Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Một phần của tài liệu phân tích giá thành sản xuất sản phẩm tại nhà máy bột mì việt ý (Trang 38 - 39)

V/ Phân tích giá thành theo các khoản mục

1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trị quan trọng. Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp doanh nghiệp cần tập trung giải quyết hai vấn đề:

* Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm bằng các biện pháp sau đây:

- Tổ chức tốt khâu cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tránh thất thoát, tiêu hao nguyên vật liệu trên đường vận chuyển.

- Bố trí các kho hợp lý, thuận tiện cho việc nhập kho, bảo quản, thu hồi và kiểm kê nguyên vật liệu.

- Tổ chức cấp phát, theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu theo định mức, bảo quản tiết kiệm.

- Tổ chức tốt khâu vận chuyển nguyên vật liệu trong nội bộ doanh nghiệp. - Tổ chức việc thu hồi và tận dụng triệt để phế liệu, phế phẩm.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong đội ngũ công nhân và nhân viên của doanh nghiệp.

- Xây dựng chế độ khen thưởng do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu hợp lý. - Cải tiến máy móc thiết bị và áp dụng kỹ thuật và công nghệ chế tạo tiên tiến để giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

- Xây dựng các thủ tục và qui định cho các công tác cung ứng, vận chuyển, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu.

* Giảm đơn giá nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp bằng các biện pháp:

- Đàm phán, tạo mối quan hệ tốt để giảm giá mua nguyên vật liệu. - Tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu với giá thấp.

- Bảo quản nguyên vật liệu tốt, giảm chi phí bảo quản nguyên vật liệu.

- Giảm các chi phí khác về giao dịch trước khi mua, các chi phí kiểm nghiệm trước khi mua.

- Tận thu phần giá trị nguyên vật liệu bị hư hỏng.

- Sử dụng nguyên vật liệu thay thế có giá trị thấp hơn khi cần thiết.

2.

Giảm chi phí hao hụt hàng hóa

Hao hụt hàng hóa có liên quan tới nhiều khâu, nhiều yếu tố. Nhà máy vừa bán buôn vừa bán lẻ cho nhiều khách hàng với nhu cầu về từng loại như bột mỳ Non nước, bột mỳ Tiên Sa…, số lượng tương đối ít nên dễ xảy ra thất thoát.

Để hạn chế thất thoát hàng hóa thì trước hết cần phải theo dõi chặt chẽ số lượng và chất lượng của hàng nhập kho. Hàng trong kho cần được bố trí hợp lý, các chủng loại, các mặt hàng khác nhau phải để ở những nơi khác nhau. Cần phải tách riêng kho thành phẩm để dễ quản lý và xuất kho. Mỗi khâu, mỗi bộ phận cần phải giao trách nhiệm cho một người cụ thể, đảm bảo mọi sự thất thoát hàng hóa đều phải có người chịu trách nhiệm. Để việc bảo quản lưu trữ hàng hóa đươc tốt nhà máy cần tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên công tác kho.

Một phần của tài liệu phân tích giá thành sản xuất sản phẩm tại nhà máy bột mì việt ý (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w