0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Cách thức bên bảo lãnh yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ

Một phần của tài liệu QUY CHẾ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI (Trang 32 -32 )

vụ

Sau khi tổ chức tín dụng thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh thì họ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện bồi hoàn theo các bước sau:

 Bước 1: Ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh căn cứ cam kết nhận nợ trả thay tại hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên, tài liệu và chứng từ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên bảo lãnh trong xác nhận bảo lãnh và gửi thông báo bằng văn bản về việc trả thay cho các bên liên quan đến khoản bảo lãnh

 Bước 2: Sau khi nhận được thông báo của tổ chức tín dụng, các bên được trả thay có nghĩa vụ hoàn trả ngay trong ngày số tiền bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay.

 Bước 3: Trường hợp chưa hoàn trả được số tiền trả thay, căn cứ vào hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh quyết định thời hạn cho vay bắt buộc, kỳ hạn trả nợ, lãi suất cho vay áp dụng cho khoản trả thay đối với bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên bảo lãnh trong xác nhận bảo lãnh. Mức lãi suất cho vay áp dụng tối đa không được vượt quá 150% lãi suất cho vay thông thường đang áp dụng đối với khoản vay có thời hạn tương ứng. Thời điểm để xác định thời hạn cho vay đối với khoản vay kể từ ngày bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện trả thay.

Việc pháp luật qui định về quyền yêu cầu bồi hoàn của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh kèm theo lãi suất là rất hơp lí. Bởi vì xét đến cùng thì ngân hàng thực hiện việc bảo lãnh cũng chỉ nhằm mục đích là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cho vay như là một động lực giúp cho ngân hàng tự tin hơn khi thực hiện bảo lãnh vì ngân hàng biết rằng nếu như bên bảo lãnh không có khả năng trả món nợ mà mình đã trả thay cho khách hàng thì món nợ ấy cũng không mất vào đâu – vì nó đã được chuyển thành khoản nợ vay của khách hàng đối với ngân hàng kèm theo lãi suất .

Một trường hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đặc biệt là đồng bảo lãnh theo đó các bên tham gia đồng bảo lãnh phải cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên được bảo lãnh thì các bên tham gia có trách nhiệm hoàn trả ngay cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận.

33 Quy chế bảo lãnh ngân hàng – Nhóm 7

Ngoài ra , pháp luật về bảo lãnh cũng qui định các trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đó là trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh .Tuy nhiên trong trường hợp này không có nghĩa là các bên liên quan khác cũng được miễn nghĩa vụ, theo đó bên được bảo lãnh và/hoặc bên có liên quan vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật.Mặt khác, trường hợp một trong số thành viên đồng bảo lãnh được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo cam kết bảo lãnh.

2.7 Quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh

Nghĩa vụ bảo lãnh trước hết là một nghĩa vụ dân sự, do đó nó được chấm dứt trong các trường hợp ghi nhận tại Điều 371 Bộ luật dân sự, gồm:

 Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh  Tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh  Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bào đảm khác  Thời hạn của bảo lãnh đã hết

 Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật

 Theo thỏa thuận của các bên

Có thể thấy căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh là khá đa dạng thông qua nhiều con đường khác nhau.

Ngoài ra, nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh còn chấm dứt trong các trường hợp được quy định tại Điều 21 Thông tư 28/2012/TT – NHNN. Cụ thể:

 Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.

 Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh.  Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.  Hiệu lực của cam kết bảo lãnh đã hết.

 Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.  Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

34 Quy chế bảo lãnh ngân hàng – Nhóm 7

KẾT LUẬN

Bảo lãnh ngân hàng là một loại hình nghiệp vụ không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại. Trong suốt thời gian hình thành và phát triển đã chứng minh rằng nghiệp vụ bảo lãnh vừa là một hình thức dich vụ của ngân hàng vừa là chất xúc tác của nền kinh tế đất nước. Với những đặc trưng ưu việt của mình, bảo lãnh ngân hàng ngày càng được ưa chuộng và sử dụng trên Thế giới. Nghiệp vụ bảo lãnh phát triển với nhiều loại hình phong phú đa dạng đã thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế. Pháp luật nghiệp vụ bảo lãnh được ngân hàng Việt Nam xây dựng và hoàn thiện qua từng thời kỳ thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta trong việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng thương mại nói chung. Trên tinh thần đó, bài tiểu luận trên chúng tôi đã cung cấp cho người đọc cơ sở lý luận, thực trạng pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng, cách thức thực hiện trong thực tiễn từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng để nó ứng dụng một các hiệu quả nhất trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

35 Quy chế bảo lãnh ngân hàng – Nhóm 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư 28/2012/TT – NHNN ban hành ngày 03/10/2012

2. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều

3. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-phap-luat-ve-bao-lanh-ngan-hang-o- viet-nam-56669/ 4. http://luanvan.co/luan-van/hoat-dong-bao-lanh-ngan-hang-8082/ 5. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-phap-luat-ve-bao-lanh-ngan-hang-o- viet-nam-56669/ 6. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-giai-phap-phat-trien-hoat-dong-bao- lanh-ngan-hang-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-thuong-viet- nam-25348/ 7. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-giai-phap-phat-trien-hoat-dong-bao- lanh-ngan-hang-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-thuong-viet- nam-25348/ 8. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-giai-phap-phat-trien-hoat-dong-bao- lanh-ngan-hang-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-thuong-viet- nam-25348/ 9. http://www.zbook.vn/ebook/mot-so-giai-phap-phat-trien-thi-truong-bao- lanh-cua-ngan-hang-sai-gon-thuong-tin-sacombank-1399/ 10.http://bichvan.vn/cac-hinh-thuc-bao-lanh-ngan-hang-ctbv185.html 11.http://www.agribankbinhdinh.com.vn/dichvu.asp?ID=24&loai=BL

36 Quy chế bảo lãnh ngân hàng – Nhóm 7

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

---0---

NỘI DUNG NGƯỜI THỰC HIỆN GHI CHÚ

Chương1 : Một số vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàng và pháp luật bảo lãnh ngân hàng

1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Phan Thị Ngọc Điệp 1.2 Các thành phần trong một nghiệp vụ bảo

lãnh ngân hàng

1.3 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 1.4 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

1.5 Phân loại bảo lãnh ngân hàng Võ Thị Lệ Huyền Nguyễn Trần Ý Nhi 1.6 Các hình thức bảo lãnh ngân hàng

1.7 Điều kiện bảo lãnh ngân hàng 1.8 Phạm vi bảo lãnh ngân hàng

Chương 2: Trình tự thủ tục bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam

2.1 Hồ sơ bảo lãnh ngân hàng Võ Thị Lệ Huyền Nguyễn Trần Ý Nhi

2.2 Hợp đồng bảo lãnh Đinh Thùy Trinh

2.3 Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh

2.4 Cam kết bảo lãnh Bùi Ngọc Thảo

Lê Thị Điệp 2.5 Phía bảo lãnh

2.6 Trình tự thủ tục bảo lãnh

2.7 Quy định về chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh

Thuyết trình Bùi Ngọc Thảo

Phan Thị Ngọc Điệp

Trình bày slide Lê Thị Điệp

Soạn câu hỏi Võ Thị Lệ Huyền

Nguyễn Trần Ý Nhi Tổng hợp và trình bày tiểu luận Phan Thị Ngọc Điệp

Một phần của tài liệu QUY CHẾ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI (Trang 32 -32 )

×