III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, các doanh nghiệp không thể chỉ ngồi một chỗ mà xác định cho mình nên sản xuất sản phẩm gì và bán sản phẩm đó ở đâu, bán như
thế nào cho có hiệu qủa nhất, mà phải không ngừng bám sát thực tế thị trường, phải dựa vào những thay đổi của thị trường để tìm hiểu cho được như cầu hiện tại của người tiêu dùng là gì (sản phẩm gì, chất lượng như thế nào, giá cả bao nhiêu) và xu hướng thay đổi của nó trong tương lai; hiểu rõ hơn ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh hiện tại và trong tương lai; bám sát các chính sách của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. hay nói cách khác là doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu và dự báo thị trường.
Vậy nghiên cứu và dự báo thị trường là gì? Ta có thể hiểu đó là các hoạt động thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu để tìm ra những thông tin cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm tìm ra những biện pháp để tiêu thụ và mở rộng thị trường có hiệu quả nhất. như vậy nội dung của nghiên cứu thị trường rất đa dạng. một số nội dung sau đây của nghiên cứu và dự báo thị trường có thể sẽ giúp ích cho hoạt động duy trì và mở rộng thị trường ở Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân :
Đối với nhu cầu của toàn bộ thị trường thì thông thường được nghiên cứu và dự báo ở cấp vĩ mô. Nếu công ty có thể nghiên cứu được nhu cầu của toàn bộ thị trường thì càng tốt vì nó sẽ đảm bảo sự chủ động cho công ty. Nhưng có thể sẽ không hiệu quả vì tính quy mô, tức là công ty chỉ là một doanh nghiệp vừa, khả năng về tài chính và năng lực trong công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường chưa tốt và công ty nên tập trung sức lực vào công việc trước mắt trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, hoàn thiện công nghệ và tổ chức tiêu thụ thì hiệu quả hơn. Cho nên công ty có thể tham khảo những tài liệu đã nghiên cứu, dự báo về quy mô thị trường ở Công ty hay bộ công nghiệp.
3.1.3. Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh.
Hoạt động này có tác dụng giúp công ty thu thập được những thông tin về giá cả, chất lượng, danh mục sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu...của đối thủ để có những biện pháp đối phó hợp lý. Hàng năm Công ty có những tài liệu về năng lực sản xuất, công nghệ sản xuất về các sản phẩm Giầy dép của các doanh nghiệp trong nước và nước
trạng hiện tại của các đối thủ cạnh tranh thì công ty cần tổ chức cho cán bộ những chuyến đi tham quan khảo sát các cơ sở trong nước và nước ngoài nếu có thể để trực tiếp thấy được khả năng của họ. Hoặc Công ty có thể thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh thông qua các khách hàng của mình.
Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều các cơ sở tư nhân, Công ty tư nhận được thành lập sản xuất trong lĩnh da giầy có giá rất rẻ. Với tình hình như vậy thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày một thêm gay gắt. Đấy là chưa kể tới các sản phẩm của nước ngoài như Trung Quốc.Nhưng Công ty đang có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm của các cơ sở tư nhân này nhờ vào chất lượng cao và uy tín lâu năm của công ty.
3.1.4. Tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Một trong những nội dung của công tác quản lý kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp là thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Trong doanh nghiệp công nghiệp chất lượng sản phẩm luôn là một chỉ tiêu quan trọng bởi một số lý do sau.
Thứ nhất: Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm làm cho sản phẩm đó chiếm được sự mến mộ của khách hàng.
Thứ hai: Chất lượng sản phẩm là điều kiện để đạt được sự tiết kiệm nguyên vật liệu thiết bị và lao động trong quá trình sản xuất và sự tiết kiệm nhờ không lãng phí cho sản xuất ra các sản phẩm hỏng có chất lượng kém. nâng cao clsp là con đường ngắn nhất đem lại hiệu quả kinh doanh.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp Công Ty đạt được doanh thu ở mức cao. Ngày nay tuy cuộc sống có điệu kiện tốt hơn trước nhiều thì ngoài yếu tố giá cả, clsp cao khiến cho người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn và sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp. theo đánh giá của các nhà đánh giá thị trường quốc tế thì khi một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại số lợi nhuận nhiều gấp 1,7 lần nếu sản xuất sản phẩm chất lượng trung bình và gấp 3,9 lần nếu sản xuất sản phẩm chất lượng kém.
Thứ tư: Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện chiến lượng marketing mở rộng thị trường, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Điều này rất phù hợp với điều kiện hiện nay của Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dàng Bình Tân khi đang rất cần phát huy vị thế của mình trên thương trường, thu hút các đơn hàng.
Như vậy chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố tác động không nhỏ tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. vì vậy muốn trụ vững trên thị trường thì bắt nuộc doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng những sản phẩm mình sản xuất ra.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ giầy dép thứ phẩm công ty cần chú trọng các biện pháp sau:
- Kiểm tra nghiêm ngặt quy trình sản xuất, chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, phải xác định phương án sản phẩm, lập quy trình sản xuất cho sản phẩm, xác định và chuẩn bị các thiết bị, nguyên vật liệu các tài liệu liên quan đến sản phẩm (các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã bao gói... )
- Thực hiện đổi mới công nghệ, thay thế dây truyền công nghệ cũ nhằm đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
- Không ngừng đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Thực hiện chế độ khuyến khích cả về tinh thần lẫn lợi ích vật chất một cách thoả đáng, thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng công khai.
- Đối với nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, chất lượng và thời gian cho các nơi làm việc, nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập kho.
- Quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất thường xuyên kiểm tra sự chấp hành quy định sản xuất của công nhân, tiến hành kiểm tra giám sát tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất.
- Tiến hành bảo quản tốt thành phẩm tránh hiện tượng chất lượng bị giảm sút trước và sau khi nhập kho.
Khi thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp công ty khắc phục tình trạng sản phẩm kém chất lượng bị tồn kho do không tiêu thụ được, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty, góp phần quan trọng vào việc phát triển và mở rộng thị trường đặc biệt là đối với những sản phẩm phải cạnh tranh bằng chất lượng.