Hiệu chỉnh mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động chất lượng nước vùng cửa sông ven biển tỉnh Quảng Bình (Trang 45)

a) Đối với modul thủy lực HD:

Mô hình được hiệu chỉnh với bộ số liệu mực nước thực đo tại trạm Tân Mỹ (cửa Gianh) trong khoảng thời gian từ 17/05 đến 31/05/2012.

44

Hình 3.5. Mực nước thực đo và tính toán tại trạm Tân Mỹ (cửa Gianh) từ 17/05 đến 31/05/2012

Để đánh giá độ chính xác của kết quả tính toán trong mô hình, tác giả sử dụng chỉ số Nash – Sutcliffe, được xác định như sau:

        N i N N i i i X X Y X X X R 1 2 1 1 2 2 2 ) ( ) ( ) (

Trong đó: Xi: Giá trị thực đo tại thời điểm i

X: Giá trị trung bình của chuỗi thực đo

Yi: Giá tính toán tại thời điểm i

N: Tổng số số liệu tính toán

Với R2 nằm trong khoảng 0,65-0,85 thì kết quả tính toán đạt loại khá, R2 lớn hơn 0,85 thì kết quả tính toán đạt loại tốt.

Bên cạnh đó, tác giả cũng tính toán hệ số tương quan giữa chuỗi số liệu thực đo và chuỗi số liệu tính toán để xác định độ tin cậy phương pháp sử dụng.

45

Trong đó: xi, là chuỗi số liệu thực đo, yi là chuỗi số liệu tính toán; σ là độ lệch bình phương trung bình; rxy là hệ số tương quan; E là độ lệch xác xuất của r.

Với các công thức trên xác định được các hệ số như sau: Bảng 3.2. Các chỉ tiêu thống kê Tính toán (yi) Thực đo (xi) Trung bình -0,103 -0,021 Phương sai 0,112 0,122 Độ lệch chuẩn 0,334 0,349 Hệ số tương quan (r) 0,948 Độ lệch xác suất (E) 0,004 Chỉ số NASH (R2) 0,861

Trong trường hợp này, ta tính được chỉ số Nash R2 = 0,861 và hệ số tương quan r = 0.948, đây là các giá trị được xếp vào loại tốt. Do đó ta có thể sử dụng bộ tham số vừa hiệu chỉnh để tính toán và kiểm định mô hình.

Bảng 3.3. Giá trị các thông số được lựa chọn trong mô hình

Thông số Giá trị

Bước thời gian 30s

Hệ số nhớt rối - Smagorinsky 0,3 m2/s

Số Manning 30-40 m(1/3)/s

46

Để ổn định các quá trình tại biên, tác giả đã phân vùng giá trị số Manning theo miền tính (như hình 3.5).

Hình 3.6. Giá trị số Manning theo miền tính

b) Đối với modul Ecolab:

Chất lượng nước nói riêng và chất lượng môi trường nói chung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xung quanh (khí tượng, thủy động lực, nguồn phát sinh,…), các giá trị quan trắc mang tính chất tức thời, không có quy luật ổn định, do đó để hiệu chình hoặc kiểm định mô hình dựa vào sự so sánh định lượng giữa giá trị thực đo và tính toán trong mô hình là việc hết sức khó khăn. Hơn nữa để hiệu chỉnh và kiểm định

47

modul Ecolab thì phải có 2 chuỗi số liệu quan trắc chất lượng nước theo thời gian nhất định và liên tục, tuy nhiên số liệu quan trắc môi trường rất hạn chế.

Do vậy trong nghiên cứu này tác giả đưa ra sự so sánh, đánh giá tổng quan giữa số liệu quan trắc chất lượng nước trung bình đợt quan trắc tháng XI (do Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình thực hiện) với số liệu tính toán trung bình trong tháng XI tại 3 điểm quan trắc đó là biển Nhật Lệ (thành phố Đồng Hới), biển Cửa Phú (xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới) và biển Trung Trạch (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch).

Hình 3.7. Hàm lượng BOD quan trắc và thực đo trung bình (tháng XI)

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàm lượng BOD và COD giữa thực đo và tính toán tại các điểm quan trắc biển Nhật Lệ và biển Trung Trạch chênh lệch không nhiều, tại biển Cửa Phú ở vị trí khá xa nguồn xả thải (cửa Nhật Lệ) có sự chênh lệch lớn hơn nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Do vậy có thể sử dụng bộ thông số đã tính toán để mô phỏng dự báo chất lượng nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động chất lượng nước vùng cửa sông ven biển tỉnh Quảng Bình (Trang 45)