THỨC ĂN TRONG THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiêu thụ thức ăn, khối lượng, các chiều đo của cơ thể và biểu hiện lên giống và sinh đẻ của cừu cái (Trang 25)

2.5.1 Cỏ lông tây

Tên khoa học: Bracharia multica

Loại cỏ thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6-2,0m, lá to bản, có lông. Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi. Chúng thuộc giống cỏ đa niên, giàu protein, dễ trồng, chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây mọc tự nhiên ở khắp hai miền Nam Bắc (Nguyễn Thiện, 2003). Sau 1,5-2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó cứ khoảng 30 ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được nên thu hoạch lúc cỏ cao 50-60cm và khi thu hoạch thì nên cắt cách mặt đất 5-10cm. Cỏ lông tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng, năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Nguyễn Thiện, 2003). Chúng ta có thể trồng cỏ lông tây ở đất bùn lầy, đất ruộng, đất bãi, bờ đê, ven hồ ao, bờ sông suối. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn Thiện, 2003).

Bảng 7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây

Thực liệu DM OM CP NDF ADF EE Ash ME, MJ/kgDM Cỏ lông tây 15,5 85,8 9,5 61,3 30,3 2,87 11,8 8,23

DM: vật chất khô; OM: chất hữu cơ; CP: Protein thô; EE: béo thô; NDF: xơ trung tính; ADF: xơ acid; ME: năng lượng trao đổi. (Lê Thủy Triều, 2009).

2.5.4 Urê

Công thức hóa học: H2N - CO - NH2, Urê sử dụng cho trâu bò ăn thường là có nguồn gốc từ phân bón. Dê, cừu nói riêng và động vật nhai lại

xxiii

nói chung có khả năng sử dụng nguồn đạm phi protein thay thế một phần protein thực trong khẩu phần, Urê là một trong những nguồn cung cấp chất đạm phi protein rẻ tiền mà vì sinh vật ở dạ cỏ của dê có khả năng sử dụng để tổng hợp thành protein cho vi sinh vật, vi sinh vật khi xuống dạ múi khế sẽ là nguồn cung cấp protein cho vật chủ.

Khi vào dạ cỏ, urê bị phân hủy thành amoniac (NH3) và khí carbonic (CO2) nhờ enzyme do vi sinh vật sống trong dạ cỏ tiết ra. Amoniac sẽ là nguồn cung cấp chất đạm cho vi sinh vật tổng hợp thành đạm protein của vi sinh vật. Một phần amoniac được hấp thu vào máu đến gan, tại gan, amoniac được chuyển hóa thành urê. Một phần urê được thải ra ngoài qua nước tiểu, một phần theo nước bọt trở lại dạ cỏ, tại đây, vi sinh vật sử dụng tiếp tục trở lại.

Liều dùng: Đối với gia súc nhai lại chưa quen sử dụng urê thì phải có thời gian làm quen bằng cách mỗi ngày cho ăn một ít và tăng dần đến mức độ cho phép đối với từng loài gia súc. Urê được sử dụng không quá 1% (tính trên vật chất khô) trong khẩu phần hay 1/3 tổng số protein của khẩu phần (Ensminger & Olentime, 1994).

Liều ngộ độc: Do urê dùng làm thức ăn cho trâu bò thường là dạng tinh thể chứa 44-46%N, cũng có dạng dung dịch chứa 400g urê/lít hoặc 184g nitơ/lít. Sử dụng urê không hợp lý hoặc quá liều có thể gây ngộ độc urê. Liều 30g urê/100kg thể trọng cho uống 1 lần/ngày có thể gây chết hay ngộ độc mạnh nếu con vật nhịn đói hoặc ăn ít thức ăn gluxit dễ lên men như bột, đường. Nếu urê dùng với khẩu phần giàu ngũ cốc thì liều độc trên 50g/100kg thể trọng (Lê Đức Ngoan et al., 2005).

2.5.6 Thức ăn hổn hợp

Là thức ăn tự chế từ các nguyên liệu sẳn có ở DBSCL gồm: bắp hạt, cám gạo, tấm gạo, đậu nành, mật đường, urê và muối ăn. Nhằm để cung cấp CP (protein thô) cho khẩu phần ăn của cừu cái sinh sản.

Bảng 8: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưởng của thức ăn hổn hợp

Giá trị dinh dưỡng

DM CP EE NDF Ca P ME(Mj/kg)

Tỉ lệ % 88 25.6 9.1 29.8 2.19 1.75 12.1

xxiv

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiêu thụ thức ăn, khối lượng, các chiều đo của cơ thể và biểu hiện lên giống và sinh đẻ của cừu cái (Trang 25)