Phương pháp ép đúc hay đúc truyền (Transfer molding) là phương pháp gia công tương tự như đúc dưới áp suất. Chủ yếu là dùng cho nhựa nhiệt rắn. Đối với nhựa nhiệt dẻo, phương pháp này thích hợp với trường hợp năng suất nhỏ và các loại nhựa dễ bị phân huỷ khi gia công PVC. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp ép trực tiếp là vật liệu chảy vào khuôn khi khuôn đã ở trạng thái đóng kín như ở phương pháp đúc áp suất, do đó vấn đề ba via ở bề mặt giáp khuôn là tránh được.
Về nguyên tắc, phương pháp ép đúc và ép trực tiếp giống nhau ở các điểm:
1, Vật liệu phải được đốt nóng đến trạng thái chảy nhớt trước khi lấy đầy khuôn. 2, Lực đẩy vật liệu do chày ép tạo ra và cùng tiến hành trên máy ép.
Tuy nhiên cũng có những điểm khác nhau là:
1, Trong phương pháp ép đúc, chày ép không đi trực tiếp vào vùng tạo hình
2, Vật liệu phải chảy qua các rãnh có kích thước bé hơn tiết diện chiếu đứng vùng tạo hình của khuôn rất nhiều, do đó cần có áp suất ép lớn hơn và quá trình ép xảy ra sau khi 2 nữa khuôn đã khép kín.
3, Khuôn ép đúc là khuôn kín, có rãnh hoặc không có rãnh, những cửa đẩy vật liệu vào vùng tạo hình bé hơn tiết diện vùng tạo hình của khuôn rất nhiều.
∗ Nguyên tắc gia công: Vật liệu ép được vào cối chuyền và đốt nóng đến trạng thái chảy nhớt (sựu đốt nóng có thể thực hiện bên ngoài). Từ cối chuyền vật liệu được đẩy vào lỗ khuôn chờ chày ép sau khi khép kín khuôn. Trong khuôn vật liệu đóng rắn do phản ứng hoá học dưới tác dụng của nhiệt độ cung cấp từ bên ngoài cho khuôn hoặc chuyển sang trạngt hái rắn nhờ quá trình làm nguội (đối với nhựa nhiệt dẻo).
Áp suất đúc lớn hơn áp suất đúc trực tiếp từ 6 ÷ 10 lần, như thế mới đủ sức đẩy vật liệu qua hệ thống rãnh và cửa có tiết diện và khuôn được.
Ưu điểm của phương pháp ép đúc là:
- Do ma sát nội, sự trộn lẫn trong quá trình chảy qua các rãnh nên nhiệt độ của vật liệu đều hơn, khối vật liệu đồng nhất hơn.
- Do đốt nóng nhanh, đều nên sự đóng rắn xảy ra nhanh và đồng nhất hơn. Thời gian lưu lại trong khuôn có thể rút ngắn còn 50% so với phương pháp ép trực tiếp. Tuy quá trình đóng rắn nhanh như hiện tượng đóng rắn trong rãnh khuôn được loại trừ vì thời gian vật liệu chảy qua rãnh khuôn rất ngắn.
- Tính chất sản phẩm đồng nhất
- Sản phẩm có kích thước chính xác - Khuôn ít mòn
∗ Các phương pháp ép đúc
Về nguyên tắc có thể chia ép đúc làm 3 phương pháp: ép đúc bằng chày, ép đúc bằng piston và ép đúc bằng trục vít.
∗ Ép đúc bằng chày: Trong phương pháp này vật liệu được đốt nóng và cho vào cối chuyền lắp trên khuôn kín. Cối này còn được gọi là buồn nạp liệu cối chuyền. Nhờ nhiệt độ và áp suất, vật liệu được hoá dẽo, chảy nhớt và được đẩy vào lỗ khuôn nhờ áp suất tạo ra bởi chày ép. Sau khi đóng rắn khuôn được mở ra và sản phẩm được lấy ra.
∗ Ép đúc bằng piston: Phương pháp này chỉ khác với phương pháp đúc bằng chày ép ở chổ piston tiến sâu đến mặt tách rời của khuôn. Do đó giảm được tổn thất áp suất và có thể rút ngắn được thời gian ép.
∗ Ép đúc bằng trục vít: Với mục đích tăng hiệu quả của quá trình sinh nhiệt và để tạo sự đồng nhất trong khối vật liệu tốt hơn, người ta sử dụng vít đùn để hoá dẽo và gia nhiệt khối vật liệu. Cấu tạo của máy đùn giống như máy đúc dưới áp suất: (hình vẽ)
Trong các phương pháp này lực đóng khuôn phải bằng hoặc lớn hơn lực ép và phải duy trì trong suốt quá trình đúc để đảm bảo khuôn luôn kín tránh nhựa chảy ra ở mặt giáp khuôn. Phương pháp ép đúc thường được sử dụng cho các loại nhựa như phenolic thông dụng, phenolic có độn, melamin, alkyd có độn, polyester...