cường độ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm
2.4.1.1. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm qua kiểm tra phân
Trong thời gian thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thu thập và xét nghiệm 300 mẫu phân gà ở hai lô thí nghiệm (Lô I và Lô II) bằng phương pháp phù nổi Fulleborn.
Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 2.1. Qua bảng 2.1 cho thấy:
Kiểm tra 150 mẫu phân gà ở lô I có 54 mẫu nhiễm noãn nang Cầu trùng, chiếm tỷ lệ 36,00 %. Trong đó có 36 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 66,67 %; 12 mẫu nhiễm cường độ (++) chiếm 22,22 %; 4 mẫu nhiễm cường độ (+++) chiếm 7,41 %; 2 mẫu nhiễm cường độ (++++) chiếm 3,70 %.
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của thuốc Bio - Anticoc và Rigecoccin-WS đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng qua kiểm tra mẫu phân
Lô TN Số mẫu kiểm tra Tỷ lệ
nhiễm Cường độ nhiễm
n %
+ ++ +++ ++++
n (%) n (%) n (%) n (%) Lô I 150 54 36,00 36 66,67 12 22,22 4 7,41 2 3,70 Lô II 150 65 43,33 36 55,38 19 29,23 7 10,77 3 4,62
Với 150 mẫu nhiễm ở lô II thấy 65 mẫu nhiễm noãn nang Cầu trùng, chiếm tỷ lệ 43,33 % cao hơn lô I là 7,33 %. Trong đó có 36 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 55,38 % thấp hơn lô I là 11,29 %; 19 mẫu nhiễm cường độ (++) chiếm 29,23 % cao hơn lô I là 7,01 %; 7 mẫu nhiễm cường độ (+++) chiếm 10,77 % cao hơn lô I là 3,36; 3 mẫu nhiễm cường độ (++++) chiếm 4,62 % cao hơn lô I là 0,92 %.
Từ kết quả trên tôi có nhận xét như sau: Gà ở lô thí nghiệm II có tỷ lệ và cường nhiễm Cầu trùng cao hơn lô thí nghiệm I. Mặc dù trên cùng một giống gà F1 (Ri x Lương Phượng), điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau nhưng tỷ lệ và cường độ nhiễm có sự khác nhau là do gà ở lô thí nghiệm I dùng thuốc Bio - Anticoc để phòng. Đó là thuốc mới được sử dụng, dùng với thời gian ngắn nên các loại Cầu trùng chưa có khả năng kháng thuốc, hiệu quả phòng bệnh cao. Còn lô thí nghiệm II gà được dùng Rigecoccin - WS để phòng. Thuốc này đã được trại sử dụng trong thời gian dài nên Cầu
tùng đã có khả năng kháng thuốc, hiệu quả phòng bệnh thấp hơn. Chính vì vậy mà gà ở lô I có tỷ lệ và cường độ nhiệm bệnh thấp hơn gà ở lô II.
Từ phân tích kết quả trên, tôi có kết luận trùng với lời khuyến cáo của Lê Văn Năm, (2003) [13], Để nâng cao hiệu lực của công tác phòng bệnh và điều trị bệnh Cầu trùng đạt kết quả tốt nhất, khi đã dùng một loại thuốc nào đó với mục đích phòng bệnh, thì khi bệnh xẩy ra nên dùng thuốc thuộc nhóm thuốc khác để điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn.
Trong quá trình dùng thuốc chống Cầu trùng phải thay đổi thuốc thường xuyên (3 - 4 năm 1 lần) bởi vì sử dụng thuốc liên tục trong khoảng thời gian dài (10 - 12 vòng đời), Cầu trùng sẽ có khả năng kháng thuốc.
96 36 12 4 2 Không nhiễm Nhiễm + Nhiễm ++ Nhiễm +++ Nhiễm ++++
85 36 19 7 3 Không nhiễm Nhiễm + Nhiễm++ Nhiễm +++ Nhiễm ++++
Hình 2.2. Biểu đồ cường độ nhiễm Cầu trùng qua kiểm tra mẫu phân lô II
2.4.1.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi ở gà thí nghiệm
Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu phân và xét nghiệm theo từng tuần tuổi của gà thí nghiệm. Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng theo lứa tuổi gà thể hiện qua bảng 2.2 và 2.3.
Qua bảng 2.2 cho thấy:
- Tuần tuổi đầu tiên, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô thì ở cả lô I và lô II đều không tìm thấy noãn nang Cầu trùng.
- Tuần tuổi thứ 2, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô I có 7 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 46,67 %, ở lô II có 6 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 40,00 % thấp hơn lô I là 6,67 %.
- Tuần tuổi thứ 3, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô cho thấy:
Ở lô I có 9 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 60,00 %, ở lô II có 10 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 66,67 % cao hơn lô I là 6,67 %.
- Tuần tuổi thứ 4, xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô thấy:
Ở lô I có 9 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 60,00 %, lô II có 12 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 80,00 % cao hơn lô I 20,00 %.
- Tuần tuổi thứ 5, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô cho thấy:
Ở lô I có 6 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 40,00 %, ở lô II có 8 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 53,33 % cao hơn lô I 13,33 %.
- Khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô ở tuần tuổi thứ 6 cho thấy:
Ở lô I có 7 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 46,67 %, ở lô II có 12 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 80,00 % cao hơn lô I 33,33 %.
- Kết quả xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô ở tuần tuổi thứ 7 cho thấy:
Ở lô I có 6 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 40,00 %, ở lô II có 5 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 33,33 % thấp hơn lô I 6,67 %.
- Tuần tuổi thứ 8, xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô thấy:
Ở lô I có 4 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 26,66 %, ở lô II có 4 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 26,66 % bằng với lô I.
- Tuần tuổi thứ 9, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô I có 3 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 20,00 %, ở lô II có 4 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 26,67 % cao hơn lô I 6,67 %.
- Tuần tuổi thứ 10, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô thấy:
Ở lô I có 3 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 20,00 %, ở lô II có 4 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 26,67 % cao hơn lô I 6,67 %.
Ở cả 2 lô gà TN được chăm sóc, nuôi dưỡng cùng điều kiện và đều dùng thuốc để phòng bệnh Cầu trùng liên tục từ 1 - 10 tuần tuổi nhưng ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau, gà thí nghiệm nhiễm nặng ở 3 - 5 tuần tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần. So sánh giữa 2 lô TN thì lô II có tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng cao hơn so với lô I.
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của thuốc Bio - Anticoc và Rigecoccin-WS đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà thí nghiệm
Tuần tuổi Số mẫu kiểm tra
mỗi lô
Lô I Lô II
Số mẫu
nhiễm nhiễm (%) Tỷ lệ Số mẫu nhiễm nhiễm (%) Tỷ lệ
1 15 0 0,00 0,00 0,00 2 15 7 46,67 6 40,00 3 15 9 60,00 10 66,67 4 15 9 60,00 12 80,00 5 15 6 40,00 8 53,33 6 15 7 46,67 12 80,00 7 15 6 40,00 5 33,33 8 15 4 26,67 4 26,67 9 15 3 20,00 4 26,67 10 15 3 20,00 4 26,67 Tổng 150 54 36,00 65 43,33
Giải thích về tỷ lệ nhiễm Cầu trùng theo tuổi ở gà TN, theo tôi giai đoạn đầu tỷ lệ nhiễm cao là do ở giai đoạn này gà còn nhỏ, hệ thống miễn dịch của gà chưa hoàn thiện, khả năng chống đỡ bệnh tật còn kém, do đó gà rất mẫn cảm với bệnh, đặc biệt là bệnh Cầu trùng.
Bệnh xảy ra thường xuyên và gây hậu quả lớn ở giai đoạn này. Tuổi càng cao tỷ lệ càng giảm dần là do tác dụng của thuốc chống Cầu trùng và do sức đề kháng của gà với mầm bệnh tốt hơn so với lúc còn nhỏ.
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của thuốc Bio - Anticoc và Rigecoccin-WS cường độ nhiễm cầu trùng theo tuần tuổi của gà thí nghiệm
Tuần
tuổi Cường độ nhiễm (%) Lô I (Bio - Anticoc) Cường độ nhiễm (%) Lô II (Rigecoccin)
+ ++ +++ ++++ + ++ +++ ++++ 1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2 71,43 14,29 14,29 0,00 83,33 0,00 0,00 16,67 3 44,44 33,33 22,22 0,00 70,00 10,00 20,00 0,00 4 44,44 33,33 11,11 11,11 50,00 33,33 8,33 8,33 5 83,33 16,67 0,00 0,00 50,00 25,00 25,00 0,00 6 57,14 28,57 0,00 14,29 41,67 41,67 16,67 0,00 7 66,67 33,33 0,00 0,00 40,00 40,00 0,00 20,00 8 100 0,00 0,00 0,00 25,00 75,00 0,00 0,00 9 100 0,00 0,00 0,00 100 0,00 0,00 0,00 10 100 0,00 0,00 0,00 50,00 50,00 000 0,00 Tổng 66,67 22,22 7,41 3,70 55,38 29,23 10,77 4,62 Qua bảng 2.3 cho thấy:
- Tuần tuổi đầu tiên, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô thì ở cả lô I và lô II cường độ nhiễm không có.
- Tuần tuổi thứ 2, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô I có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 71,43 %; 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 14,29 %; 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 14,29 %; không có mẫu nào nhiễm mức (++++), ở lô II có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 83,33 % cao hơn lô I là 11,90 %, không có mẫu nhiễm mức (++) chiếm 0 % thấp hơn lô I là 14,2 %, không có mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 0 % thấp hơn lô I là 14,29 %; và có 1 mẫu nhiễm mức độ (++++) chiếm tỷ lệ 16,67 cao hơn lô I 16,67%.
- Tuần tuổi thứ 3, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô cho thấy:
Ở lô I có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 44,44 %; có 3 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33 %; có 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 22,22 %; không có mẫu nào nhiễm ở mức (++++), ở lô II có 7 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 70 % cao hơn lô I 25,56 %,
có 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 10 % thấp hơn lô I 23,33; có 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 20 % thấp hơn lô I 3,33 %, không có mẫu nào nhiễm mức (++++).
- Tuần tuổi thứ 4, xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô thấy:
Ở lô I có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 44,44 %; có 3 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33 %; có 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 11,11 %; 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm tỷ lệ 11,11 %, ở lô II có 6 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 cao hơn lô I 5,56 %; có 4 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33 % bằng với lô I; có 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 8,33 % thấp hơn lô I 2,78 %; có 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 11,11 thấp hơn lô I 2,78 %.
- Tuần tuổi thứ 5, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô cho thấy:
Lô I có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 83,33 %; có 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 16,67 %, không có mẫu nào nhiễm ở mức độ (+++) và (++++), ở lô II có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 % thấp hơn lô I 33,33 %, có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 25,00 % cao hơn lô I 8,33 %, 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 25,00 % cao hơn lô I 25,00 %,và không có mẫu nào nhiễm mức (++++).
- Khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô ở tuần tuổi thứ 6 cho thấy:
Lô I có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 57,14 %; có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 28,57 %; không có mẫu nào nhiễm ở mức độ (+++); và có 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 14,29 %, ở lô II có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 41,67 % thấp hơn lô I 15,47 %, có 5 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 41,67 % thấp hơn lô I 13,1 %; có 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 16,67 % cao hơn lô I 16,67 %, không mẫu nào nhiễm mức (++++) thấp hơn lô I 14,29 %.
- Kết quả xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô ở tuần tuổi thứ 7 cho thấy:
Ở lô I có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 66,66 %; có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33 %; không có mẫu nào nhiễm ở mức độ (+++), (++++), ở lô II có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 40 thấp hơn lô I 26,67 %; có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 40,0 % cao hơn lô I 6,67 %; không có mẫu nhiễm mức (+++) bằng với lô I, có 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm tỷ lệ 20 % cao hơn lô I 20 %.
- Tuần tuổi thứ 8, xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô thấy:
Ở lô I có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 100 %, không có mẫu nào nhiễm mức (++), (+++) và (++++), lô II có 1 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 25,00 % thấp hơn lô I 75,00 %, có 3 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 75,00 % cao hơn lô I 75,00 %; không có mẫu nào nhiễm mức (+++) và mức (++++).
- Tuần tuổi thứ 9, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy: Lô I có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 100 %; và không có mẫu nào nhiễm ở các mức (++), (+++) và (++++), Lô II có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 100 % bằng với lô I; không có mẫu nào nhiễm mức (++), mức (+++), và mức (++++).
- Tuần tuổi thứ 10, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô thấy:
Lô I có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 100 %; không có mẫu nào nhiễm mức (++), mức (+++) và mức (++++), ở lô II có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 % thấp hơn lô I 50 %, 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 50 % cao hơn lô I 50 %; không có mẫu nào nhiễm mức (+++) và mức (++++) bằng với lô I.
So sánh với các nghiêm cứu của các tác giả khác thì kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp với nghiên cứu của Dương Công Thuận, (2003) [19], gà ở các lứa tuổi đều bị nhiễm Cầu trùng, gà non thường bị nhiễm nặng và chết nhiều. Nguyễn Thị Kim Lan và CS, (1999) [7], và nhiều tác giả khác cũng kết luận rằng bệnh Cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, ở gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn reo rắc mầm bệnh làm ô nhiễm môi trường và làm cho mầm bệnh lây lan từ đàn này sang đàn khác.
2.4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang Cầu trùng ởđệm lót chuồng nuôi
Qua bảng 2.4 tôi có nhận xét như sau: Lô I kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng qua đệm lót chuồng nuôi 20/50 mẫu chiếm tỷ lệ 40 % trong đó có 12 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 60 %, 5 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 25,00 %, 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 10 %, 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 5,00 %.
Bảng 2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang Cầu trùng ở đệm lót chuồng nuôi Diễn giải Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % n % Lô I 50 20 40,00 12 60,00 5 25,00 2 10,00 1 5,00 Lô II 50 24 48,00 15 62,50 5 20,83 3 12,50 1 4,16
Lô II kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang Cầu trùng qua đệm lót chuồng nuôi thấy 24/50 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 48,00 % cao hơn lô I 8,00 %, trong đó có 15 mẫu nhiễm ở mức độ (+) chiếm 62,50 % cao hơn 2,50 % so với lô I, 5
mẫu nhiễm mức độ (++) chiếm 20,83 % thấp hơn lô I 5,83 %, có 3 mẫu nhiễm mức độ (+++) chiếm 12,50 % cao hơn lô I 2,50 %, 1 mẫu nhiễm ở mức độ (++++) chiếm 4,16 % thấp hơn lô I 1,16 %.
Qua bảng trên cho thấy sự lây lan của Cầu trùng qua đệm lót chuồng nuôi là khá cao.Nhất là trong giai đoạn gà được 1 - 4 tuần tuổi vì gà còn nhỏ sức đề kháng yếu và do lúc này ta cho ăn bằng máng ăn thấp dẫn đến đệm lót chuồng nuôi dễ lẫn vào thức ăn. Bởi vậy ta nên thường xuyên đảo đệm lót định kỳ để giảm tỷ lệ mắc bệnh Cầu trùng.
2.4.1.4. Ảnh hưởng của thuốc Bio - Anticoc và Rigecoccin đến tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng và được quan tâm đầu tiên, vì chỉ khi con vật còn sống mới có thể xác định các chỉ tiêu khác. Tỷ lệ nuôi sống ngoài thể hiện ý nghĩa kinh tế (do liên quan đến số lượng đầu con lúc xuất chuồng) nó còn thể hiện khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống và đặc biệt là khả năng chống chịu bệnh tật của gia cầm, đồng thời phản ánh trình độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt hay kém.
Trong chăn nuôi gà để đạt hiệu quả kinh tế cao thì ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh về khối lượng, còn phải phấn đấu đạt tỷ lệ nuôi sống cao, giảm mức thấp nhất số gà bị chết trong quá trình nuôi đặc biệt chết vào giai đoạn cuối làm tốn kém thức ăn và công nuôi dưỡng. Muốn vậy, cần phải có giống tốt, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, đặc biệt cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh.
Đối với gà thí nghiệm hàng ngày tôi tiến hành theo dõi và ghi chép sổ sách số gà chết và loại thải để cuối tuần và cuối đợt thí nghiệm tính tỷ lệ nuôi sống.
Qua bảng 2.5 cho thấy: Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 1 - 10 tuần tuổi ở cả 2 lô TN đạt khá cao và tương đương nhau. Kết thúc 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà ở lô I đạt 99,26 %, lô II đạt 98,15 thấp hơn lô I 1,11 % . Số gà chết ở cả 2 lô TN dải rác ở giai đoạn gà từ 3 - 8 tuần tuổi, nguyên nhân do quá trình chăn nuôi gà bị bạch lỵ, bệnh Cầu trùng và các bệnh về hô hấp. Từ tuần 9 trở đi tỷ lệ nuôi sống trong tuần đạt 100 %.