Tác động của lạm phát đến nền kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 30 - 31)

Tùy vào từng mức độ của lạm phát sẽ có những ảnh hưởng gắn kết với nền kinh tế, đặc biệt là trong giao đoạn hiện nay.

Có thể dễ dàng nhận thấy, tình hình kinh tế nước ta từ năm 2000 đến 2006 tăng trưởng rất khả quan. Lạm phát xảy ra ở mức độ vừa phải thúc đẩy nền kinh tế phát

triển hơn. Mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 nhưng kinh tế Việt Nam giai đoạn này đều đạt tốc độ tăng trưởng khá: Năm 2001 tăng 6,89%, năm 2002 tăng 7,08%, năm 2003 tăng 7,34%, năm 2004 tăng 7,79%, năm 2005 tăng 8,44%, năm 2006 tăng 8.23%. Sản xuất được đẩy mạnh, xuất nhập khẩu cũng được tăng cao. Đời sống người dân được nâng cao hơn.

Đến giai đoạn phi mã, lạm phát tăng cao ở các năm như 2007 là 12,6% năm 2008 là 19,9%, năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 19,13% gây không ít thiệt hại cho nền kinh tế, xã hội, doanh nghiệp, công ty và người lao động.

Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh.

Lạm phát làm hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cả hàng hóa tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của người dân như lương thực, thực phẩm, gây ra khó khăn cho cuộc sống người dân lao động.

Tóm lại, lạm phát ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế, dẫn đến đời sống của người dân, người tiêu dùng luôn phải chịu thiệt, đối mặt với bao khó khăn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w