Thực trạng việc sử dụng các bài tập trong dạy học chương “Sóng ánh sáng”

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập chương sóng ánh sáng vật lý 12 theo hướng củng cố, hệ thống hóa kiến thức và bồi dưỡng năng lực tự học cho học viên giáo dục thường xuyên (Trang 33)

sáng” của giáo viên hiện nay

Như ta đã biết, hiện nay nhịp độ phát triễn của khoa học, kỹ thuật, công nghệ của mọi mặt đời sống xã hội nhanh chóng đến mức trong một đời người đã diễn ra nhiều thay đổi căn bản trong nhiều lĩnh vực, làm cho những tri thức thu nhận ở nhà trường không còn đủ nữa. Con người phải tự lực thu nhận thêm tri thức mới, kỹ năng mới và phải biết phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề mới nảy sinh, biết sáng tạo trong từng công việc. Nhưng với phương pháp dạy học truyền thống lại không làm được điều đó vì theo kiểu dạy học này chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng áp dụng kiến thức theo mẫu có sẵn. Mặc dù chúng ta đã cố cải tiến để cho HV tích cực, chủ động, sáng tạo nhưng vẫn trong khuôn khổ của các hoạt động thụ động. Nó vẫn không thay đổi căn bản của vấn đề.

Vì điều kiện cơ sở vật chất trường học, điều kiện xã hội còn thấp nên việc vận dụng phương pháp dạy học truyền thống còn ở mức tối thiểu nên càng không đáp ứng được yêu cầu mới của việc dạy học. Ví dụ, kết quả thống kê qua nhiều thăm dò ý kiến về đánh giá thực trạng cách dạy và cách học vật lý trên địa bàn TP. HCM ở ba đối tượng GV giảng dạy vật lý, tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu cho thấy sự nhất trí cao về những nhận định sau: “Trên lớp, Thầy làm việc nhiều hơn trò; Phương pháp giảng dạy nghèo nàn, đơn điệu, còn nặng về thuyết trình một chiều: Thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò chép; giảng dạy còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, xa rời thực tế; phương pháp giảng dạy lạc hậu, chưa đánh thức và khơi dậy tìm năng; GV ít quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu hoạt động nhận thức tích cực của HV; GV ít chú trọng khâu luyện tập, bồi dưỡng, phát triễn năng lực tư duy sáng tạo cho HV (theo báo cáo khoa học của đề tài Tìm và thể nghiệm các phương pháp dạy và học Vật Lý ở TT. GDTX ở TP.HCM theo phương pháp dạy học tích cực). Ngoài ra, cách đánh giá và kiểm tra kiến

thức của chúng ta cũng vẫn theo cách thức đã có từ mấy chục năm qua, vẫn chủ yếu là kiểm tra sự ghi nhớ, hiểu một số kiến thức cơ bản và vận dụng chúng để giải một số bài tập vật lý theo một số dạng nhất định và việc đánh giá cũng chỉ dựa trên các kết quả trên. Trong khi đó không kiểm tra năng lực của HV về phương pháp nghiên cứu, về khả năng giải quyết vấn đề, về các năng lực hoạt động khác trong học tập vật lý như đề xuất giả thuyết, xây dựng thí nghiệm….Các hình thức kiểm tra cũng đơn điệu, chủ yếu là hình thức tự luận

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập chương sóng ánh sáng vật lý 12 theo hướng củng cố, hệ thống hóa kiến thức và bồi dưỡng năng lực tự học cho học viên giáo dục thường xuyên (Trang 33)