Phân tích giá thành theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu phân tích giá thành sản xuất sản phẩm tại nhà máy bột mì việt ý (Trang 26 - 34)

V/ Phân tích giá thành theo các khoản mục

1/ Phân tích giá thành theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

a. Sản phẩm A

Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 2.219.730 và ở kỳ thực tế là 2.474.265. Ta có bảng số liệu về định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua nguyên vật liệu:

Tên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)

KH TT KH TT

X 1,5 1,7 3.278,1 3.100,2

+ Chỉ tiêu phân tích : Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fk (Q1/Qk) = ΣQ1 .mki . pki - Fkd Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 2.219.730 x (33.565,92/32.682,55) = 2.219.730 x 1,03 = 2.286.321,9 Suy ra : Ckd = 33.565,92 x 1,5 x 3.278,1 - 2.308.519,2 =165.048.663,5 - 2.286.321,9 = 162.762.341,6 C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1 = 33.565,92 x 1,7 x 3.100,2 - 2.474.265 = 176.903.810,8 - 2.474.265 = 174.429.545,8

+ Đối tượng phân tích:

ΔCd = C1 - Ckd = 174.429.545,8 - 162.762.341,6 = 11.667.204,2

+ Nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)

ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ).pk = 33.565,92 x ( 1,7 – 1,5) x 3.278,1 = 22.006.488,5

- Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)

ΔC(p)= Σ Q1 . m1 .(p1 – pk) = 33.565,92 x 1,7 x (3.100,2 – 3.278,1) = -10.151.341,2

- Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)

ΔC(F)= - (F1 –Fkd) = -(2.474.265 - 2.286.321,9) = - 187.943,1 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔCd = 22.006.488,5 - 10.151.341,2 – 187.943,1 = 11.667.204,2 Nhận xét:

Từ kết quả phân tích, ta có nhận xét sau:

Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm A là 162.762.341,6 nhưng thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu lại lên tới 174.429.545,8. Điều này làm cho tổng chi phí tăng lên một giá trị tương ứng là 11.667.204,2 Nguyên nhân cụ thể do:

+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch là 1,5 trong khi thực tế là 1,7 tăng 0,2 so với kế hoạch đề ra, đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 22.006.488,5

+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch là 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng giảm 177,9 nghìn đồng, tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 10.151.341,2

+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 2.286.321,9 nhưng thực tế đạt 2.474.265 làm cho chi phí giảm 187.943,1 Tóm lại, Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp do định mức tiêu hao tăng so với kế hoạch đề ra, vì vậy cần phải xem xét để có biện pháp khắc phục kịp thời ( biện pháp sẽ đưa ra ở phần sau).

b. Sản phẩm B

Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 4.383.897 và ở kỳ thực tế là 4.450.173. Ta có bảng số liệu định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua bình quân nguyên vật liệu:

Tên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)

KH TT KH TT

X 1,8 1,9 3.278,1 3.100,2

Y 1,6 1,5 2.763,6 2.843,4

Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1 )

+ Chỉ tiêu phân tích : Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fkd Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 4.383.897 x (33.565,92/32.682,55) = 4.383.897 x 1,03 = 4.515.413,91 Suy ra : Ckd = [(33.565,92 x 1,8 x 3.278,1) + (33.565,92 x 1,6 x 2.763,6)]- 4.515.413,91 = 346.478.838,7 – 4.515.413,91 = 341.963.424,7 C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1 = (33.565,92 x 1,9 x 3.100,2)+(33.565,92 x 1,5 x 2.843,4) – 4.450.173 = 340.878.092,2 – 4.450.173 = 336.427.856,2

+ Đối tượng phân tích:

ΔCd = C1 - Ckd = 336.427.856,2 - 341.963.424,7 = -5.535.568,5

+ Nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)

ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ).pk

= 33.565,92 x ( 1,9 – 1,8) x 3.278,1 + 33.565,92 x (1,5 – 1,6) x 2.763,6 = 1.726.966,58

- Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)

ΔC(p)= Σ Q1 . m1 .(p1 – pk)

= 33.565,92 x 1,9 x (3.100,2 – 3.278,1) + 33.565,92 x 1,5 x (2.843,4– 2.763,6)

= -7.327.776

- Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)

= 65.240,91

+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

ΔCd = 1.726.966,58 - 7.327.776 + 65.240,91

= -5.535.568,5 Nhận xét:

Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích, ta thấy:

Doanh nghiệp hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm B là 341.963.424,7 còn trong thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu là 336.427.856,2. Điều này làm cho tổng chi phí giảm đi một giá trị tương ứng là 5.535.568,5

Nguyên nhân cụ thể do:

+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X là 1,8 trong khi thực tế là 1,9 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Y trong kế hoạch là 1,6, thực tế là 1,5 giảm 0,1 so với kế hoạch đề ra. Đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 1.726.966,58

+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng, giảm 177,9 nghìn đồng, còn nguyên vật liệu Y kỳ kế hoạch là 2.763,6 còn ở kỳ thực tế là 2.843,4, tăng 79,8 so với kế hoạch tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 7.327.776

+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 4.515.413,91 nhưng thực tế đạt 4.450.173 làm cho chi phí tăng một lượng là 65.240,91

Tóm lại, Doanh nghiệp hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp.

c. Sản phẩm C

Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 1.780.821 và ở kỳ thực tế là 1.909.461. Ta có bảng số liệu về định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua nguyên vật liệu:

Tên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)

KH TT KH TT

X 1,6 1,7 3.278,1 3.100,2

Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1) + Chỉ tiêu phân tích :

Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fk (Q1/Qk) = ΣQ1 .mki . pki - Fkd

Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 1.780.821 x (33.565,92/32.682,55) = 1.780.821 x 1,03 = 1.834.245,6

Suy ra : Ckd = 33.565,92 x 1,6 x 3.278,1 – 1.834.245,6 =176.051.907,8 - 1.834.245,6 = 174.217.662,2

C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1 = 33.565,92 x 1,7 x 3.100,2 – 1.909.461 = 176.903.810,8 – 1.909.461= 174.994.349,8

+ Đối tượng phân tích:

ΔCd = C1 - Ckd = 174.994.349,8 - 174.217.662,2 = 776.687,6

+ Nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)

ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ).pk = 33.565,92 x ( 1,7 – 1,6) x 3.278,1 = 11.003.244,2

- Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)

ΔC(p)= Σ Q1 . m1 .(p1 – pk) = 33.565,92 x 1,7 x (3.100,2 – 3.278,1) = -10.151.341,2

- Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)

ΔC(F)= - (F1 –Fkd) = -(1.909.461 - 1.834.245,6) = - 75.215,4 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔCd = 11.003.244,2 -10.151.341,2 - 75.215,4 = 776.687,6 Nhận xét:

Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích, ta thấy:

Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm C là 1.834.245,6 nhưng thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu lại lên tới 174.994.349,8. Điều này làm cho tổng chi phí tăng lên một giá trị tương ứng là 776.687,6. Nguyên nhân cụ thể do:

+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch là 1,6 trong khi thực tế là 1,7 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra, đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 11.003.244,2

+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch là 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng giảm 177,9 nghìn đồng, tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 10.151.341,2

+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 1.834.245,6 nhưng thực tế đạt 1.909.461 làm cho chi phí giảm 75.215,4. Tóm lại, Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp do định mức tiêu hao tăng so với kế hoạch đề ra, vì vậy cần phải xem xét để có biện pháp khắc phục kịp thời ( biện pháp sẽ đưa ra ở phần sau).

d. Sản phẩm D

Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là

3.911.854 và ở kỳ thực tế là 4.010.366. Ta có bảng số liệu định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua bình quân nguyên vật liệu:

Tên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)

KH TT KH TT

X 1,4 1,5 3.278,1 3.100,2

Y 1,7 1,6 2.763,6 2.843,4

Z 1,5 1,6 3.140,2 3.201,2

Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1) + Chỉ tiêu phân tích : Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fk (Q1/Qk) = ΣQ1 .mki . pki - Fkd Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 3.911.854 x (33.565,92/32.682,55) = 3.911.854 x 1,03 = 4.029.209,6 Suy ra : Ckd = (33.565,92 x 1,4 x 3.278,1) + (33.565,92 x 1,7 x 2.763,6) +(33.565,92 x 1,5 x 3.140,2) – 4.029.209,6 = 469.847.692,3 – 4.029.209,6 = 465.818.482,7 C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1 = (33.565,92 x 1,5 x 3.100,2)+(33.565,92 x 1,6 x 2.843,4) + (33.565,92 x 1,6 x 3201,2) – 4.010.366 = 480.719.693,8 – 4.010.366 = 476.709.327,8

+ Đối tượng phân tích:

ΔCd = C1 - Ckd = 476.709.327,8 - 465.818.482,7 = 10.890.845,1

+ Nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)

ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ).pk

= 33.565,92 x ( 1,5 – 1,4) x 3.278,1 + 33.565,92 x (1,6 – 1,7) x 2.763,6 + 33.565,92 x (1,6 – 1,5) x 3.140,2

= 12.267.336,8

- Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)

ΔC(p)= Σ Q1 . m1 .(p1 – pk)

= 33.565,92 x 1,5 x (3.100,2 – 3.278,1) + 33.565,92 x 1,6 x (2.843,4 – 2.763,6) + 33.565,92 x 1,6 x (3.201,2 – 3.140,2)

= -1.395.335,3

- Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)

ΔC(F)= - (F1 –Fkd) = -(4.010.366 - 4.029.209,6 ) = 18.843,6

ΔCd = 12.267.336,8 -1.395.335,3 +18.843,6

= 10.890.845,1 Nhận xét:

Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích, ta thấy:

Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm D là 4.029.209,6còn trong thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu là 476.709.327,8. Điều này làm cho tổng chi phí tăng đi một giá trị tương ứng là 10.890.845,1.Nguyên nhân cụ thể do:

+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X là 1,4 trong khi thực tế là 1,5 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Y trong kế hoạch là 1,7, thực tế là 1,6 giảm 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Z ở kỳ kế hoạch là 1,5 ở kỳ thực tế là 1,6 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra. Đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 12.267.336,8

+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng, giảm 177,9 nghìn đồng, còn nguyên vật liệu Y kỳ kế hoạch là 2.763,6 nghìn đồng còn ở kỳ thực tế là 2.843,4 nghìn đồng, tăng 79,8 nghìn đồng so với kế hoạch, nguyên vật liệu Z đơn giá mua kỳ kế hoạch là 3.140,2 nghìn đồng trong khi thực tế là 3.201,2 nghìn đồng, tăng 61 nghìn đồng tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 1.395.335,3

+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 4.029.209,6 nhưng thực tế chỉ đạt 4.010.366 làm cho chi phí tăng một lượng là 18.843,6

Tóm lại, Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp do đơn giá mua của 2 nguyên vật liệu Y và Z tăng so với kế hoạch, còn giá trị phế liệu thu hồi lại giảm so với kế hoạch. Vì vậy Dn cần có biện pháp khắc phục.

e. Sản phẩm E

Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 3.950.940 và ở kỳ thực tế là 4.022.280. Ta có bảng số liệu định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua bình quân nguyên vật liệu:

Tên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)

KH TT KH TT

X 1,5 1,6 3.278,1 3.100,2

Y 1,7 1,6 2.763,6 2.843,4

Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1 ) + Chỉ tiêu phân tích : Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fk (Q1/Qk) = ΣQ1 .mki . pki - Fkd Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 3.950.940 x (33.565,92/32.682,55) = 3.950.940 x 1,03 = 4.069.468,2 Suy ra : Ckd = (33.565,92 x 1,5 x 3.278,1) + (33.565,92 x 1,7 x 2.763,6) +(33.565,92 x 1,8 x 3.140,2) – 4.069.468,2 = 512.472.047,2 – 4.069.468,2 = 508.402.579 C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1 = (33.565,92 x 1,6 x 3.100,2)+(33.565,92 x 1,6 x 2.843,4) + (33.565,92 x 1,9 x 3201,2) – 4.022.280 = 523.361.167,3 – 4.022.280 = 519.338.887,3

+ Đối tượng phân tích:

ΔCd = C1 - Ckd = 519.338.887,3 - 508.402.579 = 10.936.308,3

+ Nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)

ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ).pk

= 33.565,92 x ( 1,6 – 1,5) x 3.278,1 + 33.565,92 x (1,6 – 1,7) x 2.763,6 + 33.565,92 x (1,9 – 1,8) x 3.140,2

= 12.267.336,8

- Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)

ΔC(p)= Σ Q1 . m1 .(p1 – pk)

= 33.565,92 x 1,6 x (3.100,2 – 3.278,1) + 33.565,92 x 1,6 x (2.843,4 – 2.763,6) + 33.565,92 x 1,9 x (3.201,2 – 3.140,2)

= -1.378.216,7

- Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)

ΔC(F)= - (F1 –Fkd) = -(4.022.280 - 4.069.468,2) = 47.188,2 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔCd = 12.267.336,8 -1.378.216,7 + 47.188,2 = 10.936.308,3 Nhận xét:

Từ kết quả phân tích, ta có nhận xét sau:

Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm E là 508.402.579 còn trong thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu là 519.338.887,3. Điều này làm cho tổng chi phí tăng đi một giá trị tương ứng là 10.936.308,3.Nguyên nhân cụ thể do:

+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X là 1,5 trong khi thực tế là 1,6 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật

liệu Y trong kế hoạch là 1,7, thực tế là 1,6 giảm 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Z ở kỳ kế hoạch là 1,8 ở kỳ thực tế là 1,9 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra. Đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 12.267.336,8

+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng, giảm 177,9 nghìn đồng, còn nguyên vật liệu Y kỳ kế hoạch là 2.763,6 nghìn đồng còn ở kỳ thực tế là 2.843,4 nghìn đồng, tăng 79,8 nghìn đồng so với kế hoạch nguyên vật liệu Z đơn giá mua kỳ kế hoạch là 3.140,2 nghìn đồng trong khi thực tế là 3.201,2 nghìn đồng, tăng 61 nghìn đồng tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 1.378.216,7

+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 4.069.468,2 nhưng thực tế chỉ đạt 4.022.280 làm cho chi phí tăng một lượng là 47.188,2.

Tóm lại, Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp do đơn giá mua của 2 nguyên vật liệu Y và Z tăng so với kế hoạch, còn giá trị phế liệu thu hồi lại giảm so với kế hoạch.

Một phần của tài liệu phân tích giá thành sản xuất sản phẩm tại nhà máy bột mì việt ý (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w