a) Đặc điểm thủy động lực
Khu vực Trung bộ khác với Bắc bộ mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, trùng với thời gian có gió mùa Đông Bắc. Trong gió mùa Đông Bắc vận tốc gió lớn hơn nhiều so với gió mùa Tây Nam. Dòng chảy tổng hợp chịu tác động rất lớn của gió.
Vào mùa mưa tháng XI, vùng biển khu vực chịu tác động của trường sóng hướng Bắc và hướng Đông Bắc thịnh hành. Vận tốc gió trung bình hướng Đông Bắc là 5m/s, độ cao sóng trung bình hướng Đông Bắc ở ngoài khơi là 1,43 m/s, theo
kết quả tính toán từ modul phổ sóng SW (phụ lục 3) thì độ cao sóng hướng Đông
Bắc khu vực cửa sông ven bờ khoảng 0,8 m đến 0,9 m nên gây ra dòng chảy dọc bờ khá lớn.
Hình 3.19. Dòng chảy vùng biển cửa sông tại tại chân triều với sóng hướng Đông Bắc (NE)
57
Hình 3.20. Dòng chảy cửa Gianh tại tại chân triều với sóng hướng Đông Bắc (NE)
Hình 3.21. Dòng chảy cửa Nhật Lệ tại chân triều với sóng hướng Đông Bắc (NE)
58
Hình 3.22. Dòng chảy vùng biển cửa sông tại đỉnh triều với sóng hướng Đông Bắc (NE)
Dòng chảy với ảnh hưởng của sóng Đông Bắc, khu vực ven bờ vận tốc dòng chảy khoảng 0,2 – 0,3 m/s. Tuy nhiên tại các cửa sông, vào thời điểm đỉnh triều hoặc chân triều thì vận tốc dòng chảy lớn, đặc biệt tại những vũng sâu ở vùng cửa sông vận tốc dòng chảy lớn có thể hơn 1 m/s.
59
Hình 3.23. Dòng chảy cửa Gianh tại đỉnh triều với sóng hướng Đông Bắc (NE)
Hình 3.24. Dòng chảy cửa Nhật Lệ tại đỉnh triều với sóng hướng Đông Bắc (NE)
60
Hình 3.25. Dòng chảy vùng biển cửa sông tại chân triều với sóng hướng Bắc (N)
Xét sự tác dộng của trường sóng hướng Bắc (phục lục 3), thấy rằng độ cao
sóng ngoài khơi khá lớn (1,3 m), tuy nhiên do đặc điểm địa hình của khu vực, nên sự tác động của sóng hướng Bắc đến khu vực ven bờ không đáng kể (so với hướng Đông Bắc), đặc biển là ở vùng biển phía Bắc, độ cao sóng ven bờ chỉ khoảng 0,2 - 0,3 m. Dòng chảy ven bờ cửa Nhật Lệ cũng như cửa Gianh đều có hướng chủ yếu là hướng Nam cả khi đỉnh triều và chân triều. Khu vực ven bờ Cửa Gianh dòng chảy yếu hơn ở khu vực cửa Nhật Lệ, phía cửa Nhật Lệ có sự tác động của dòng chảy do sóng hướng Bắc lớn hơn cửa Gianh.
61
Hình 3.26. Dòng chảy vùng biển cửa sông tại đỉnh triều với sóng hướng Bắc (N)
b) Đặc điểm chất lượng nước
Vào mùa mưa, lưu lượng từ sông đổ ra biển lớn nên theo đó lượng chất ô nhiễm đổ ra vùng biển ven bờ lớn, đặc biệt là vào khoảng thời gian chân triều. Do tác động của chế độ thủy động lực mùa này với dòng chảy ven bờ hướng Bắc – Nam chủ đạo cả khi đỉnh triều và chân triều nên chất ô nhiễm từ các cửa sông đổ ra biển đều bị khuếch tán, vận chuyển xuống các bãi biển phía Nam của các cửa sông.
62
Chân triều Đỉnh triều
63
Chân triều Đỉnh triều
64
Chân triều Đỉnh triều
65
Chân triều Đỉnh triều
66
Theo kết quả tính toán, mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm từ các nguồn thải ra khu vực cửa sông và biển ven bờ vào mùa khô và mùa mưa năm 2012 có thể đánh giá sự biến đổi chất lượng nước như sau: nồng độ các chất ô nhiễm (COD, BOD) về mùa mưa ở vùng ven biển cửa sông cao hơn mùa khô, và biến đổi theo các chu kỳ triều (khi chân triều nồng độ các chất cao hơn khi đỉnh triều). Xét tới ảnh hưởng của sóng hướng Đông Bắc và sóng hướng Bắc, có thể thấy rằng sự ảnh hưởng của sóng hướng Bắc ở phía Bắc của khu vực (phía sông Gianh) là không đáng kể do đó các chất ô nhiễm sẽ bị khuếch tán phụ thuộc vào dòng chảy do gió, thủy triều và dòng chảy sông.
Về phân bố theo không gian, nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn tại khu vực gần cửa sông và các nguồn, và nồng độ chất ô nhiễm tại các bãi biển phía Nam các cửa sông cao hơn phía Bắc các cửa sông và giá trị các thông số (BOD, COD) tại các khu vực này đã vượt giới hạn cho phép theo QCVN 10.2008/BTNMT. Tại khu vực gần nguồn thải (các cửa sông), nồng độ BOD, COD tại chân triều lên tới 14-16 mg/l và tại đỉnh triều cũng khoảng 6-8 mg/l. Kết quả tính toán này phù hợp với quan trắc môi trường trong năm 2012 (như kết quả so sánh tại hình 3.7 và 3.8) của địa phương.