của xã hội thì các mối quan hệ càng phong phú hơn và phức tạp hơn, pháp luật càng có vai trò quan trọng hơn trong việc giữ gìn trật tự của các quan hệ xã hội và tạo điều kiện cho sự phát triển của các quan hệ đó theo chiều hướng tích cực. Trên thực tế, hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn còn thiếu những quy định cần thiết trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý hoạt động văn hóa, giáo dục đáp ứng điều kiện kinh tế thị trường. Hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan chức năng bị buông lỏng, còn tình trạng phân biệt đối xử, nể nang, tiêu cực. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản của tác động tiêu cực đến đạo đức của sinh viên. Vì vậy, để xây dựng đạo đức tốt đẹp cho sinh viên cần quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như giáo dục nâng cao ý thức pháp quyền cho sinh viên. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đòi hỏi đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu khoa học pháp lý, tiếp thu, kế thừa những thành tựu chung của nhân loại; tập trung bổ sung quy định cần thiết trong lĩnhvực quản lý kinh tế, quản lý hoạt

96

động văn hóa, giáo dục. Ở đây, việc tiếp thu, kế thừa thành tựu về pháp luật và cơ chế quản lý văn hóa của các nước trên thế giới là biện pháp tốt để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách quản lý xã hội nhằm hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường.

Cùng với hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cần nâng cao chất lượng cán bộ cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cả về năng lực và phẩm chất để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Nhất là các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống những hành vi vi phạm pháp luật như Công an, Thanh tra, Tòa án, Viện kiểm sát,... Kinh nghiệm cho thấy, người phá kỷ cương lớn nhất, vi phạm pháp luật lớn nhất không phải ai khác mà lại chính là những người trong bộ máy Đảng và Nhà nước, những người đang thực thi pháp luật đã bị thoái hóa, biến chất. Vì thế, cần đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, xây dựng bộ máy Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mặt khác, cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo dục pháp luật.

Thứ ba, thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, động lực cho phát triển kinh tế - cơ sở của giáo dục đạo đức mới cho sinh viên. Đạo đức nói chung và đạo đức của sinh viên nói riêng chịu sự quy định của sự phát triển kinh tế - xã hội cho nên muốn định hướng các giá trị đạo đức cho sinh viên trước tiên phải định hướng ngay trong cơ sở kinh tế - xã hội sản sinh ra nó. Chính vì vậy, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để nền kinh tế đó vận hành theo đúng quy luật kinh tế thị trường và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa là yếu tố quyết định sự hình thành đạo đức mới của thanh niên.

Bên cạnh việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật thì Đảng và Nhà nước cần phải có một hệ thống chính sách xã hội đảm bảo sự phân phối về vật chất và tinh thần của con người trên cơ sở bình đẳng, đảm bảo lợi ích chung cho xã hội. Chính sách xã hội thể hiện bản chất nhân đạo, tiến bộ của một chế độ xã hội, phụ thuộc vào tính chất ưu việt của giai cấp cầm quyền. Việt Nam đang

97

trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, dựa trên sứ mệnh lịch sử của mình để thực hiện sứ mệnh lịch sử được cả dân tộc giao phó. Đó chính là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đảm bảo “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”[33;tr.26]. Đối tượng trong chính sách xã hội của Nhà nước ta luôn quan tâm chú ý đó là tầng lớp sinh viên như: chính sách cho sinh viên vay vốn để hỗ trợ học tập, chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí cho sinh viên có hoành cảnh khó khăn, sinh viên gia đình chính sách... đã làm rõ bản chất nhân đạo, hướng tới mục đích: ai ai cũng được học hành.

Thực hiện tốt chính sách xã hội là cầu nối giữa kinh tế và đạo đức. Kinh tế không tác động trực tiếp đến đạo đức mà luôn thông qua một khâu trung gian, đó là các chính sách kinh tế - xã hội. Muốn thực hiện tốt các chính sách xã hội, thì điều đầu tiên là phải phát triển kinh tế, nân cao năng suất lao động. Tại đại hội X, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế xã hội”[33;tr.26].

Thông qua chính sách xã hội và cách thức tiến hành thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước để khẳng định những chuẩn mực đạo đức mới được hình thành và phát triển. Khi những chính sách xã hội được đảm bảo công bằng, vì nhân dân thì các giá trị đạo đức mới có cơ sở để bám rễ vào đời sống nhân dân, có điều kiện để đẩy mạnh giáo dục đạo đức mới cho sinh viên.

3.2.2. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức mới nhằm tạo điều kiện phát triển toàn diện cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

Giáo dục là yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển đạo đức của sinh viên. Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Giáo dục trong nhà trường cũng đóng vị trí quan trọng trong việc hình thành hệ thống chuẩn mực đạo đức cá nhân cho sinh viên. Vì

98

vậy, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội hiện nay cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

Thứ nhất, hiện nay, sinh viên các trường đại học, cao dẳng được giáo dục đạo đức mới chủ yếu là qua các bài giảng trên lớp của các môn khoa học Mác – Lênin, khoa học xã hội và nhân văn, đạo đức học, qua các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, các phong trào hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên... Do vậy, đòi hỏi nhà trường, giáo viên, các tổ chức đoàn thể phải không ngừng đổi mới nội dung cần tập trung vào những vấn đề cơ bản, mang tính thiết thực cho sinh viên, phải chú trọng đến cả đức lẫn tài, phẩm chất và năng lực để sinh viên có thể đáp ứng tốt được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của quá trình toàn cầu hóa. Các trường cần phải tăng cường đổi mới nội dung giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc giảng dạy các môn học này cần thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước và của Bộ giáo dục – đào tạo.Trong nghị quyết Đại hôi thứ IX của Đảng đã khẳng

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)