231 tỷ đồng trong năm 2009, và đạt 296 tỷ đồng trong năm 2010.
2.3.1.6 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân
Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời gian, các sản phẩm tín dụng từng bước được chuẩn hoá thành nhóm sản phẩm cho từng nhu cầu vốn cụ thể như "Cho vay Cán bộ quản lý điều hành", "Cho vay cán bộ công nhân viên", "Cho vay mua nhà Dự án", "Cho vay mua ô tô", “Cho vay du học”, "Cho vay kinh doanh tài lộc".
Vietcombank cũng đã cho ra đời các sản phẩm dịch vụ đặc biệt cung cấp cho nhóm khách hàng VIP như sản phẩm thấu chi, thẻ Amex .v.v... với những tiêu chuẩn riêng về chế độ phục vụ, hàng loạt các ưu đãi (giảm lãi vay, giảm phí chuyển tiền, chế độ chăm sóc ngày đặc biệt lễ, tết, sinh nhật…).
Bên cạnh đó, với sự ra đời của Phòng Chính sách & Sản phẩm bán lẻtại Hội sở, công tác phân đoạn thị trường đã và đang được xúc tiến dựa trên việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thị trường với mục tiêu tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho từng đối tượng khách hàng.
Nhìn chung, các sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank cũng đáp ứng cơ bản các nhu cầu vốn của khách hàng, song chưa tạo ra được sự khác biệt nổi trội so với các ngân hàng khác (ngoại trừ thẻ tín dụng). Thực trạng này là do mảng tín dụng cá nhân của Vietcombank “sinh sau đẻ muộn” so với một số ngân hàng bạn ngay từ đầu đã xác định chiến lược bán lẻ trong tổng thể hoạt động kinh doanh.
Trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh đã có bề dày phát triển ngân hàng bán lẻ thì để Vietcombank có thể theo kịp và có sức cạnh tranh trên thị trường trong mảng hoạt động này, ít nhất trước mắt Vietcombank phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đồng thời trong tương lai phải có sự vươn lên đi đầu tạo ra các sản phẩm mới mang tính đột phá nhằm đón đầu thị trường.