7. Kết cấu của luận văn
3.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh
cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay
3.1.1. Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay phải gắn liền với việc xây dựng môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, và môi trường giáo dục thân thiện
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự quy định của đời sống kinh tế, là sự phản ánh quan hệ lợi ích của con người. Trong mối quan hệ giữa đạo đức với kinh tế và đạo đức với các hình thái ý thức xã hội khác như: pháp luật, chính trị... thì kinh tế giữ vai trò quyết định, pháp luật bổ sung cho những mặt, những khía cạnh mà đạo đức chưa chế định được, vì thế đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nền tảng đạo đức từ những điều kiện vật chất kinh tế xã hội nhất định, và với sự trợ giúp của pháp luật để tạo môi trường cho giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được phát huy, lan tỏa.
Khi nói về vai trò của môi trường xã hội, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”. Môi trường xã hội lành mạnh chính là cơ sở đầu tiên mà ở đó việc định hình và xây dựng đạo đức mới cho sinh viên mới có thể được tiến hành thuận lợi. Đây chính là tiền đề,
82
điều kiện và là những yếu tố có tính vật chất quy định và tác động lớn tới nhận thức, tình cảm, lối sống và sự hình thành nhân cách ở mỗi sinh viên.
Môi trường xã hội được coi là trong sạch, lành mạnh là môi trường trong đó có sự phát triển hài hòa, bền vững giữa kinh tế, chính trị, văn hóa và đạo đức. Ở đó, sự phát triển của kinh tế tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các mặt của đời sống xã hội và ngược lại, chính sự phát triển các mặt của đời sống xã hội lại tạo động lực và định hướng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, nếu chúng ta tạo dựng được một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, hình thành và phát triển nhân cách đạo đức con người mới cho sinh viên, giúp sinh viên vươn lên làm chủ bản thân và xã hội.
Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Kinh nghiệm của nhiều nước khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam chỉ ra rằng, chúng ta không thể chấp nhận một sự tăng trưởng đơn thuần về kinh tế bằng mọi giá mà để cho bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có đạo đức bị suy thoái. Đồng chí Đỗ Mười đã từng nhấn mạnh rằng trong khi chăm lo phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu bền của quốc gia, không chỉ đơn thuần là vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến và tài nguyên giàu có, mặc dù điều đó là quan trọng mà chủ yếu là do trí tuệ của con người, do khả năng sáng tạo của toàn dân được hình thành từ truyền thống văn hóa Việt Nam. Đó là kho tàng tri thức, tâm hồn, đạo lý, tính cách, lối sống, trình độ thẩm mỹ của từng người và của cả cộng đồng dân tộc.
Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là môi trường kinh tế lành mạnh, là tiền đề bảo đảm cho các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được phát huy và phát triển đúng hướng, điều đó đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước và việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.
83
Ở nước ta, tăng trưởng kinh tế cần đi liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh thể hiện tính nhân văn trong việc giải quyết quan hệ lợi ích, là môi trường trực tiếp cho đạo đức phát triển, các giá trị truyền thống được phát huy. Quan hệ lợi ích trong đời sống xã hội phụ thuộc vào các chính sách kinh tế xã hội và việc giải quyết các quan hệ lợi ích của Đảng và Nhà nước. Nếu chính sách kinh tế - xã hội không phù hợp quy luật thực tiễn của đất nước và thời đại sẽ gây xáo trộn trong quan hệ lợi ích và do vậy có tác động xấu đến đời sống đạo đức. Còn khi chính sách kinh tế xã hội đúng đắn, bảo đảm kết hợp hài hòa các lợi ích sẽ tạo cơ sở cho việc xác lập các quan hệ lợi ích lành mạnh trong xã hội. Do đó các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước phải chú trọng kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần... Nhà nước điều tiết các quan hệ lợi ích thông qua pháp luật, kế hoạch, các chính sách và các công cụ vĩ mô khác như tài chính, tiền tệ, thuế... để tạo nên sự phát triển đất nước.
Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh cần chú ý kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, vì chính sách kinh tế là nhằm vào mục tiêu phát triển xã hội, góp phần xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Mỗi chính sách xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế sẽ có ý nghĩa thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Nhà nước cần can thiệp có hiệu quả vào việc giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc thực thi các chính sách xã hội cơ bản như giải quyết việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách phòng ngõa, bài trừ tệ nạn xã hội... Phát triển kinh tế phải đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích dân tộc. Phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội về đạo đức. Không chờ cho kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội.
Để tạo điều kiện cho việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên ở Hà Nội nói chung, sinh viên các trường cao đẳng nghề nói riêng, cần chú ý giải quyết tốt những việc sau:
84
Trước hết, phải tạo nên những điều kiện, tiền đề cần thiết để thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng, phát triển kinh tế bằng cách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Là thành quả của cả nhân loại, kinh tế thị trường bên cạnh những ưu điểm, cũng bao hàm trong nó cả những tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục đạo đức cho sinh viên. Việt Nam là nước đang phát triển, còn nghèo vì vậy phát triển nền kinh tế thị trường là điều đương nhiên, đây là mục tiêu quan trọng của cả dân tộc được Đại hội toàn quốc lần thứ VII khẳng định. Nhưng không phải phát triển nền kinh tế thị trường như các quốc gia phương Tây đang trải qua mà tăng trưởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ đạo đức, tiến bộ xã hội, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nền kinh tế này. Như vậy kinh tế thị trường phải được định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi chính trong nền kinh tế đó, mỗi thành viên trong xã hội không chỉ được hưởng thụ về mặt kinh tế mà còn được hưởng sự công bằng, dân chủ, văn minh trong chính nền kinh tế ấy. Đồng thời nó phải đủ điều kiện cho sự tồn tại và phát triển được những giá trị tiến bộ, những chuẩn mực đạo đức mới và song song với điều đó là có khả năng loại bỏ dần được những mặt phản giá trị, phản đạo đức ra khỏi đời sống xã hội. Do đó, đây chính là môi trường có đủ diều kiện thuận lợi cho việc hình thành các phẩm chất đạo đức mới cho người sinh viên. Đối với sinh viên, họ chưa trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất vật chất của xã hội, song họ chính là lực lượng được đào tạo để sau này tham gia vào quá trình tạo vật chất cho xã hội, đáp ứng đúng những đòi hỏi của sự phát triển của xã hội. Môi trường càng lành mạnh tích cực bao nhiêu thì sự ảnh hưởng của nó đến sự lựa chọn các giá trị chuẩn mực, đạo đức lối sống của sinh viên càng thuận lợi bấy nhiêu.
Hai là, phải tạo ra sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, sao cho mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải nhằm tạo ra những điều kiện, tiền đề vật chất làm cơ sở cho việc thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
85
Ba là, vấn đề mang tính thời sự hiện nay ở nước ta là cần phải đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng và chống tham nhũng, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Đảng và Nhà nước ta đang coi đây là nhũng “nguy cơ”, “thách thức” của dân tộc. Do đó đấu tranh phòng chống tham nhũng là việc làm cấp bách hiện nay và phải được quán triệt từ Trung ương đến địa phương và phải thực hiện một cách triệt để. Việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, khắc phục nững tiêu cực không phải là công việc một sớm một chiều. Nó đòi hỏi tất cả các cấp các ngành phải đồng bộ thực hiện. Làm tốt được điều đó nó sẽ góp phần khơi dậy được “nhân tính” trong mỗi một con người, giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh để giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Hà Nội hiện nay.
Bốn là, tạo lập một môi trường văn hóa lành mạnh, môi trường giáo dục thân thiện là một vấn đề quan trọng. Trong môi trường văn hóa mới, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được lưu gữ và phát huy, trở thành điểm tựa tinh thần của cả dân tộc, có tác dụng định hướng và điều chỉnh hành vi của sinh viên, giúp sinh viên loại bỏ được những tàn dư văn hóa lạc hậu, tiếp nhận những giá trị mới tiến bộ của dân tộc và nhận loại. Sống trong môi trường văn hóa đó, đời sống tinh thần của sinh viến ngày càng được nâng cao, họ thêm yêu, lạc quan vào cuộc sống hiện tại và tương lại. Từ đó, sinh viên sẽ nỗ lực phấn đấu rèn đức, luyện tài để thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình trong cuộc sống. Để xây dựng môi trường văn hóa lành mạng trong nhà trường, chúng ta cần phát động sâu rộng hơn nữa các phong trào hoạt động xã hội như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Lá lành đùm lá rách”..., phát triển mạnh mẽ phong trào thanh niến, sinh viên thi đua học tập, phát triển tài năng, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nâng cao bản lĩnh chính trị, tạo cơ sở, tiền đề cho việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức cho sinh viên.Để sinh viên được học tập trong môi trường văn hóa lành mạnh và để có điều kiện phát triển nhân cách toàn diện đòi hỏi chúng ta phải dành sự quan tâm nhiều
86
hơn nữa cho việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Muốn vậy, cần có sự phối kết hợp của nhiều lực lượng như gia đình, nhà trường, địa phương nơi sinh viên đang tạm trú, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhà trường nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp tác động tích cực đến quá trình hình thành nhân cách đạo đức cho sinh viên.
Năm là, để xây dựng được môi trường xã hội lành mạnh thì không thể thiếu được vai trò của pháp luật trong quản lý của nhà nước. Vì vậy phải hình thành và kiện toàn đồng bộ hệ thống phát luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật chính là công cụ quản lý chủ yếu và có hiệu quả nhất nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một kỷ cương, nền nếp nhất định, tạo ra một xã hội ổn định và trật tự. Nếu phát luật phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh đúng nhu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển sẽ có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế ngày càng tăng trưởng ổn định, bền vững, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, tạo điều kiện hiện thực hóa các quan hệ đạo đức. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trưởng, của quá trình toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã dẫn đến sự xuống cấp về mặt đạo đức trong xã hội. Điều đó đã gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sinh viên, nó đã tác động xấu đến ý thức, hành vi của một bộ phận sinh viên, Vì vậy, điều cần thiết là phải tạo lập được môi trường lành mạnh, có kỷ luật, kỷ cương. Có như vậy mới giúp sinh viên củng cố được niềm tin, từ đó định hướng, điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
3.1.2. Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay phải nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức tương lai vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Sinh viên là bộ phận ưu tú của thanh niên Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò vị trí của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Do đó, quá trình đào tạo sinh viên – người trí thức tương lai phát triển toàn diện, vừa khoa học vừa hết sức tỉ mỉ kĩ lưỡng, vừa phải trang bị đầy đủ kiến thức về lý thuyết, vừa
87
đào tạo sinh viên giỏi thực hành. Muốn vậy, phải luôn quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện, song song với việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, phải chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho sinh viên để xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải giáo dục làm sao để sinh viên không chỉ miệt mài học tập, say mê nghiên cứu khoa học mà còn phải biết thế nào là sống đẹp, sống có ích.
Ở mức độ khái quát nhất, có thể coi nhân cách như một thể thống nhất của hai mặt đức và tài (hay phẩm chất và năng lực, “hồng” và “chuyên”), trong đó “đức” là gốc, là yếu tố nền tảng của một nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất, thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên”, dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng, trên nền tảng giáo dục chính trị và giáo dục tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật.
Trong nhiều năm qua, chúng ta vẫn nói coi trọng công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh viên, nhưng thực tế, công tác này chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hàng năm, các trường tổ chức rất nhiều Hội thảo khoa học, các diễn đàn, các buổi tọa đàm, nhưng phần lớn nội dung tập trung vào công tác nâng cao chất lượng đào tạo, công tác chuyên môn, rất ít bàn đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên, đặc biệt là giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Công tác