Dịch vụ Internet băng rộng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khảo sát hệ thống thông tin vệ tinh (Trang 81)

Hình 3.6 Mơ hình cung cấp dịch vụ internet qua vệ tinh.

Dịch vụ Internet qua vệ tinh được chia làm hai mảng chính: các dịch vụ trung kế (tương tự như trung kế trong hệ thống điện thoại), và truy nhập trực tiếp nhờ việc cài đặt VSAT hai chiều. Các dịch vụ trung kế được cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các nhà khai thác mạng Internet bao gồm:

- Đồng bộ, cận đồng bộ, song cơng - Chia sẻ băng tần giữa các khu vực

- Truyền qua sĩng mang số và băng tần Video số

- Khả năng tích hợp các dịch vụ thuê riêng/mạng hiện cĩ bởi các thiết bị đầu cuối mặt đất IP.

Trong khi đĩ dịch vụ truy nhập trực tiếp được cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp, các khách hàng sử dụng trực tiếp dịch vụ Internet. Các ứng dụng nĩi chung được chia làm nhĩm: thời gian thực và thời gian khơng thực. Nhĩm ứng dụng tương

tác thời gian thực như: truy nhập Web, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa, trị chơi trực tuyến,... và cập nhập cơ sở dữ liệu, ánh xạ Server Web, truyền các file cĩ dung lượng lớn. Video quảng bá một chiều thuộc nhĩm các ứng dụng thời gian khơng thực. Hiện nay các ứng dụng này khơng cịn phụ thuộc vào một cơng nghệ duy nhất, chẳng hạn như đàm thoại khơng chỉ được thực hiện qua mạng điện thoại truyền thống mà cịn cĩ thể được thực hiện trực tiếp qua mạng Internet (VoIP) và cũng khơng chỉ giới hạn ở phạm vi dưới mặt đất. Khi đi trên máy bay cũng cĩ thể sử dụng Internet.

Lĩnh vực dịch vụ Internet qua vệ tinh thực sự được phát triển vào giữa những năm 90. Năm 1996 hệ thống mạng Huges đã cung cấp dịch vụ truy nhập trực tiếp Internet từ máy tính cá nhân ở tốc độ 400 kbit/s (tốc độ luồng thơng tin giữa máy tính cá nhân và vệ tinh). Tốc độ này lớn hơn 14 lần tốc độ truy nhập Internet thơng qua Modem thơng thường cĩ tốc độ quy ước là 28,8 kbit/s trước đây và bây giờ là tốc độ 56 kbit/s và nhanh gấp 3 lần tốc độ truy nhập qua đường mạng tích hợp số ISDN (144 kbit/s). Vệ tinh cung cấp dịch vụ Internet này hoạt động trong băng tần Ku (14/11GHz) với 8 bộ phát đáp 54MHz và 16 bộ phát đáp 27MHz. Tuy nhiên với các dịch vụ yêu cầu băng thơng rộng như đa phương tiện, hội nghị truyền hình, truyền file lớn thì băng thơng của băng tần Ku chưa thể đáp ứng đầy đủ. Chính vì lý do đĩ mà cần phải phát triển thơng tin vệ tinh trên cơ sở sử dụng băng tần cao hơn như băng tần K (18-27GHz), Ka (27-40GHz) với băng thơng tương ứng là 9 GHz và 13 GHz.

Theo như dự đốn của các nhà nghiên cứu thị trường thì tới năm 2010 sẽ cĩ khoảng 250 triệu gia đình và 38 triệu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ băng thơng rộng như các tuyến kết nối 2 Mbit/s hoặc cao hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khảo sát hệ thống thông tin vệ tinh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w