Trên cơ sở của thiết bị dùng cho phương pháp ép đúc, người ta phát triển thiết bị dùng cho phương pháp đúc dưới áp suất. Sự phát triển này tập trung giải quyết 3 vấn đề:
1, Gia công nhanh
2, Cải thiện hiệu suất nhiệt 3, Tăng công suất máy
Theo 3 hướng trên máy đúc đã phát triển dần, ngày càng hoàn thiện hơn, từ loại máy đúc piston đến máy đúc trục vít. Theo sự phát triển đó, máy đúc dưới áp suất phân thành 3 loại cơ bản:
∗ Máy đúc piston: Ra đời sớm nhất, dựa trên cơ sở thiết bị dùng cho phương pháp ép đúc nằm ngang. Trong đó, vật liệu nhựa hoá trong xi lanh nguyên liệu, còn gọi là xi lanh đốt
nóng, bên trong có mặt lõi gia nhiệt mục đích tạo thành các lớp nhựa lỏng tiếp xúc với thành gia nhiệt giúp cho hiệu suất gia nhiệt tăng và nhiệt độ đồng đều hơn (hình vẽ).
∗ Máy đúc có bộ phận nhựa hoá sơ bộ: Bộ phận nhựa hoá sơ bộ được bắt kề với xi lanh nguyên liệu. vật liệu sau khi nhựa hoá sơ bộ ở phần rời này được nạp vào xi lanh nguyên liệu và sau đó được đẩy vào khuôn. Do piston đúc tác dụng lên khối nhựa lỏng nên không có sự tổn hao áp suất đúc. Bộ phận nhựa hoá sơ bộ có thể là dạng xi lanh đốt nóng với piston đẩy hoặc dạng vít đùn. Dạng vít đùn có nhiều thuận lợi hơn như:
- Trộn vật liệu tốt hơn do tác dụng của các ứng suất trượt sinh ra khi vít chuyển động. - Hiệu quả gia nhiệt tốt hơn nên có thể dùng các polymer nhạy nhiệt.
- Sản phẩm tạo được có chất lượng tốt hơn do tính đồng nhất của vật liệu trong xi lanh được gia tăng.
∗ Máy đúc trục vít:
Đây là loại máy đúc có nhiều cải tiến nhất, hiện nay chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp chất dẽo. Đây là một loại vít đệm với trục vít có thể chuyển động tới lui ngoài chuyển động quay quanh trục. Loại thiết bị này có nhiều ưu điểm như:
- Nguyên liệu được đốt nóng nhanh và đều
- Thời gian lưu nguyên liệu trong xi lanh nguyên liệu ngắn hơn. - Cấu tạo gọn nhẹ, nhất là bộ phận nạp liệu.
- Lượng chất bốc và không khí vào khuôn ít do trong quá trình nhựa hoá các chất này thoát qua lớp vật liệu chưa nhựa hoá đến lỗ thoát khí thường được bố trí ở cửa nạp liệu.
- Tổn thất áp suất trong vùng nguyên liệu trước trục vít ít do chúng đã được đốt nóng đến trạng thái chảy nhớt.
Công suất của máy đúc thường được biểu thị bằng lượng nhựa PS thông dụûng tối đa mà máy có thể đẩy ra khỏi khuôn trong 1 lần đúc. Máy đúc nhỏ nhất có công suất khoảng 56 (g) và lớn nhất đạt đến 28 kg. Công suất của máy còn được biểu thị bằng lượng nhựa có thể đun nóng đến trạng thái chảy nhớt trong xi lanh đốt nóng trong 1 đơn vị thời gian. Ngoài ra độ lớn của máy đôi khi còn được biểu thị bằng tấn lực tác dụng để đóng khuôn.