Mục tiêu, nội dung dạy học chương “Sóng ánh sáng”

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập chương sóng ánh sáng vật lý 12 theo hướng củng cố, hệ thống hóa kiến thức và bồi dưỡng năng lực tự học cho học viên giáo dục thường xuyên (Trang 31)

2.1.2.1 Mục tiêu cơ bản chung của chương “sóng ánh sáng”

- Nắm được các hiện tượng tự nhiên về tán sắc ánh sáng, giao thoa, nhiễu xạ. Từ đó suy ra ánh sáng có tính chất sóng.

- Phân biệt ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.

- Nắm được cấu tạo và ứng dụng của máy quang phổ. Nhận biết được các loại quang phổ và ứng dụng của nó. Nắm được đặc điểm chính, bản chất, cách tạo và ứng dụng thực tế của các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X trong thang sóng điện từ.

2.1.2.2 Mục tiêu cơ bản của từng bài trong chương “sóng ánh sáng”

o Bài 24. Tán sắc ánh sáng

 Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính trong hai thí nghiệm của Newton và nêu được hiện tượng tán sắc là gì, giải thích hiện tượng tán sắc bằng hai giả thuyết của Newton.

 Phân biệt được ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.

o Bài 25. Giao thoa ánh sáng

 Nêu được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì.

 Mô tả được thí nghiệm về nhiễu xạ ánh sáng và thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng.

 Nêu được vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa ánh sáng.  Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.

 Nêu được hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. Lập được các công thức cho vị trí của các vân sáng, vân tối, khoảng vân.

 Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số xác định (bước sóng xác định trong chân không).

 Nhớ được giá trị phỏng chừng của bước sóng với vài màu thông dụng: Đỏ, vàng, lục, lam, tím.

 Giải được các bài toán về giao thoa ánh sáng đơn sắc.

o Bài 26. Các loại quang phổ

 Mô tả được cấu tạo và công dụng của máy quang phổ lăng kinh.

 Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ, quang phổ hấp thụ là gì. Đặc điểm chính, cách phát và một số ứng dụng cụ thể của mỗi loại quang phổ.

 Nêu cách phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

 Nêu được tính chất công dụng nguồn phát của tia hồng ngoại và tử ngoại.  Nêu được sự giống và khác nhau giữa hai tia này và ánh sáng khả kiến.

o Bài 28. Tia X

 Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất của tia X.  Trình bày cấu tạo hoạt động của ống Culitgiơ.  Nhớ một số ứng dụng quan trọng của tia X.

 Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ.

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập chương sóng ánh sáng vật lý 12 theo hướng củng cố, hệ thống hóa kiến thức và bồi dưỡng năng lực tự học cho học viên giáo dục thường xuyên (Trang 31)