0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP XÃ TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI (Trang 35 -35 )

2.2.2.1 Một số quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp xã

Ở nước nào và thời điểm nào cũng vậy, sự thất bại của mọi sự nghiệp hay sự tồn vong, thịnh suy của mọi quốc gia, chếđộđều phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó đặc biệt quan trọng là cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng “cấp xã là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được mọi việc thì mọi thứđều xong xuôi” [15.tr 295]. Thấm nhuần tư tưởng đó trong quá trình hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 động, Đảng ta luôn quan tâm đến vai trò quan trọng của cán bộ công chức, đánh giá cao vai trò cán bộ cơ sở. Nhất là từ Nghị quyết Trung ương VIII (khóa VII), Nghị quyết Trung ương III, Nghị quyết Trung ương VI (khóa VIII). Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Nghị quyết về “ Đổi mới về nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra thông qua Đề án “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sởĐảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở”).

Đất nước ta đang bước vào thời kỳđẩy mạnh CNH-HĐH, nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngang tầm có thể đảm nhận nhiệm vụ mới, trọng trách lớn, góp phần thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Phải sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới” trên cơ sở tổng kết công tác cán bộ và căn cứ vào thực trạng của cán bộ, Đảng ta đã đề ra quan điểm cơ bản về công tác cán bộ cần được quán triệt trong quá trình đổi mới.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các chếđộ chính trị, và các nhà nước trên thế giới.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để xây dựng một nhà nước mạnh, một quốc gia mạnh. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của mình, Đảng ta đã nhận thức rõ và luôn quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vững về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

Chuyển sang giai đoạn mới cuả quá trình hội nhập quốc tế; khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với sự thành công trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương và cả nước, quản lý đất nước trong tình hình mới, nhiệm vụ mới, Đảng có yêu cầu mới với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Có chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Nghị quyết Trung ương III (khóa VIII) xác định: “Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu với từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành” [3, tr 40].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) yêu cầu: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính” và “…thực hiện chếđộđào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.

Triển khai các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều văn bản, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm từng bước nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng.

Trong giai đoạn 2006-2010, phát huy các kết quả đạt được, chuyển hướng mục tiêu, khắc phục những tồn tại của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, ngày 15 tháng 12 năm 2006, thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 40/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp xã.

2.2.2.2 Các căn cứ, tiêu chuẩn đểđánh giá năng lực cán bộ

* Các căn cứđểđánh giá (Căn cứ Luật Cán bộ, công chức):

- Mục đích đánh giá cán bộ công chức: Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiêp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụđược giao. Kết quảđánh giá là căn cứđể bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với công chức.

- Nội dung đánh giá công chức:

1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 nước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân.

2. Ngoài những quy định ở mục 1, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vịđược giao lãnh đạo, quản lý; - Năng lực lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

3. Việc đánh giá công chức được thực hiện hảng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.

* Các tiêu chuẩn:

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường thị trấn:

* Tiêu chuẩn chung:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng , chính sách và pháp luật của Nhà nước ởđịa phương.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quảđáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao.

* Tiêu chuẩn cụ thể:

1. Đối với chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Thường trực Đảng ủy - Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia chức vụ lần đầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 - Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

- Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp trở lên. Ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.

2. Đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND

- Tuổi đời: Do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo ít nhất 2 nhiệm kỳ

- Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

- Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị đối với khu vực đồng bằng , khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương với trình độ sơ cấp trở lên.

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp trở lên đối với hu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND cấp xã.

3. Đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND

- Tuổi đời: Do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo ít nhất 2 nhiệm kỳ

- Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

- Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị đối với khu vực đồng bằng , khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương với trình độ sơ cấp trở lên.

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp trở lên đối với khu vực đồng bằng . Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức.

* Thành phốĐà Nẵng

Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân thành phốĐà Nẵng trong nhiều năm qua đã nỗ lực phấn đấu để xây dựng và phát triển thành phố, kết quả đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế duy trì với mức độ phát triển hằng năm cao, xã hội ổn định, các chính sách an dân, an sinh xã hội rất được chú trọng, trên một số mặt như việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chương trình xã hội hướng về cộng đồng, xây dựng các cấp vững mạnh, có nhiều chính sách đột phá trong cải cách hành chính và có cả chương trình phát huy nguồn nhân lực trong khu vực công để phục vụ cho mục tiêu CNH-HĐH của thành phố. Những thành quả của thành phố cũng được xã hội thừa nhận, nhiều năm liền Đà Nẵng được xếp vào vị trí hàng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trên một số mặt đã có sựđóng góp kinh nghiệm cho các địa phương trong cả nước tham khảo học tập.

Các giải pháp đã được đề ra, trong đó, nổi bật và được duy trì thường xuyên nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường, xã; đặc biệt, tập trung đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng theo chức danh và theo vị trí việc làm. Thành phố đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức các lớp bồi dưỡng như: Kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản, lập hồ sơ công việc, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”…Thành phố cũng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho những người hoạt động không chyên trách xã, phường.

Không chỉ từng bước nâng cao chất lượng đôi ngũ cán bộ tại chỗ theo hướng chuẩn hóa, gắn với quy hoạch, thành phố Đà Nẵng còn ban hành nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ để bố trí công tác tại phường, xã góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Trong các năm, qua thành phốđã tiếp nhận 114 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy, công lập bố trí về công tác tại UBND các xã, phường. Trong số cán bộ này, hiện đã có 15 người được bổ nhiệm giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường; 47 người đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ngoài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 ra có 18 cán bộ chủ chốt xã, phường được cửđi bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ trẻ.

Đặc biệt, một trong mười sự kiện nổi bật nhất năm 2009 chính là Đề án “Tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (Đề án 89) do Ban Tổ chức Thành ủy “tham mưu”. Thực hiện thành công Đề án này, thành phố không chỉ xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn mà còn vững vàng về bản lĩnh chính trị, phong cách làm việc chuyên nghiệp, thích ứng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội. Đã có đã có 136 người tốt nghiệp được bố trí công tác tại các xã, phường; sau hơn 2 năm công tác đã có 18 người được bầu, chỉđịnh, bổ nhiệm giữ các chức vụ chủ chốt xã, phường.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ xã, phường giỏi về chuyên môn, nghiệp vụđã khó, để giữđược chân người tài càng khó hơn. Ngoài các quy định hiện hành, thành phố còn hỗ trợ thêm một số chế độ, chính sách để cán bộ, công chức và những người hoạt động chuyên trách cải thiện đời sống, yên tâm công tác như: Quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo hằng tháng cho chỉ huy trưởng quân sự xã, phường và trưởng công an xã; tăng 10% phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ công chức kiêm nhiệm các chức danh và tăng 30% phụ cấp kiêm nhiệm cho bí thưđồng thời là chủ tịch UBND phường, xã; phụ cấp hằng tháng cho người làm công tác tôn giáo, người làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tăng thêm mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách theo trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, những người hoạt động không chuyên trách được tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và hưởng các chếđộ bảo hiểm khác như cán bộ công chức phường, xã…

Riêng đối tượng là sinh viên khá, giỏi thuộc diện tiếp nhận theo chính sách thu hút nguồn nhân lực, học viên Đề án 89 bố trí công tác tại xã, phường được hưởng 1.000.000 đ/1 tháng trong vòng 60 tháng. Thành phố cũng đã hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để khuyến khích 18 cán bộ, công chức xã, phường không đủ tiêu chuẩn của nhu cầu mới nghỉ việc và cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi do không đủ điều kiện tham gia cấp ủy xã, phường trong nhiệm kỳ 2010-2015.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Chính nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đến năm 2012 Đà Nẵng đã có 95,8% cán bộ, công chức xã phường có trình độ chuyên môn đủ chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ và chỉ còn 6 cán bộ chủ chốt chưa đủ chuẩn. Có thể nói đội ngũ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP XÃ TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI (Trang 35 -35 )

×