Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho T.T Yên Thế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn Yên Thế - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái. (Trang 51)

T.T Yên Thế

4.6.3.1. Nhóm giải pháp chung

Đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp bền vững chúng ta phải nghĩ đến môi trường. Phải đảm bảo vững chắc về mặt kinh tế. Do vậy, để giúp nông nghiệp phát triển bền vững chúng ta nên xác định vị trí, vai trò người nông

dân làm gốc. Người nông dân không chỉ sống được mà phải sống tốt hơn. Để

làm được điều này, các nhà hoạch định nông nghiệp cần nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của người nông dân, giúp họ có trình độ nhận thức và kỹ thuật sản xuất vững chắc… Đó là tiền đềđưa nền nông nghiệp phát triển.

• Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai nâng cao trình độ dân trí của người dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

để người dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình.

- Có chính sách cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và bảo vệ

môi trường sinh thái.

- Phần lớn người dân đều thiếu vốn trong sản xuất, ít đầu tư về công cụ

lao động cũng như các hình thức sản xuất cần phải bỏ vốn đầu tư lớn. Vì vậy, cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

- Các chính sách về tín dụng: Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp và thị trường nông nghiệp đến từng người tham gia sản xuất, bằng cách cho vay lãi suất hợp lý; ưu tiên cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất có hiệu quả.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất: Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phân bón, giống cây trồng, vật nuôi thông qua lớp tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn cho người dân thực hiện các loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế

cao.

- Hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục

đích phi nông nghiệp.

• Giải pháp kỹ thuật

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác để tạo dộ phì cho đất

+ Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất bằng các kỹ thuật xen canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủđất đểđạt

được sinh khối tối đa. Sử dụng loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khỏe, sâu để khai thác dinh dưỡng hoặc cây trồng cây họ đậu cố định

đạm. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đối với tất cả

các loại hình sử dụng đất.

+ Làm giàu cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, than đậu).

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những loại hình sử dụng đất thích hợp. - Xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh mương dẫn nước từ các kênh thủy lợi chính nhằm chủ động hơn trong việc tưới tiêu, đảm bảo cung cấp đủ

nước tưới cho cây trồng.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bằng cách đầu tư nâng cấp và mở

mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa.

4.6.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể

* Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm

- Xây dựng thêm các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng thêm các

đập nước, trạm bơm, hệ thống kênh mương nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh tạo khả năng chủđộng trong việc tưới tiêu nước cho cây trồng. Đảm bảo đủ nước cho những cánh đồng ở vàn cao cũng như tiêu ngập úng nước cho những cánh

đồng thấp. Đồng thời cần có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn những giống cây trồng thích hợp đưa những cánh đồng chỉ gieo trồng được 1 vụ lên 2 vụ/năm.

- Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Nhà nước cần có hỗ trợ về giá, giống, phân bón,... Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ

thuật làm đất, gieo mạ, bón phân…

- Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế của từng vùng, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điêu kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm.

- Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp toàn diện.

* Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm

- Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ

trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ ngân sách huyện, tỉnh và trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả, cây lâm nghiệp của huyện, xã.

- Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác… phù hợp với từng giai

đoạn phát triển của cây.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị

trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm quả để người sản xuất yên tâm, chủđộng đầu tư. Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ

PHẦN 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thị trấn Yên Thế, em đã rút ra được những kết luận về việc sử

dụng đất nông nghiệp của địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn Yên Thế - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)