PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiêu thụ thức ăn, khối lượng, các chiều đo của cơ thể và biểu hiện lên giống và sinh đẻ của cừu cái (Trang 27)

3.2.1 Dụng cụ nghiên cứu

Cân đồng hồ: các loại 100 kg, 2 kg và 1 kg. Cân điện tử: loại 2 kg và 1 kg và thước dây

3.2.2 Động vật

Nghiên cứu được thực hiện trên 16 con cừu có nguồn gốc Phan Rang có mặt tại trại, đồng thời kết hợp với sổ sách theo dõi của cán bộ kỹ thuật tại trại trong thời gian từ 2008 – 2013.

Hình 1: Cừu đang mang thai ở tháng thứ 3 trong nghiên cứu

Hình 2: Cừu không mang thai được dùng trong nghiên cứu

3.2.3 Chuồng trại

Trại thí nghiệm được lợp bằng tôn có chiều cao 5m, có vách che nắng, tránh mưa tạt, gió lùa và thông thoáng. Chuồng dùng trong thí nghiệm là chuồng sàn bằng gỗ với kích thước 1,2 x 0,8 m, các rãnh sàn có kích thước

xxv

khoảng 2-3 cm để cho phân rớt xuống, phía dưới sàn có gắn lưới và nylon để hứng phân và nước tiểu.

Hình 3: Chuồng nuôi cừu trong nghiên cứu

3.2.4 Thức ăn

Cho ăn cỏ lông tây tự do và bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp với 150g/30 kg khối lượng để đảm bảo nhu cầu khẩu phần có CP là khoảng 12%.

Hình 4: Cỏ lông tây và thức ăn hỗn hợp dùng trong thí nghiệm 3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm theo dõi 16 cừu cái chia làm 2 nhóm: 8 cừu mang thai ở tháng thứ 3 (trọng lượng trung bình là 32,2 kg và 24,3 tháng tuổi) và 8 cừu không mang thai (trọng lượng trung bình là 30,5 và 24,5 tháng tuổi). Cừu cái trong thời gian thí nghiệm không phối giống.

3.3.2 Cách tiến hành

Cỏ lông tây được cắt ngắn 2-3 cm cho ăn 4 lần/ngày vào 8 giờ, 10 giờ buổi sáng, 5giờ buổi chiều và 8h buổi tối. Thức ăn hổn hợp có bổ sung urê vào cho ăn lúc 2h chiều.

xxvi

Bảng 9: Lượng và tỉ lệ (%) thức ăn dự kiến dùng trong thí nghiệm tính trên Khối lượng cừu 32,4kg

Tươi(g) DM(g) %DM

Cỏ lông tây 3888 720 84,5

TAHH 150 132 15,5

Tổng 4038 852 100

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi:

Trọng lượng cừu được cân trực tiếp bằng cân chuyên dụng: Cừu được cân 2 ngày liên tục ở đầu tháng thí nghiệm và các tháng tiếp theo, vào lúc sáng khí cừu chưa được cho ăn. Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ được cân và theo dõi hàng ngày Vòng ngực và vòng bụng: được đo bằng thước dây và đo ở nách sau 2 chân trước ở vòng ngực.

Hình 5: Đo các chiều của cừu 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả số liệu của thí nghiệm 1 được xử lý sơ bộ trên bảng tính Microsoft Excel 2003, sau đó là xử lý bằng phương pháp thống kê cơ bản (Basical Statistic) của chương trình Minitab 14. Đối với sự so sánh các chỉ tiêu trước và sau thí nghiệm của cừu cái sinh sản trong nhóm thì dùng sự so sánh cặp (Paired T test), trong khi điều này được áp dụng sự so sánh 2 trung bình mẫu (Two Samples test) ở các cừu khác nhóm.

xxvii (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT CÁC LOẠI THỰC LIỆU TRONG THÍ NGHIỆM TRONG THÍ NGHIỆM

4.1.1. Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm

Bảng 10: Thành phần dưỡng chất (%) các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm

OM DM CP NDF Tro ME/MJ Cỏ lông tây 89.9 18.5 9.5 67.1 10.1 8.31 Bắp 16.95 84.4 8.4 3.9 23.1 13.7 Cám 25.42 87.9 12.3 11.3 26.7 13.8 Tấm 16.95 84.2 9.2 2.4 3.4 14.4 Đậu nành 25.42 92.5 45.1 18.1 32.3 13.6 Bột xương 8.47 96.1 21.8 5.34 4.45 4.8 Mật đường 4.24 68.5 1.75 - - -

DM: vật chất khô; OM: chất hữu cơ; CP: protein thô; NDF: xơ trung tính; ME: năng lượng trao đổi; Ca: canxi; P: photpho

Bảng 10 cho thấy: cỏ lông tây có hàm lượng DM cao 18,5%, kết quả này lớn hơn kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2008) là 16,6%

và Trần Hiếu Thuận (2008) là 16,4%, nhưng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Bảo Ngọc (2013) là 19,2%. Hàm lượng protein thô (CP) của cỏ lông tây là 9,5%, giá trị này thấp hơn kết quả của Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012) là 12,9 % và Trương Thanh Trung (2005) là 13,7%. Lượng xơ trung tính (NDF) của cỏ lông tây khá cao 67,1%, kết quả này lớn hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Bão Ngọc (2013) là 61,3% và Nguyễn Văn Lâm (2013) là 64%.

Thức ăn hỗn hợp có hàm lượng DM khá cao 88% giá trị này lớn hơn kết quả của Nguyễn Bình Trường (2008) là 86,2% và Nguyễn Thị Kim Đông, Nguyễn Văn Thu, T R Preston (2011), nhưng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu (2011) có kết quả là 87.8%. Hàm lượng protein thô (CP) của thức ăn hỗn hợp là 25.6%, giá trị này cao hơn so với Dương Thị Bích Loan (2010) là 20.1% và nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu (2011) là 19,9%. Qua bảng thành phần dưỡng chất của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm ta thấy rằng thức ăn hỗn hợp hoàn toàn có thể sử dụng để bổ sung protein trong nuôi cừu sinh sản.

xxviii

4.1.2. Khối lượng và các chiều đo của cừu

Bảng 11: So sánh khối lượng, vòng ngực và vòng bụng của cừu không mang thai

Tháng thí nghiệm P ± SE

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 1-2 1-3 1-2 1-3

KL, kg 28,1 31,4 33,9 0,001 0,001 0,66 0,64

VN, cm 76,1 77,4 77,4 0,002 0,049 0,25 0,53

VB, cm 88,4 88,5 88,8 0,598 0,285 0,23 0,32

KL: khối lượng; VN: vòng; VB: vòng bụng; TB: trung bình

Bảng 11 cho thấy, khối lượng thấp nhất ở tháng 1 (28,1 kg) tăng (31,4 kg) ở tháng 2 và cao nhất ở tháng 3 (33,9 kg) và chúng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Các số đo vòng ngực tháng 2 và tháng 3 bằng nhau (77.4 cm) lớn hơn số đo vòng ngực ở tháng 1, sụ khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Số đo vòng bụng ở các tháng là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). ở tháng 3 (88.8 cm), thấp hơn ở tháng 2 (88.5 cm) và tháng 1 là thấp nhất (88.4 Giải thích về khối lượng và vòng ngực của các cừu cái tăng theo từng tháng do cừu cái trong thí nghiệm vẫn còn tăng trưởng nên trọng lượng vẫn còn tăng, kích thước của vòng vòng bụng không có sự tăng theo từng tháng do không mang thai. Phạm Vũ Minh (2008) trình bày là vòng ngực trung bình của cừu cái từ 16-20 tháng tuổi là 78,3 cm và thể trọng trung bình là 26,7 kg , thì cừu của thí nghiệm tương đương từ 76,1-77,4 cm và trọng lượng hơi cao hơn là từ 28,1 – 33,9 kg.

Bảng 12: So sánh khối lượng, vòng ngực và vòng bụng của cừu mang thai

Tháng thí nghiệm P ± SE

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 1-2 1-3 1-2 1-3

KL, kg 34,7 37,9 40,9 0,011 0,001 0,950 1,15

VN, cm 84,3 85,9 86,6 0,001 0,002 0,180 0,490

VB, cm 98,4 102 105 0,001 0,001 0,230 0,380

KL: khối lượng; VN: vòng; VB: vòng bụng; TB: trung bình

Qua Bảng 12 cho thấy khối lượng trung bình của cừu cái mang thai tăng dần từ tháng thứ nhất 34,7 kg , 37,9 kg ở tháng hai và tháng thứ ba là 40,9 kg và khác biệt giữa các tháng thí nghiệm là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Số đo vòng ngực cao nhất ở tháng ba 86.6 cm thấp dần (85,9 cm) ở tháng hai và thấp nhất ở tháng thứ nhất là 84,3 cm, và các sự khác biệt là có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Các số đo vòng bụng khác biệt có ý nghĩa thống kê và nhỏ nhất ở tháng thứ nhất 98,4 cm lớn dần ở tháng hai là 102 cm và lớn nhất ở tháng ba là

xxix

105 cm.. Nhìn chung các chiều đo và khối lượng của cừu cái có mang đều khác biệt và tăng dần qua các tháng có ý nghĩa thồng kê. Đang mang thai nên khối lượng và các chiều đo của các cừu cái phát triển tốt, do sự gia tăng thức ăn và dưỡng chất ăn vào và tích trử để phát triển bào thai.

Bảng 13: So sánh sự chênh lệch của các chỉ tiêu khối lượng và chiều đo của cừu có thai và không có thai qua các tháng thí nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Không có thai Có thai P ± SE

KL_1_2, kg 3,61 3,25 0,759 0,810 KL_1_3, kg 5,85 6,20 0,796 0,920 VN_1_2, cm 1,25 1,63 0,249 0,220 VN_1_3, cm 1,25 2,38 0,144 0,520 VB_1_2, cm 0,375 2,13 0,001 0,210 VB_1_3, cm 0,875 6,50 0,001 0,340 KL: khối lượng; VN: vòng ngực; VB: vòng bụng

Qua bảng 13 cho thấy, chênh lệch về khối lượng giữa tháng 1 và tháng 2 và giữa tháng 1 và tháng 3 của cừu có và không mang thai không có sự khác biệt có ý nghĩa (P>0,05), cho dù sự tăng khối lượng của cừu có mang có xu hướng cao hơn không có mang ở tháng 3 so với tháng 1 (6,20 so với 5,25 kg) . Tương tự sự chênh lệch về chiều đo vòng ngực giữa cừu có và không có mang qua các tháng thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy ở chiều đo vòng bụng sự chênh lệch qua các tháng khi so sáng giữa cừu có và không mang thai, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001), và sự chênh lệch vòng bụng của cừu có thai giữa tháng 2 và 1 và tháng 3 và 1 lần lượt là 2,13 và 6,50 cm so với cừu không mang thai là 0, 375 và 0,875 cm. Tóm lại sự không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0.05) về khối lượng và vòng ngực giữa cừu có và không có thai trong thí nghiệm này có lẽ là do ảnh hưởng của nhóm cừu không có mang có tuổi còn tăng trường, tuy nhiên sự phát triển vòng bụng của cừu có thai ở tháng thứ 4 và thứ 5 so với tháng thứ 3 là rất khác biệt, chúng ta có thể dùng chỉ tiêu này để xác định cừu có thai và chuẩn bị công tác nuôi dưỡng củng như là sinh đẻ cửa cừu.

xxx 0 1 2 3 4 5 6 7 CL_KL_1_2 CL_KL_1_3

Hình 6: So sánh sự chênh lệch khối lượng giữa các tháng

C h ê n h l c h k h i n g ( k g

) Không mang thai

mang thai 0 1 2 3 4 5 6 7 CL_VB_1_2 CL_VB_1_3 Hình 7: So sánh sự chênh lệch vòng bụng giữa các tháng K h á c b iệ t v ò n g b n g ( c m )

Không mang thai mang thai

4.1.3. Thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ

Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của cừu có và không có thai được trình bày ở Bảng 14, 15 và 16.

Bảng 14: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của cừu không mang thai

Số hiệu cừu Thức ăn 11 34 8 37 28 31 2 35 TB Khối lượng, kg 36.4 34.6 40.2 24.8 32.2 36.6 36,4 30,0 33.9 Cỏ lông tây, gDM 733 568 737 481 667 652 718 601 645 TAHH, gDM 213 186 212 135 182 182 195 164 184 DM, g 971 779 976 632 870 858 937 785 851 DM, g/kgKL 26.7 22.5 24.3 25.5 27 23.4 25.7 26.2 25.2 CP, g 194 168 202 128 172 179 188 157 174 CP, g/kgKL 5.33 4.85 5.02 5.16 5.34 4.89 5.16 5.23 5.13 ME, MJ/con/ngày 8.67 6.98 8.69 5.63 7.74 7.62 8.32 6.97 7.58 ME, MJ/kg KL/ ngày 0.238 0.202 0.216 0.227 0.240 0.208 0.229 0.232 0.224

xxxi

Qua bảng 14 cho thấy lượng vật chất khô (DM) trong một ngày ăn vào của cừu không có thai trung bình là 851 g DM, lượng DM (g/kgKL) là 25.2 , CP (g/kgKL) là 5.13 và ME (MJ/kg KL) là 0.224. Cừu số 8 ăn nhiều nhất 976g, thứ hai là cừu số 11 với mức ăn là 971g, tiếp đến là 937g mức ăn của cừu số 2, sau đó là cừu số 28 ăn 870g , kế đến là cừu số 31, cừu số 35 ăn 785g, mức ăn của cừu 34 là 779g, sau cung là cừu số 37 chỉ ăn với mức 632g DM/ngày, mức ăn ăn vào khác nhau là do khối lượng cơ thể của các con cừu trong thí nghiệm khác nhau. So với lượng vật chất khô của cỏ lông tây tiêu thụ được 645g, thức ăn hỗn hợp là 184g, hàm lượng vật chất khô (DM) ăn vào tương đối thấp 851g so với Nguyễn Văn Luân (2012) cừu cái sinh sản là 916,4g. Nhưng hàm lượng protein thô (CP) khá cao 174g/ngày so với Nguyễn Văn Luân (2012) là 134g/ngày và mức năng lượng trao đổi (ME) là 7.58MJ. Do trong thí nghiệm có bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có hàm lượng đạm thô cao (25,6%) nên lượng vật chất khô ăn vào ít (851g) nhưng vẩn đảm bảo được lượng protein thô (CP) cho cừu.

Bảng 15: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hang ngày của cừu mang thai

Số hiệu cừu Thức Ăn 7 12 16 3 9 14 15 33 TB Khối lượng, kg 39.2 46.7 45.8 37.5 41.8 36.4 41.8 37.6 40.9 Cỏ lông tây, gDM 760 823 744 829 850 744 912 722 798 TAHH, gDM 226 266 205 234 227 210 226 215 226 DM, g 1012 1120 980 1088 1105 979 1167 961 1051 DM, g/kgKL 25.8 24,0 21.4 29,0 26.4 26.9 27.9 25.6 25.9 CP, g 206 236 211 211 219 195 225 196 212 CP, g/kgKL 5.26 5.05 4.60 5.62 5.24 5.36 5.38 5.21 5.22 ME, MJ/con/ngày 9.05 10.1 8.66 9.72 9.81 8.73 10.32 8.59 9.37 ME, MJ/KL/ ngày 0.231 0.215 0.189 0.259 0.235 0.240 0.247 0.229 0.23

DM: vật chất khô; CP: protein thô; ME: năng lượng trao đổi

Bảng 15 cho thấy, khối lượng trung bình của cừu mang thai 40,85kg lớn hơn so với cừu không mang thai 33,9kg. Hàm lượng vật chất khô ăn vào của cừu mang thai hàng ngày có giá trị trung bình là 1051gDM/ngày cao hơn so với cừu không mang thai là 851g, lượng protein thô của cừu không mang thai 174g nhỏ hơn cừu mang thai 212g, mức năng lượng trao đổi (ME) của cừu có thai 9.37MJ vượt trội hơn cừu không mang thai 7.58MJ. Tuy các con cừu cung ăn chung một khẩu phần, nhưng mức ăn và lượng tiêu thụ dưỡng chất khác nhau,do cừu mang thai nhu cầu vật chất cao hơn so với cừu không mang thai.

xxxii

Bảng 16: So sánh lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụđược tính trên 1 kg thể trọng của cừu có thai và không có thai

Chỉ tiêu Có thai Không thai P ± SE

DM, g/kg KL 25.88 25.16 0.493 0.700

CP, g/kg KL 5.22 5.12 0.464 0.083

ME, MJ/kg KL/ngày 0.231 0.224 0.475 0.006

KL: khối lượng

Khi so sánh số liệu về lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của cừu có và không có thai (Bảng 16) được tính toán dựa trên kg khối lượng cừu cho thấy là lượng DM và CP (g/kg KL), và ME (MJ/kg KL) là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

0.0 10.0 20.0 30.0

DM/kgLW CP/LW (g/kg)

Hình 8: Lượng DM và CP thụ của cừu trong thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D ư n g c h t ti ê u t h ( g /k g P

) Không mang thai

mang thai

4.2 Đặc điểm lên giống của cừu cái

Trong quá trình theo dõi và nhận xét chúng tôi trình bày như sau: Cừu cái thường lên giống kéo dài từ 3 – 4 ngày. Ngày thứ nhất chúng sẽ đi tới đi lui, nhút nhát, âm hộ hơi ửng hồng và đậm dần từ ngoài vào trong âm đạo, âm hộ hơi nở ra. Ngày thứ 2 con vật vẫn còn hoang mang, nhút nhát, kêu la, bỏ ăn, có phần mạnh hơn ngày thứ nhất âm hộ nở to hơn, màu hồng hơn và đặc biệt là âm hộ bắt đầu chảy dịch. Dịch âm đạo có màu trong, loãng. Bước sang ngày thứ 3 cừu cái dần ổn định, mạnh dạn hơn, bớt kêu la, quậy phá. Âm hộ lúc này nở rất to màu hồng đậm và nước nhờn bắt đầu đục và keo lại. Cừu cái sẽ chịu đứng yên khi ta chạm vào, lúc này là thời điểm thích hợp cho cừu giao phối. Sang ngày thứ 4 cừu cái sẽ hết kêu la và ăn trở lại bình thường. Âm hộ chuyển sang màu đậm và tím lại, nước nhờn khô đặc lại. Trong giai đoạn này, cũng có thể cho cừu giao phối được. Qua ngày thứ 5 thì cừu trở lại bình thường. Mặc dù cừu có đầy đủ các biểu hiện trên, tuy nhiên trong nhiều trường hợp các biểu hiện trên kém rõ ràng và khó nhận biết.

xxxiii

4.3 Đặc điểm cừu khi sinh và chăm sóc

Thông thường cừu mẹ nằm đẻ nhưng cũng có một số trường hợp cừu đứng đẻ, khi đó nên đỡ để cừu con sơ sinh khỏi bị rớt mạnh.

Trước khi đẻ các con cừu thường có phản ứng kêu lạ (tiếng kêu ngắn và liên tục)Sau khi đẻ, cừu mẹ tự liếm cừu con cho khô. Tuy nhiên vẫn lấy khăn sạch lau nước nhầy ở miệng, ở mũi cho cừu con sơ sinh dễ thở. Xong lấy dây sạch buộc cuốn rốn (cách rốn 5-6cm) dùng kéo hoặc dao cắt cách nơi buộc 2-

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiêu thụ thức ăn, khối lượng, các chiều đo của cơ thể và biểu hiện lên giống và sinh đẻ của cừu cái (Trang 27)