Để làm được những mục tiêu đề ra, Việt Nam cần phải nhìn nhận lại về tình hình kinh tế, lạm phát hiện nay. Bên cạnh đó, việc xem xét, học hỏi các mô hình kiềm
chế lạm phát của các nước lân cận. Dự báo về kinh tế cũng cần được nâng cao, trở thành một trong những nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, bởi sự ảnh hưởng lớn và tích cực của nó đến việc điều chỉnh nền kinh tế là rất lớn. Có những dự báo gần đúng với thực tế thì những biện pháp đưa ra kịp thời sẽ gúp đẩy lùi các hậu quả không đáng có.
Hệ thống các ngân hàng thương mại cũng cần được tiếp tục cái cấu trúc để trở thành những ngân hàng lớn, đủ sức cạnh tranh với những ngân hàng đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các Ngân Hàng Thương Mại cũng là một công cụ tạo điều kiện cho chính phủ chủ động can thiệp vào hình thành lãi suốt tín dụng trong những trường hợp cấp bách, góp phần vào việc thắt chặt quản lý của Chính Phủ hơn.
Về chính sách tài khóa, cần được đổi mới để phù hợp với tình hình hội nhập hiện nay của Việt Nam. Cần thực hiện minh bạch, công khai trong việc phân phối ngân sách nhà nước, người dân cần được biết rõ ràng về tiền thuế mà mình đã đóng góp giúp ích gì cho đất nước, từ đó đề cao tinh thần tự giác của nhân dân, tránh được tình trạng trốn thuế trong thời gian qua. Chính sách tài khóa có ảnh hưởng lớn đến quá trình xác lập nền kinh tế- xã hội nhưng cũng là một tác nhận quan trọng mang mầm mống của lạm phát nếu không được thực hiện đúng và có hiệu quả. Cần tiết kiệm hơn nữa trong các khoản chi thường xuyên nhưng lại ít mang đến hiệu quả thiết thực. Cân nhắc tái cơ cấu chi đầu tư công hướng đến hình thành mô hình kinh tế hiện đại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khắc phục đầu tư dàn trãi không cần thiết khi nó vừa lãng phí vừa không thể tạo được những đột phá trong nền kinh tế.
Tóm lại, để kiểm soát tốt tình hình lạm phát thì Việt Nam cần không ngừng tìm hiểu, nỗ lực và thực hiện một cách chặt chẽ hơn.
KẾT LUẬN
Lạm phát là vấn đề rất nhạy cảm và gây tác động đa chiều đến nền kinh tế - xã hội. Lạm phát luôn tồn tại dai dẳng, hầu như trong mọi nền kinh tế. Các nhà kinh tế đã ví lạm phát như một căn bệnh mãn tính của kinh tế đương đại. Trong lịch sử, đã có rất nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy lạm phát mà hậu quả của nó kéo theo các cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng chính trị. Một số nguyên thủ quốc gia đã gọi lạm phát là kẻ thù số một và đẩy lùi lạm phát là sự ưu tiên hàng đầu trong nền kinh tế.
Nếu không có các biện pháp kiểm soát, kiềm chế lạm phát xuyên suốt trong một thời gian dài thì khó có thể an tâm và đảm bảo cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, những biện pháp ấy lại phải nằm trong một tổng thể, đồng bộ, nhất quán và triệt để để tránh nguy cơ tái lạm phát trong tương lai.
Qua những nội dung trên, ta có thể thấy được phần nào bối cảnh đất nước ta hiện nay và những biến đổi của tình hình lạm phát dẫn đến sự thay đổi của tình hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Bên cạnh đó cũng thấy được cả một quá trình chiến đấu của Việt Nam với căn bệnh Lạm phát. Qua đó thấy được những chính sách để kiềm chế lạm phát, hiệu quả và hạn chế của những biện pháp ấy. Và cuối cùng là vì mục tiêu cơ bản để tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong thời gian tới.