TIẾN HÀNH LÀM MỘT LUẬN VĂN (HOẶC ÐỀ TÀI NCKH) VÀ CÁCH TRÌNH BÀY:

Một phần của tài liệu Tài liệu Khoa học và nghiên cứu khoa học docx (Trang 36 - 41)

tham khảo. Dĩ nhiên báo cáo LV không phải là đọc lại bản tóm tắt LV đã có và cũng không giống như một bản BCKH như trình bày ở mục 5.1. Một LV hoặc một công trình NCKH cần được giới thiệu không chỉ kết quả công việc mà còn nhiều vấn đề khác có liên quan, thậm chí chỉ mang tính chất thủ tục. Tính thủ tục là nhất thiết phải có ở một báo cáo luận văn (BCLV) bởi vì dù sao đi nữa, đây cũng là một nội dung đào tạo đối với tác giả. Thời gian dành cho mỗi BCLV cũng chỉ 15 đến 20 phút (không kể thời gian trao đổi, chất vấn). Vì vậy chọn cái gì để nói là điều quan trọng cho tác giả, đôi khi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá đề tài, dù cho bài viết và kết quả LV có thể được đánh giá thế nào đi nữa. Trình tự của một BCLV như sau:

- Mở đầu: Dùng đèn chiếu giới thiệu tên đề tài, người hướng dẫn và phản biện. - Ðặt vấn đề: Tại sao nghiên cứu vấn đề này (có thể nói tự do hoặc đọc nguyên văn trong bài tóm tắt để dảm bảo thời gian); Giả thuyết của đề tài là gì; Các bước làm đề tài; Các phương pháp nghiên cứu.

- Nội dung chính: Những công việc nghiên cứu và kết quả.

* Một số vấn vấn đề lí thuyết đã nghiên cứu để làm cơ sở chính cho đề tài.

* Nếu là đề tài quan sát, điểu tra thì giới thiệu mẫu quan sát, chọn mẫúu điều tra, bảng hỏi, kết quả công việc, nhận xét....

* Nếu là công trình lí thuyết (Văn học, Lịch sử, Toán, Vật lí lí thuyết...) thì trình bày các luận cứ, các công đoạn tính toán, các suy luận.

* Nếu là công trình thực nghiệm thì trình bày việc chọn mẫu thực nghiệm (TNSP) bảng số liệu, hình ảnh (vẽ, chụp), phương pháp xử lí số liệu, suy luận....

- Kết luận:

* Nhắc lại giả thuyết (dùng đeön chiếu) và khẳng định các giả thuyết đó. * Những khó khăn, sai sô,ú nguyên nhân sai số, hướng khắc phục. * Kiến nghị (nếu có), hứa hẹn tiếp tục nghiên cứu.

3. Chú ý: TOP

- Tất cả các nội dung báo cáo đều phải chuẩn bị trên giấy trong (transparency) để tiết kiệm thời gian. Những bản giấy trong này cần được chuẩn bị riêng, nếu là văn bản thì chú ý tóm tắt nội dung cần trình bày và cỡ chữ cho phù hợp chứ tuyệt nhiên không phải đơn thuần là những bản chụp lại các trang viếït. Những bảng số liệu, đồ thị... thì có thể chụp nguyên trong LV hoặc những hình ảnh thêm bên ngoài cho bài báo cáo thêm phong phú và sinh động.

- Một BCKH, đặc biệt là BCLV luôn có chất vấn của Hội đồng nghiệm thu (hay Hội đồng chấm LV) hoặc trao đổi giữa tác giả và cử tọa. Vì vậy, khi trình bày, tác giả không cần nói tỉ mỉ mọi chuyện mình đã làm cũng như không cần dừng lại lâu ở các hình chiếu, sơ đồ, biểu bảng. Khi trao đổi, người nào cần chỗ nào, ta chiếu lại cho rõ để lí giải thêm.

VI. TIẾN HÀNH LÀM MỘT LUẬN VĂN (HOẶC ÐỀ TÀI NCKH) VÀ CÁCH TRÌNH BÀY: TRÌNH BÀY:

Từ khóa:

- Luận văn (LV) là một hình thức NCKH báo cáo đề tài nghiên cứu của mình khi tác giả kết thúc một cấp học. Nếu nói về hình thức trình bày thì các khái niệm luận văn tốt nghiệp Ðại học, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ là như nhau. Nếu phân biệt về nội dung thì có sự khác nhau nhiều giữa ba hình thức trên về chất.

( Luận văn tốt nghiệp Ðại học (LVTNÐH) là bài nghiên cứu của sinh viên ở năm cuối cùng của khóa học. Mục đích chính của LV là tạo diều kiện cho sinh viên làm quen với công tác NCKH ở mức độ tổng hợp lí thuyết, vận dụng lí thuyết đã học vào một công việc cụ thể, thao tác nhiều trong phòng thí nghiệm hoặc có thể cho ra một sản phẩm nhỏ (bằng ngôn ngữ: sưu tầm có hệ thống, hệ thống lí thuyết đã học, những phát hiện từ thực tế...; Bằng vật chất: chế tạo, lắp ráp thí nghiệm, sưu tầm mẫu vật, cây con...). Ðể hoàn thành LV, sinh viên cần tự lực nhiều nhưng luôn có sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn về hướng đi, cách làm, tìm tài liệu.

( Luận văn Thạc sĩ (LVTHS) là bài nghiên cứu tốt nghiệp của học viên cao học. Nội dung LVTHS mang tính chất nghiên cứu nhiều hơn, tự lực nhiều hơn, năng lực tìm kiếm, kĩ năng sử dụng thiết bị tốt hơn so với LVTNÐH.

( Luận văn Tiến sĩ (LVTS) có thể coi là một công trình khoa học do tác giả gần như tự lực hoàn toàn thực hiện theo hướng đi mà thầy đã vạch ra. LVTS đánh dấu bước ngoặt của người làm khoa học, nó chứng tỏ tác giả đã có khả năng làm việc khoa học độc lập. Không những thế, tác giả còn có khả năng hướng dẫn hoặc chủ trì một công việc khoa học quan trọng sau này.

Các loại LV trên có khác nhau nhiều về giá trị khoa học, mức độ tự lực... song về hình thức trình bày thì không khác nhau.

- Công trình khoa học (CTKH):

Thực tế, công trình khoa học được đánh giá từ một bài báo khoa học trở đi, kể cả các loại LV. Song ở đây chúng ta tạm phân biệt CTKH với các loại LV để so sánh về mặt ý nghĩa và hình thức trình bày. CTKH xuất phát từ ý tưởng của tác giả hoặc từ một sự đặt hàng nào đó. CTKH xuất phát từ thực tế và thực sự phục vụ thực tế, giải quyết một vấn đề khó khăn trong thực tế. Cho nên CTKH không còn là một sự tập dượt nữa. Chính vì vậy, một số nhà khoa học trình bày CTKH chỉ chú ý vào công việc cụ thể, ít trình bày lí thuyết và đôi khi họ cũng ít quan tâm tới hình thức trình bày. Nói như vậy để dưới đây chúng ta bàn đến việc trình bày một LV nói chung, song cũng không có nghĩa rằng một CTKH thì không cần phải để ý đến việc trình bày. Dù sao, một luận văn là một loại bài học nên hình thức vẫn rất được chú trọng.

2. Quá trình thực hiện một luận văn: TOP

6.2.1. Chọn đề tài:

Luận văn tốt nghiệp Ðại học là công trình khoa học đầu tay của sinh viên và nó có xu hướng chuyên sâu hơn quá trình học tập ở Ðại học. LVThS và LVTS lại càng đi sâu hơn. Vì vậy, chất lượng luận văn phụ thuộc nhiều vào khả năng, sở trường, lòng say mê cũng như nhiều yếu tố khác.

Theo Nguyễn Tử Thành [5], người làm luận văn phải tự trả lời 10 câu hỏi sau: 1) Ðề tài có mới mẻ không?

Mới ở đây là so với bậc học của mình: vấn đề mới, hướng đi mới, đôi khi mang ý nghĩa mới, khám phá mới (LVTS chẳng hạn).

2) Mình có thích đề tài này không?

Dù rất hay, rất mới song đề tài không thuộc sở trường của mình, mình không thích... nên chọn đề tài khác.

3) Khả năng mình có đủ để làm đề tài này không?

Ðôi khi câu hỏi 2 và 3 cần phải nhân nhượng, trung hòa với nhau. Mình thích mà không đủ khả năng thì khó mà thành công.

4) Lợi ích của đề tài? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu là LVTNÐH thì nên xem xét lợi ích cho bản thân là chính. Ðó là tri thức và cách làm việc. Các loại luận văn khác, đặc biệt là LVTS, cần xem xét thêm ở lợi ích kinh tế, tính thực tiễn.

5) Có tài liệu tham khảo không?

(Sách, báo, tạp chí, thực tế địa phương...) 6) Thời gian có đủ để làm đề tài không?

Ðiều này phải hiểu ngược lại, với thời gian cho phép, nội dung nghiên cứu có quá nhiều không, cần giới hạn thế nào.

Cho nên câu hỏi 6 liên quan đến câu hỏi 7 là: 7) Giới hạn đề tài thế nào?

8) Phương tiện nghiên cứu có đủ không? 9) Dùng phương pháp nghiên cứu nào? 10) Ai hướng dẫn?

Ðối với LVTS thì câu hỏi 10 vô cùng quan trọng. Trình độ, tư cách, phong cách của thầy rất có tác dụng đến nghiên cứu sinh.

Chú ý: Nói rằng đề tài không có nghĩa là tên của luận văn. Ðề tài là một ý tưởng, một hướng đi cho công việc khoa học. Cũng có khi tên đề tài (chính xác) cũng là đề tài mà thầy giao cho. Tuy nhiên, thông thường người ta làm xong đề tài mới cấu trúc tên chính xác của nó.

6.2.2. Sắp lịch công việc (lập kế hoạch):

Khi đã có ý niệm đề tài, việc lập lịch công việc là điều tất yếu đối với người nghiên cứu. Ðặc biệt, LVTNÐH lại có rất ít thời gian nghiên cứu (1 năm học) cho nên cần sắp đặt lịch chi tiết theo từng tháng.

Tuy nhiên, để có lịch công việc tốt và chính xác, cần đi các bước đi phụ sau: - Quyết định đề tài (hướng đi cụ thể).

- Xác định cho được các mục tiêu mà đề tài phải đạt được. - Biến các mục tiêu thành giả thuyết (xem 6.3).

- Xác định và định nghĩa (hoặc giới hạn) các thuật ngữ chủ yếu dùng trong đề tài. (Trong quá trình làm có thể bổ sung thêm các thuật ngữ khác).

- Lập danh sách các tài liệu tham khảo.

- Dự kiến quan sát, làm thí nghiệm (làm gì? Làm thế nào? Cần dữ kiện nào? Ghi chép thế nào? Phân tích thế nào?...)

- Sắp lịch làm việc.

6.2.3. Sưu tầm tài liệu và chuẩn bị thiết bị, phương tiện nghiên cứu. 6.2.4. Khai thác tài liệu, lập phiếu nghiên cứu: 6.2.4. Khai thác tài liệu, lập phiếu nghiên cứu:

* Ðọc tài liệu:

* Không phải sách nào cũng đọc hết cuốn. Hãy tìm mục lục, đọc những vấn đề cần thiết cho mình.

* Một số vấn đề liên quan trực tiếp hoặc làm phương tiện trực tiếp cho công việc nghiên cứu thì đọc kĩ, ghi phiếu chi tiết hơn.

* Phiếu nghiên cứu là những tờ giấy nhỏ, giống nhau, đủ để ghi tóm tắt nội dung vấn đề đã đọc, địa chỉ (trang nào, tài liệu nào). Có thể phân loại các phiếu ấy theo ý đồ của mình, để vào các ô riêng (hoặc phong bì riêng). Sau này, khi cần, có thể nghiên cứu kĩ hơn (đọc lại) hoặc đưa các nội dung ấy vào bài viết (có chú thích tác giả) và làm mục tài liệu tham khảo.

* Ví dụ: Ðề tài Tổ chức dạy học khám phá vật lí ở trường phổ thông Các ô phiếu có thể xếp theo những loại như:

- Tâm lí: Tư duy - Tích cực hóa - Trực quan hóa - Tâm lí học sinh.... - Dạy học: Hoạt động - Khám phá - Dạy học nêu vấn đề - Câu hỏi.... - Tổ chức dạy học: Trao đổi - Thảo luận - Học nhóm....

- Vật lí phổ thông: Bài tập - Vấn đề - Nội dung. Ví dụ kiểu ghi phiếu (ô tư duy):

(Việc ghi phiếu như trên chủ yếu để phục vụ cho nghiên cứu lí thuyết, sau này sẽ tìm lại khi viết luận văn. Cũng có thể lập phiếu ghi số liệu, mẫu vật v.v... Loại phiếu này có nội dung nhiều hơn nên kích thước lớn hơn và sẽ ghi trong quá trình thực hiện đề tài).

6.2.5. Thực hiện đề tài:

Các bước đã vạch ra ở mục 6.2.2. Bây giờ tiến hành từng công đoạn. Trong quá trình làm việc, có thể có điều chỉnh kế hoạch do phát sinh. Thậm chí có thể thay đổi hẳn kế hoạch khi nảy sinh ra một hướng mới. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi đều phải cân nhắc theo thời hạn làm đề tài. Ðiều chính yếu là phải nghiêm túc thực hiện và hoàn thành công việc theo kế hoạch.

6.2.6. Trình bày luận văn: (sẽ trình bày chi tiết ở mục 6.4) 6.2.7. Viết tóm tắt luận văn: (xem phần 3, mục 3.2 và phụ lục 5)

Những tóm tắt này sẽ được gởi đi tham khảo ý kiến các thầy cùng ngành. Khi bảo vệ, phát các bản tóm tắt cho mọi người trong cử tọa bởi vì họ không có điều kiện đọc công trình của mình. Ðặc biệt, đối với luận văn Tiến sĩ, bản tóm tắt phải đóng thành tập gởi các Giáo sư có quan tâm, các Giáo sư đầu ngành để xin ý kiến nhận xét trước khi bảo vệ. 6.2.8. Bảo vệ luận văn: (xem mục 5.2)

3. Giả thuyết khoa học: TOP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.3.1. Khái niệm:

Xưa kia các nhà bác học tìm kiếm để khám phá một điều mới mẻ đều xuất phát từ một ý định, một tiên đoán mạnh mẽ và nhất là có mục đích rõ ràng cho công việc. Ðôi khi cũng bằng phương pháp thử và sai. Trừ những trường hợp ngẫu nhiên, tất cả họ đều có một nghi vấn khi bắt đầu công việc. Chính những nghi vấn ấy đã thúc giục họ, cùng với niềm tin

và năng lực, họ đã thành công trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Ngày nay, lượng tri thức của con người đã vô cùng sâu và rộng đã là cơ sở vững chắc cho nhiều giả định cũng như giải quyết được những giả định ấy. Có thể nói rằng, giả định là nghi vấn, là đoán trước một kết quả, là mở đầu cho sự thành công. Giả thuyết khoa học (GTKH) chính là cấu trúc hoàn chỉnh về mặt ngôn ngữ của một giả định.

Một đề tài nghiên cứu khoa học mà không có GTKH thì công trình nghiên cứu chẳng qua là sự tích lũy những sự kiện và thông tin rời rạc, không mang ý nghĩa khoa học. Nhà NCKH trước khi bắt đầu công việc mà không có giả thuyết thì chẳng khác nào một người mò mẫm trong đêm không có mục đích, may ra thì nắm được một cái gì đó và cũng chẳng biết nó quí giá hay thứ bỏ đi.

Vậy, một đề tài NCKH luôn phải xuất phát từ một hoặc một vài GTKH. GTKH là một quan niệm chưa được chứng minh trong khoa học, có thể bổ khuyết những thiếu sót hoặc thay thế những cái đã lỗi thời trong một hệ thống khoa học, là giai đoạn trước của sự nhận thức, một hình thức phát triển của khoa học và có thể trở thành những lí luận khi được xác nhận đầy đủ trong thực tiễn.

5.3.2. Phương pháp cấu trúc giả thuyết:

Mỗi đề tài điều phải có mục đích rõ ràng. Mục đích là cái phải đạt được ở cuối đề tài. Có thể mục đích của đề tài được thực hiện từ một giả thuyết nhưng cũng có thể hợp bởi nhiều giả thuyết, nghĩa làì hợp bởi nhiều cái tiêu phải đến. Trong trường hợp đó, mục đích của đề tài chỉ có thể đạt được khi tác giả đã tới được các tiêu ấy.

Vì vậy muốn cấu trúc giả thuyết khoa học, trước tiên phải xác định mục đích của đề tài. Nhà nghiên cứu có thể thấy trước được rằng nếu tôi có những điều kiện xác định thì tôi sẽ đạt được đích, tức là đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ðiều giả định ấy sẽ trở thành các giả thuyết. (Xem các giả thuyết ở phụ lục 5).

Ví dụ:

Ðề tài Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp dạy học khám phá ở trường PHTH của

Việt nami.

* Ðề tài nhằm chứng minh rằng có thể đưa phương pháp ấy vào trường phổ thông ở Việt Nam (mục đích). Vấn đề đặt ra cho đề tài này là: Phương pháp dạy học mới đã được sử dụng tốt ở các nước phát triển nhưng liệu có áp dụng cho nhà trường Việt nam được không. Nhà nghiên cứu tiên đoán: thay đổi một vài cách tổ chức, lựa chọn nội dung phù hợp và đặc biệt là chú ý tới nguyên tắc từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều... để phù hợp với môi trường sư phạm ở Việt Nam thì sẽ vận dụng được phương pháp dạy học mới này vào nhà trường Việt Nam.

* Giả thuyết khoa học: Phương pháp dạy học khám khá là rất có hiệu quả ở các nước tiên tiến. Nếu đưa nó vào thực hiện ở những nội dung học phù hợp, thay đổi cách tổ chức lớp học sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhà trường Việt Nam và đặc biệt là mức độ vận dụng tuân theo nguyên tắc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại... thì có thể thực hiện phương pháp dạy học ấy ở nhà trường phổ thông Việt Nam.

Như vậy là nhà nghiên cứu cần tìm kiếm từ lí thuyết và thực tiễn những điều kiện trên rồi tổ chức thực nghiệm để chứng minh điều tiên đoán trên (giả thuyết) là đúng. * Tuy nhiên, nếu nhà nghiên cứu muốn thực hiện đại trà ở các trường của thành phố, cần một số điều kiện nữa như: khả năng tập huấn giáo viên, khả năng biên soạn một tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp, khả năng được sự ủng hộ của địa phương và

Một phần của tài liệu Tài liệu Khoa học và nghiên cứu khoa học docx (Trang 36 - 41)