1. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
1.5. Nội dung phân tích
1.5.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và tổng tài sản : 1.5.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản :
Khi phân tích kết cấu tài sản cần chú ý một số vấn đề sau đây :
- Xác định tổng số tài sản đầu năm và cuối năm , so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối .
14 - Tính toán tỷ trọng từng loại tài sản so với tổng số của đầu năm và cuối năm , so sánh tỷ trọng giữa cuối kỳ với đầu năm .
- Khi đánh giá , nhận xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp , tình hình thực tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế .
1.5.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn :
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần chú ý một số vấn đề sau đây : - Tính toán tỷ trọng từng nguồn vốn ở thời điểm đầu năm và cuối năm , so sánh tỷ trọng này giữa số cuối kỳ và số đầu năm .
- Khi đánh giá , nhận xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp , tình hình thực tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế .
1.5.1.3. Phân tích cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn :
Phân tích cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với người quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp .
Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp . Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì tài sản lưu động nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn , tài sản cố định nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh .
1.5.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :
Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau :
- Phân tích kết quả các hoạt động : Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu , chi phí và kết quả của từng loại hoạt động . Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động trong tổng thể hoạt động của toàn doanh nghiệp .
15 - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp , là cơ sở chủ yếu để đánh giá , phân tích hiệu quả các mặt , các lĩnh vực hoạt động , phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp .
1.5.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp :
Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa hoàn toàn lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp , do vậy các nhà phân tích tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ giữa các số liệu này . Mỗi một doanh nghiệp khác nhau , thậm chí một một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có hệ thống chỉ số tài chính không giống nhau . Do đó , người ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định .
1.5.3.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán :
Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư , người cho vay , nhà cung cấp … Họ luôn đặt ra câu hỏi : hiện nay doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn hay không?
a) Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời :
Tỷ số thanh toán hiện thời = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn .
Tỷ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều
16 khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.
b) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh :
Tỷ số thanh toán nhanh = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Tài sản lưu động trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền . Trong đó tài sản lưu động hiện thì có hàng tồn kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền , do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất . Vì vậy , hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay , không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa và được xác định theo công thức trên.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn không .
c) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền :
Tỷ số thanh toán nhanh = 𝑉ố𝑛 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Là quan hệ tỷ lệ giữa vốn bằng tiền so với tổng số nợ ngắn hạn.
1.5.3.2. Nhóm chỉ số về kết cấu tài chính : a) Tỷ số nợ : a) Tỷ số nợ :
Tỷ số nợ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑣ố𝑛
17 Tỷ số này nói lên kết cấu vay nợ của doanh nghiệp . Nếu tỷ số này quá cao thì phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, mức độ rủi ro cao và khi xuất hiện những cơ hội đầu tư hấp dẫn , doanh nghiệp khó có thể huy động được vốn bên ngoài . Thông thường , tỷ lệ kết cấu nợ xem là chấp nhận được là khoảng 20% - 50% .
b) Tỷ số thanh toán lãi vay :
Tỷ số thanh toán lãi vay= 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế+𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝐿ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
c) Tỷ số tự tài trợ :
Tỷ số tự tài trợ = 1 – tỷ số nợ
1.5.3.3. Nhóm tỷ số hoạt động a) Vòng quay hàng tồn kho : a) Vòng quay hàng tồn kho :
Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần ( hoặc giá vốn hàng bán) với trị giá bình quân hàng tồn kho trong kỳ :
Vòng quay HTK= 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝐻𝑇𝐾 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
b) Vòng quay các khoản phải thu khách hàng :
Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán chịu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ :
Vòng quay KPT= 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 𝑐ℎị𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝐾𝑃𝑇 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
c) Kỳ thu tiền bình quân :
Là quan hệ tỷ lệ giữa số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng với doanh thu bán chịu bình quân một ngày trong kỳ :
Kỳ thu tiền bq = 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
18 Vòng quay các khoản phải thu nói lên khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán , nếu số ngày của vòng quay càng nhỏ thì tốc độ quay càng nhanh . Tỷ số cuối năm thấp hơn năm trước là dấu diệu tốt .
d) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định :
Tỷ số này phản ánh hiệu suất của nguyên giá TSCĐ và vốn cố định . Công thức tính như sau :
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑇𝑆𝐶Đ
1.5.3.4. Nhóm tỷ số doanh lợi :
Tỷ số này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận và thường được xác định căn cứ trên lợi nhuận của hoạt động sản xuất – kinh doanh chính hoặc có thể căn cứ vào lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp )
a) Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu :
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
b) Tỷ suất doanh lợi trên vốn sản xuất kinh doanh :
Tỷ suất doanh lợi trên vốn SX - KD = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑆𝑋−𝐾𝐷 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
c) Tỷ suất doanh lợi trên nguồn vốn chủ sở hữu :
Tỷ suất doanh lợi trên vốn CSH = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑉ố𝑛 𝐶𝑆𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
1.5.4. Phân tích Dupont :
Phương pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính . Trước hết , doanh nghiệp cần xem xét mỗi một mối quan hệ tương tác giữa tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu và tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản có cân bằng với tỷ số lợi nhuận thuần trên toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp
ROA = 𝐿𝑁𝑆𝑇 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐵𝑄 = 𝐿𝑁𝑆𝑇 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 x 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐵𝑄
19 Công thức trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là : Tỷ suất doanh lợi và vòng quay tổng tài sản .
Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) :
ROE = ROA × 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Để tăng ROE có thể dựa vào ROA , tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu hoặc tăng cả hai. Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ sở hữu .
1.5.5. Phân tích rủi ro :
1.5.5.1. Đòn bẩy hoạt động ( Operating Leverage ) : a. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động : a. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động :
Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of operating leverage - DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). (1) Q Q EBIT EBIT DOL / /
Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q,
Độ bẩy hoạt động (DOL)
ở mức sản lượng Q (doanh thu S)
Phần trăm thay đổi
lợi nhuận hoạt động
Phần trăm thay đổi
sản lượng (hoặc doanh thu)
20 doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi công thức (1) để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác:
Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F
Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên: ∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được:
F Q V P V P Q DOL F Q V P V P Q Q Q x F V P Q V P Q Q Q F V P Q V P Q DOL Q Q ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( (2)
Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:
EBIT F EBIT F V S V S DOLS
S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến
Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán.
b. Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động :
Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất chính là kết cấu chi phí.
21 Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.
Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có các chi phí “cột chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”.
Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu mức cầu sụt giảm, một công ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi công ty với các định phí lớn sẽ mất tiền.
c. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp:
Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy
22 hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động