Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ TÀI CHÍN HỞ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao năng lực tài chính của Công ty B.S.B Steel Corp (Trang 40)

THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY B.S.B

2.1. Đặc điểm kinh tế , tổ chức, môi trường về công ty B.S.B: 2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty : 2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty :

2.1.1.1. Chức năng của công ty :

Công ty chuyên kinh doanh, lắp ráp sản xuất thi công nhà thép tiền chế và các sản phẩm thép liên quan mang thương hiệu Việt Nam, liên doanh liên kết và ủy thác mua bán, đại lý cho các thành phần kinh tế trong nước; công ty là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.

2.1.1.2. Nhiệm vụ của công ty :

Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm theo khả năng phát triển của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, phấn đấu mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo hạch toán đầy đủ, tự trang trải nợ đã vay. Đăng ký, kê khai và nộp thuế, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, thực hiện các loại hình kinh doanh trong nước phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Thực hiện công tác bảo vệ lao động, các chính sách bảo hiểm xã hội theo chủ trương của nhà nước, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên, luôn nâng cao mức sống cho người lao động.

2.1.2. Đặc điểm sản phẩm của công ty :

- Nhà thép tiền chế tiết kiệm nguyên vật liệu : So với các nhà thép khác, nhà thép tiền chế tiết kiệm nguyên vật liệu hơn rất nhiều. Với số lượng nguyên vật liệu ít, nhà thép tiền chế chịu lực của các cấu kiện tương đối thấp, việc này

28 giúp nhà thép tiền chế có bộ khung khá vững chãi. Ngoài ra, việc xây dựng nhà tiền chế 2 tầng hay nhiều tầng là một việc hết sức đơn giản.

- Dễ dàng kiểm soát : Trái ngược với những công trình xây dựng khác, việc xây dựng nhà thép với mức độ phức tạp tương đôi thấp, cho dù là công trình nhà tiền chế 2 tầng hay nhiều tầng đều có thể dễ dàng kiểm soát. Người giám sát chỉ cần theo sát tiến độ công việc và dựa vào thiết kế ban đầu hoàn toàn có thể kiểm soát được công trình.

- Trọng lượng của vật liệu nhẹ, điều này giúp làm giảm trọng lực một cách đáng kể.

- Quá trình lắp dựng đơn giản - Tiết kiệm chi phí và nhân công - Tính linh hoạt cao

2.1.3. Đặc điểm về tổ chức của công ty : 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty :

29

2.1.3.2. Tổ chức sản xuất – kinh doanh :

Để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng – kỹ thuật cao , sản phẩm phải trải qua một quy trình sản xuất . B.S.B là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên quy trình sản xuất của nó cũng khác so với quy trình sản xuất các loại hàng hóa thông thường khác .

 Khảo sát thiết kế công trình : là việc đo đạc , kiểm tra thực tế mặt bằng xây dựng . Thiết kế quy mô công trình sao cho phù hợp với từng loại công trình xây dựng .

 Lập dự toán giá trị công trình xây dựng : Sau khi có hồ sơ khảo sát thiết kế , bóc tách chi tiết khối lượng từng loại công việc xây dựng của công trình . Căn cứ vào định mức dự toán công trình , đơn giá xây dựng và thông báo giá của tất cả nguyên vật liệu đầu vào liên quan đến công tác thi công công trình để lập dự toán giá trị công trình .

 Tổ chức thi công xây dựng công trình : Sau khi tiến hành khảo sát thực tế và lập dự toán giá trị công trình , công ty tiến hành tổ chức thi công xây dựng bao gồm : lập dự toán tiến dộ công trình , tập kết nguyên liệu và bố trí nhân công hợp lý .

 Thành phẩm : là sản phẩm cuối cùng đã được công ty tiến hành kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ .

2.1.4. Đặc điểm môi trường :

2.1.4.1. Đặc điểm ngành xây dựng hiện tại :

- Trong năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2013 nhưng các doanh nghiệp ngành Xây dựng vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay.

30 - Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp, sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất... Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, lượng tồn kho lớn. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư. Các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới cũng như trong thực hiện các công trình dở dang, công nợ còn tại các công trình rất lớn

- Việc thiếu vốn và nợ đọng tại các công trình đã gây ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động. Tính đến 31/12/2013, tổng số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS có lãi là 37.197 doanh nghiệp; số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp; Tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh BĐS. So với năm 2012, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh BĐS giải thể tăng 24,1% .

2.1.4.2. Một số đối thủ trong ngành hiện nay của công ty :

- Công ty cổ phẩn kết cấu thép Đại Dũng : Được thành lập từ năm 1995, qua 20 năm hình thành và phát triển, hiên nay Đại Dũng là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nhà thép tiền chế, sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp mủi nhọn trọng điểm quốc gia như: sân bay, nhà máy lọc dầu, cầu đường, Điện - viễn thông, các khu công nghiệp, siêu thị, nhà tháp cao tầng bằng kết cấu thép,… từ đơn giản đến phức tạp; với các dòng sản phẩm tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, siêu trường siêu trọng.

- Công ty nhà thép Trí Việt : Nhà Thép Trí Việt được thành lập vào 12/05/2004 tại TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), khởi đầu với 3 kỹ sư và 15 công nhân. Nhà Thép Trí Việt đã không ngừng phát triển và nâng cao trình độ cũng như nguồn nhân lực của công ty, để ngày nay trở thành một Nhà Thép Trí Việt lớn mạnh, có đủ

31 năng lực thực hiện những công trình Nhà thép có tầm vóc lớn ở Việt Nam và Thế giới. Nhà máy sản xuất kết cấu thép tiền chế tại tỉnh Bình Dương với diện tích gần 20,000m2 được trang bị đồng bộ dây chuyền sản xuất với các thiết bị tự động, có công suất lên đến 20,000 tấn sản phẩm/ năm là một lợi thế để Nhà Thép Trí Việt mở rộng cơ hội phát triển của mình.

- Công ty nhà thép Chí Việt : ChiViet Steel không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học trong thiết kế, dây chuyền sản xuất tự động hóa hầu hết các công đoạn cùng với đội ngũ kỹ sư được tu nghiệp ở nước ngoài, được đào tạo tại các trường Đại học danh tiếng của Việt Nam, đội ngũ công nhân có tay nghề cao nên đã, đang và sẽ đáp ứng được yêu cầu khắt khe về kỹ mỹ thuật của Chủ đầu tư. Với chất lượng sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo, ChiViet Steel là niềm tin của chủ đầu tư với phương châm của chúng tôi là "Your dream, we build, we care". Với dây chuyền sản xuất hiện đại, tầm nhìn chiến lược lâu dài, ChiViet Steel cam kết gắn bó lâu dài tại Việt Nam và khu vực ASEAN, không ngừng cải tiến công nghệ áp dụng trong thiết kế và sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của chủ đầu tư.

2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty B.S.B :

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán :

Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty , từ đó ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn , xem xét sự biến động của chúng . Trên cơ sở đó , có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như sức mạnh tài chính của công ty .

32 Bảng 2.1 : Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn của công ty B.S.B trong các

năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 CHÊNH LỆCH 2012 và 2013 CHÊNH LỆCH 2013 và 2014 Số tiền % Số tiền % A.Tài sản ngắn hạn 6.674.306 8.248.973 11.741.019 1.574.667 23,59 3.492.047 42,33 B.Tài sản dài hạn 1.606.892 1.834.755 2.423.319 227.863 14,18 588.563 32,08 Tổng tài sản 8.281.198 10.083.728 14.164.338 1.802.530 21,77 4.080.610 40,47 A.Nợ phải trả 5.208.204 3.657.157 7.045.326 - 1.551.046 -29,78 3.388.169 92,64 B.Vốn chủ sở hữu 3.072.994 6.426.571 7.119.012 3.353.576 109,13 692.441 10,77 Tổng nguồn vốn 8.281.198 10.083.728 14.164.338 1.802.530 21,77 4.080.610 40,47

(Nguồn : Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2012 – 2014) Qua 3 năm hoạt động , tình hình biến động tài sản của công ty có xu hướng tăng . Mặc dù phải đứng trước hàng loạt thách thức đặc biệt là việc thị trường BĐS bị đóng băng và sụp đổ của hàng loạt công ty trong ngành , nhưng năm 2014công ty vẫn giữ được mức tăng tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn là 40,47% so với năm trước . Đây là một bước tiến vô cùng thành công trong tiến trình xây dựng chiến lược hoạt động của ban lãnh đạo cũng như hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của công ty .

2.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản : a. Tài sản ngắn hạn :

Đây là phần tài sản mà trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty , chúng không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình . Đồng thời , đây là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty .

33 Bảng 2.2 : Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn của công ty B.S.B

trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 CHÊNH LỆCH 2012 và 2013 CHÊNH LỆCH 2013 và 2014 Số tièn % Số tiền % TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.674.306 8.248.973 11.741.019 1.574.667 23,59 3.492.047 42,33 1. Tiền và khoản tương đương

tiền 1.808.316 3.313.567 2.267.015 1.505.251 83,24

-

1.046.552 -31,58 2. Khoản phải thu 3.642.181 3.398.563 7.668.875 -243.618 -6,69 4.270.312 125,65 3. Hàng tồn kho 1.221.951 1.467.903 1.837.216 245.951 20,13 369.313 25,16 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.858 68.94 (32.087) 67.083 3612,54 -101.026 -146,5

TÀI SẢN DÀI HẠN 1.606.892 1.834.755 2.423.319 227.863 14,18 588.564 32,08 1. Tài sản cố định 1.420.326 1.479.890 2.177.562 59.565 4,19 697.671 47,14 2. Chi phí trả trước dài hạn 186.566 354.865 245.757 168.299 90,21 -109.107 -30,75

TỔNG TÀI SẢN 8.281.198 10.083.728 14.164.338 1.80253 22,77 4.080.610 40,47

(Nguồn : Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2012 – 2014) Qua bảng 2.2 ,ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm có xu hướng luôn biến động. Cụ thể, năm 2012 là 6.674.306 nghìn đồng đến năm 2013 là 8.248.973nghìn đồng . Như vậy tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng thêm 1.574.667 nghìn đồng tương ứng 23,59% so với số liệu năm trước và đến năm 2014 đạt mức 11.741.019 nghìn đồng, tăng thêm 3.492.047 nghìn đồng tương ứng 42,33% so với năm 2013. Tài sản ngắn hạn tăng lên cho thấy công ty đang mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh của mình. Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản ngắn hạn như vậy là do sự ảnh hưởng và biến động của các nhân tố sau :

- Tiền và các khoản tương đương tiền : được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,các khoản tương đương tiền…Đây là loại tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, phân tích

34 cơ cấu và sự biến động của khoản mục vốn bằng tiền là hết sức cần thiết. Ta thấy khoản mục này của công ty có sự thay đổi rõ rệt trong năm 2013 và giảm mạnh trong năm 2014, cụ thể: Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 1.808.316 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 21,84% trên tổng tài sản. Năm 2013 nó lại tăng lên 3.313.567 nghìn đồng, đồng thời mức tăng 1.505.251 nghìn đồng sẽ tương ứng 82,89% so với năm 2009 . Bên cạnh việc thay đổi về giá trị thì tỷ trọng của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng lên mức 32,86% trên tổng tài sản. Nguyên nhân là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh đầu năm 2013 và dự trữ một lượng hàng khá lớn nên trong năm công ty sử dụng tiền mặt để chi trả khá nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và đáp ứng kịp thời cho khách hàng . Năm 2014 nhìn chung khoản mục này đã giảm đáng kể chỉ còn 2.267.015nghìn đồng, giảm 1.046.552 nghìn đồng và về tỉ lệ thì nó đã giảm 31,58% so với năm 2013. Sự sụt giảm đột ngột của khoản mục này đã kéo tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền xuống chỉ còn 16,01% trên tổng tài sản, là do lượng hàng tồn trữ cuối năm 2013 còn tồn đọng, nên sang tới năm 2014 lượng tiền của công ty bị giảm xuống. Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động thì khoản mục vốn bằng tiền của công ty có xu hướng tăng về mặt giá trị và cao nhất là năm 2013 . Vì đây là thời điểm công ty muốn tăng khả năng thanh toán của mình lên, do chính sách mở rộng quy mô kinh doanh, nên đòi hỏi công ty cần phải có một lượng tiền nhất định để đáp ứng đủ nhu cầu mua hàng hóa và nguyên vật liệu đầu vào. Do đó, đã làm cho khoản mục tăng lên đáng kể, nhưng đến năm 2014 vốn bằng tiền lại xuống đáng kể.

- Các khoản phải thu :

Là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng , tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh của mình mà doanh nghiệp sẽ có chính sách thu hồi các khoản phải thu này cho hợp lý với từng giai đoạn khác nhau .

Khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng tài sản , đồng thời sự biến động của chúng qua từng năm cũng có chiều hướng tăng giảm khá là bất thường . Cụ thể như sau :

35  Năm 2012 : Giá trị của khoản mục đạt mức 3.642.181 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 43,98% trên tổng tài sản của doanh nghiệp .

 Năm 2013 : Khoản phải thu đã giảm xuống chỉ còn 3.398.563 nghìn đồng , đã giảm đi 243.168 nghìn đồng , tương ứng với mức giảm là 6,69% so với năm 2012 . Bên cạnh đó tỷ trọng trong năm cũng giảm xuống chỉ còn 33,7% trên tổng giá trị tài sản công ty .

 Năm 2014 : Khoản phải thu đã tăng lên về mặt giá trị khi tăng lên mức 7.668.875 nghìn đồng , gấp 1,2565 lần so với cùng kỳ năm 2013 . Tỷ trọng của khoản phải thu cũng tăng lên khá nhiều khi chiếm đến 54,14% tổng giá trị tài sản .

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao năng lực tài chính của Công ty B.S.B Steel Corp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)