Qui mô mẫu (kích thước mẫu):

Một phần của tài liệu Tài liệu Khoa học và nghiên cứu khoa học docx (Trang 25 - 28)

III. PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRA GIÁO DỤC:

4) Qui mô mẫu (kích thước mẫu):

Các nhà thống kê đã đưa ra những bảng tính sẵn (dựa vào độ tin cậy và sai số ấn định trước) để các nhà nghiên cứu lựa chọn kích thước mẫu phù hợp từng loại đề tài. Dưới đây là một loại bảng như vậy dùng cho trường hợp nghiên cứu sản lượng trung bình, điểm

trung bình hoặc những nội dung tương tự.

Ví dụ: Ðiều tra để biết mục đích học tập của học sinh trong tỉnh nào đó với độ tin cậy là 90% và sai số là 0,003 , ta đối chiếu hàng 3 cột 2 của bảng trên, mẫu cần có 755 phần tử. (Dĩ nhiên khi điều tra, các câu hỏi phải được mã hóa để tính - Xem mục 2.6)

Trong nhiều trường hợp, kích thước mẫu còn lấy theo kinh phí của đề tài. Ví dụ: đề tài chỉ nhận được 10.000.000đ trong khi chi phí cho mỗi mẫu điều tra là 15.000đ. Sau khi trừ mọi chi phí, còn lại 5.000.000đ, ta quyết lấy mẫu có kích thước là 5.000.000đ: 15.000đ = 333 phần tử.

3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi đưa ra để các cá nhân, đơn vị trở lời. Kết quả trả lời sẽ được xử lí để có thể nhận định cho mục tiêu đã được đề ra của đề tài nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề chính ở đây là các câu hỏi.

a) Hai loại câu hỏi thường dùng:

1) Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng là loại câu hỏi yêu cầu người trả lời chỉ đánh dấu vào các khả năng cho trước. Có nhiều loại câu hỏi đóng.

- Loại 2 khả năng trả lời: Bảng câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời có hoặc không.

2) Câu hỏi mở: Ðây là loại câu hỏi mà người trả lời có thể nói (viết) vài câu để giải trình một vấn đề gì đó. Mục đích của câu hỏi này là bổ sung cho các câu hỏi đóng hoặc nhà nghiên cứu cần hiểu sâu hơn về tâm tư, tình cảm, thái độ của người trả lời đối với vấn đề đang nghiên cứu.

Chú ý: yêu cầu người trả lời không nói (viết) dài. Nếu là bảng câu hỏi, chừa chỗ viết cho người trả lời sao cho đủ chứa khoảng 5 câu viết là tối đa.

Ví dụ: Sau khi dùng các câu hỏi đóng về vấn đề học tập của một lớp học mà giáo viên chủ nhiệm là người trả lời, có thể hỏi thêm một hoặc vài câu hỏi mở:

+ Bạn cho biết thêm về tính phức tạp của lớp.

+ Truyền thống của lớp này (về học tập) từ năm học trước đến bây giờ. + Các giáo viên chuyên môn đánh giá về lớp này thế nào?

b) Những chú ý về việc đặt câu hỏi:

Tránh việc đặt câu hỏi dài, không cần thiết, câu hỏi hình tượng Ví dụ:

+ Bạn tốt nghiệp đại học sư phạm năm nào ? (tốt)

+ Trường này có nhiều giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm, bạn có cho rằng, bạn thuộc loại giáo viên đó chăng ? (dài dòng không cần thiết).

+ Mọi người cho rằng bạn là cây đa cây đề của trường, bạn có đồng ý không ? (hình tượng không cần thiết).

· Không dùng những từ ngữ, khái niệm khó hiểu, vượt quá khả năng người trả lời, từ ngữ nước ngoài...

Ví dụ:

+ Bạn lấy bằng Diplom (hoặc Master) khi nào?

+ Hình như thí nghiệm của bạn là thí nghiệm mô phỏng? · Câu hỏi phải đơn trị (chỉ có một ý trả lời đúng).

Ví dụ:

+ Bạn có định nâng cao trình độ lấy bằng Thạc sĩ không? (Nâng cao trình độ không trùng nghĩa với bằng Thạc sĩ. Ðây là câu đa trị)

+ Bạn trở thành giáo viên năm nào? (Có nhiều khả năng: khi kiến tập, thực tập, dạy bổ túc văn hóa, giáo viên chưa hết tập sự và đã hết tập sự... đều có thể trả lời được - Câu đa trị).

· Khi không cần thiết, tránh những câu hỏi đi vào đời tư của người trả lời làm người ta khó nói.

Ví dụ:

+ Tránh hỏi trực tiếp đối tượng là phụ nữ về tuổi tác, đời tư.

+ Tránh hỏi trực tiếp (khi không cần thiết) về trình độ, thái độ bản thân, khả năng... như: Anh dạy có giỏi không? Anh có yêu nghề không ?...

Trong những trường hợp cần biết những vấn đề ấy cần chuẩn bị một số câu hỏi cầu vòng làm cơ sở để phán đoán (Làm bài tập dưới đây).

· Tránh hỏi những câu mà ta biết chắc câu trả lời. Ví dụ:

+ Ðồng lương giáo viên của anh có đủ sống không? (Chắc chắn là không)

+ Anh đi dạy có soạn giáo án không? (Chắc chắn là có)

c) Cấu trúc bảng câu hỏi:

Thông thường, bảng hỏi có hàng chục câu hỏi. Bên cạnh các câu hỏi còn có những lời giải thích để làm người trả lời hiểu rõ nội dung và cách trả lời. Vì vậy mỗi bảng hỏi bao gồm nhiều trang. Nếu bảng hỏi không sạch, không sáng sủa thì nó sẽ làm người trả lời lúng túng, đôi khi bực bội. Ðiều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cuộc điều tra. Ngoài ra, cần chú ý đến cấu trúc của bảng hỏi. Nó gồm có ba phần chính:

- Phần đầu: Gồm những vấn đề chung với nội dung tìm hiểu đối tượng (tên, nơi ở, năm sinh v.v....). Ngoài ra, phần mở đầu cũng nhằm mục đích khởi động cho cuộc giao tiếp, định hướng cho giao tiếp.

- Phần chính: Những câu hỏi phục vụ mục đích điều tra.

- Phần kiểm chứng: Phần này có thể bao gồm cả hai loại câu hỏi nhằm mục đích làm rõ thêm cho phần chính hoặc đôi khi kiểm chứng lại vấn đề nào đó để xác định đối tượng trả lời thật hay không thật.

3.2.3. Xử lý số liệu: (Xem mục 6)

BÀI TẬP

1. Bạn muốn điều tra về tình hình giảng dạy của giáo viên. Một mục đích nhỏ trong bảng điều tra là bạn muốn biết người trả lời là giáo viên dạy giỏi hay không và không thể hỏi thẳng Anh là giáo viên dạy giỏi ?. Bạn hãy đặt một hệ thống câu hỏi (ít nhất là 3 câu) để sau khi họ trả lời bạn có thể đạt được mục đích của mình và giải thích tại sao bạn phán đoán được.

2. Cũng như nhiệm vụ trên nhưng nội dung khác. Bạn hãy đặt một hệ thống câu hỏi để có thể biết cô giáo trẻ đang trả lời là đã lập gia đình chưa. (Bạn không thể hỏi thẳng Cô có chồng chưa ?).

Một phần của tài liệu Tài liệu Khoa học và nghiên cứu khoa học docx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w