Số liệu từ bảng 4.9 cho ta thấy được rằng sự tài trợ của Vietcombank Cần Thơ tập trung nhiều vào các doanh nghiệp có hoạt động XNK tại các thị trường như Mỹ, các nước Châu Á (nhất là Nhật Bản). Tuy nhiên, tỷ trọng DSCV các doanh nghiệp tham gia XNK tại Mỹ ngày một giảm dần. Ngoài ra, DSCV đối với các doanh nghiệp XNK tại thị trường EU cũng đang tăng trưởng với tốc độ âm. Có hai nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Thứ nhất là do các yếu tố khách quan từ việc kinh tế Mỹ tăng trưởng ì ạch năm 2011 và 2012 và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt nguồn từ Hy Lạp năm 2010. Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Cơ cấu tài trợ XNK của ngân hàng tập trung khá nhiều vào ngành thủy sản. Do đó, DSCV ngành thủy sản giảm cũng đã làm cho DSCV các doanh nghiệp XNK tại hai thị trường này suy giảm. Theo nhiều dự đoán, sang năm 2014 kinh tế khu vực EU, các nước châu Á có nhiều khởi sắc chỉ riêng kinh tế Mỹ diễn biến khá phức tạp. Đặc biệt, việc Việt Nam ký kết Hiệp định TPP sẽ tạp điều kiện cho hoạt động XNK của Việt Nam tại các nước như Brazil, Chilê phát triển. Vì thế, ngân hàng cần tập trung vào các thị trường là EU, châu Á và thị trường khác, giảm bớt sự đầu tư vào thị trường Mỹ do Mỹ có thể đứng trước nguy cơ khủng hoảng nợ công.
4.2.5 Phân tích hoạt động cho vay XNK phân theo loại đồng tiền cho vay vay
Để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, ngân hàng cung cấp các gói cho vay bằng cả VND và ngoại tệ với mức lãi suất theo đúng quy định của NHNN. Từ năm 2010 đến hết năm 2012, tình hình cho vay VND và ngoại tệ của Vietcombank Cần Thơ có nhiều thay đổi. Trong đó, cơ cấu cho vay theo loại đồng tiền của ngân hàng đang dần chuyển dịch theo hướng cho vay ngoại tệ nhiều hơn.
4.2.5.1 Cho vay bằng VND
Đây là đồng tiền cho vay chủ yếu, áp dụng cho cả doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu nhưng trong đó đối tượng vay thường là các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp XNK để thực hiện hợp đồng cần ngân hàng cho vay từ 60% đến 70% giá trị hợp đồng để mua nguyên vật liệu, chi phí cho lưu kho, vận chuyển,v.v… Cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay bằng ngoại tệ trong 2 năm 2010 và 2011 là vì nguyên nhân: tỷ giá ngoại tệ có sự thay đổi bất thường, cơ chế hai tỷ giá gây khó khăn cho các doanh nghiệp XNK. Riêng năm 2012, tỷ trọng cho vay bằng VND giảm mạnh.
26
Bảng 4.10: Tình hình cho vay tài trợ XNK bằng VND tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 – 2010 2012 – 2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 4.568,50 4.868,08 2.623,51 299,58 6,56 (2.244,57) (46,11) Doanh số thu nợ 4.822,89 4.839,03 2.862,87 16,14 0,33 (1.976,16) (40,84) Dư nợ 1.181,61 1.210,66 971,30 29,05 2,46 (239,36) (19,77)
Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Cần Thơ 2010, 2011, 2012
Nếu trước đây việc cho vay bằng VND là chủ yếu thì trong thời gian qua, DSCV, DSTN và dư nợ tài trợ XNK bằng VND của ngân hàng chỉ tăng nhẹ vào năm 2011 và đã giảm mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vay tài trợ XNK tại ngân hàng đang dần chuyển sang vay ngoại tệ. Vì các gói vay này có lãi suất thấp hơn so với vay bằng VND. Và nó cũng thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp khi cần nhập khẩu nguyên liệu, máy móc và thiết bị để phục vụ sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, DSCV bằng VND tiếp tục giảm. Nếu như trong thời gian tới, việc cho vay ngoại tệ tiếp tục được thực hiện theo Thông tư 37/2012/TT – NHNN và lãi suất cho vay bằng VND giữ nguyên mức cũ hoặc theo nhiều dự đoán là sẽ tăng lãi suất cho vay, tỷ giá ổn định thì cơ cấu cho vay tài trợ XNK phân theo loại đồng tiền cho vay sẽ tiếp tục chuyển dịch về hướng cho vay ngoại tệ.
4.2.5.2 Cho vay bằng ngoại tệ
Cho vay bằng ngoại tệ là hình thức vay được áp dụng cho cả doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu. Vì nó tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất từ nước ngoài vào trong nước. Tuy nhiên trong hai năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang có xu hướng vay ngoại tệ mà chủ yếu là USD nhiều hơn vì mức lãi suất cho vay USD thấp hơn so với VND.
Từ bảng 4.11 có thể nói rằng việc cho vay bằng ngoại tệ của Vietcombank Cần Thơ có sự chuyển biến lớn trong 3 năm từ 2010 đến 2012, DSCV, DSTN và dư nợ của ngân hàng tăng không ngừng. Nhất là trong năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng hầu như được giữ đúng ở mức 20.832 VND/USD từ ngày 29/11/2011. Do đó, dư nợ tăng trong năm không phải chịu ảnh hưởng từ việc tăng tỷ giá mà là do nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng tăng lên. Vì thế, ngân hàng đã không ngừng cung cấp cái gói cho vay bằng
27
ngoại tệ hợp lý, nhất là cho vay bằng USD. Cụ thể như gói cho vay ưu đãi vào tháng 7/2012. Gói cho vay này của ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp khoảng 300 triệu USD cho vay ngắn hạn phục vụ xuất – nhập khẩu, 200 triệu USD cho kinh doanh xăng dầu với mức sàn lãi suất từ 2%/năm đến 3%/năm kèm theo các điều kiện gia hạn nợ. Tuy nhiên, vay ngoại tệ quá nhiều như vậy là không tốt, nhất là khi rủi ro tỷ giá có thể xảy ra. Theo nhiều dự đoán, tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ tăng trở lại vào năm 2014 bằng chứng là việc NHNN phải điều chỉnh tăng tỷ giá 1% vào tháng 6 năm 2013. Cho nên, DSCV ngoại tệ có thể sẽ giảm xuống nếu lãi suất cho vay không còn hấp dẫn.
Bảng 4.11: Tình hình cho vay tài trợ XNK bằng ngoại tệ tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng (*) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 – 2010 2012 – 2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 2.531,00 2.630,00 4.300,00 99,00 3,91 1.670,00 63,50 Doanh số thu nợ 1.950,00 2.195,00 3.960,00 245,00 12,56 1.765,00 80,41 Dư nợ 335,00 770,00 1.110,00 435,00 129,85 340,00 44,16
Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Cần Thơ 2010, 2011, 2012 (*) Số liệu đã được quy đổi