CÁCH THU THẬP DỮ LIỆU CỦA NGƯỜI NHẬT

Một phần của tài liệu Tư duy là tồn tạiPhương pháp 6 chiếc mũ tư duy (Trang 33)

1. Chiếc mũ trắng

CÁCH THU THẬP DỮ LIỆU CỦA NGƯỜI NHẬT

Thảo luận, tranh luận và cùng nhất trí

Nhưng nếu không ai đề xuất ý tưởng, chúng ta sẽ lấy chúng từ đâu? Trước hết, hãy tạo nên chiếc bản đồ.

Những người Nhật Bản không có tính cánh thích tranh luận của phương Tây. Có thể họ cho rằng việc có ý kiến bất đồng là bất nhã, hoặc chứa đựng nhiều rủi ro trong một thể chế phong kiến. Cũng có thể sự nể trọng nhau không cho phép họ tranh cãi. Cũng có thể là do nền văn hoá Nhật Bản không xây dựng dựa trên sự khẳng định cái tôi giống như ở phương Tây (tranh luận chính là cách khẳng định cái tôi của mình).

Một trong những cách lý giải hợp lý đó là nền văn hoá Nhật Bản không chịu ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ của những người Hy Lạp, do những thầy tu thời Trung cổ xây dựng nên nhằm bài trừ những người không theo dị giáo.

Chúng ta có thể cho là kỳ quặc khi những người Nhật Bản không hề thích sự tranh luận. Trong khi đó, họ cũng thấy kỳ lạ khi chúng ta lại yêu thích sự tranh luận đến thế.

Một cuộc họp của những người phương Tây, mọi thành viên đưa ra những quan điểm riêng nhằm đạt được những kết quả mà họ nhắm tới từ trước.

Sau đó mọi người sẽ cùng nhau tranh luận theo những cách tư duy khác nhau xem quan điểm nào đúng, sai, quan điểm nào được mọi người tán thành nhất. Với những cuộc họp kiểu như vậy, một vài quan điểm ban đầu đưa ra sẽ được thêm bớt, phát triển, nhưng sau đó mọi người sẽ sa đà vào tranh luận. Kiểu cuộc họp như vậy được ví giống như công việc điêu khắc đá: mọi người bắt đầu với một tảng đá to, sau đó đẽo, gọt và cuối cùng tất cả chỉ là vụn đá.

Nhưng một cuộc họp phương Tây có được sự nhất trí sẽ ít tranh luận hơn bỏi vì sẽ không có ai thực sự là người thắng cuộc hay thua cuộc. Sẽ chỉ có một kết luận được mọi người cùng bàn bạc, nhất trí và đưa ra. Những cuộc họp như vậy giống như công việc nặn tượng: có sẵn khuôn và chúng ta dùng từ từ thêm đất nặn theo khuôn để tạo ra sản phẩm.

Những cuộc họp của người Nhật không diễn ra theo kiểu đạt được sự nhất trí. Người phương Tây lấy làm khó hiểu khi người Nhật tham gia cuộc họp mà không phô diễn những ý tưởng cá nhân. Mục đích của cuộc họp là để nghe. Nhưng tại sao đó không phải là một sự im lặng tuyệt đối và không mang lại hiệu quả gì? Bởi vì mỗi thành viên đã lần lượt đội chiếc mũ trắng và đưa ra những thông tin trung lập. Chiếc bản đồ nhờ đó càng ngày càng rõ nét hơn, hoàn thiện hơn. Và khi chiếc bản đồ được hoàn tất, mọi người hiển nhiên đều nhìn thấy con đường.

Tôi không nói rằng mọi người sẽ "tìm được con đường" chỉ trong một cuộc họp. Nó có thể được hình thành sau nhiều cuộc họp kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng.

Vấn đề mấu chốt là ở chỗ không ai đến cuộc họp với một ý tưởng - con đường- nung nấu sẵn trong đầu. Mọi người cùng đội chiếc mũ trắng và nêu ra những sự kiện. Những thông tin được đưa ra tự nó hình thành nên một ý tưởng. Mọi người chờ đợi điều đó

Người phương Tây lại cho rằng ý tưởng nên được hình thành từ trước, được đinh hình nhờ tranh luận.

Người Nhật lại cho rằng ý tưởng hình thành cũng giống như việc trồng cây: ta gieo hạt, vun trồng và cây sẽ trưởng thành.

Những dẫn chứng trên nói lên phần nào sự đối chọi trong cách hình thành nên ý tưởng của những ngườl phương Tây và người Nhật. Và mục đích của tôi là chỉ ra cho các bạn thấy sự khác biệt trong cách tư duy, chứ không thuyết phục các bạn tin rằng tất cả những điều người Nhật làm thật tuyệt vời và chúng ta phải đua theo.

Chúng ta không thể thay đổi được nền văn hoá. Cho nên chúng ta cần một vài "cơ chế" để có thể chế ngự được thói quen thích tranh luận. Và đó chính là vai trò của chiếc mũ trắng. Khi mọi người trong một cuộc họp cùng đội chiếc mũ trắng, thì vai trò của chiếc mũ trắng được ngầm hiểu rằng: “chúng ta hãy giả làm người Nhật trong một cuộc họp của người Nhật".

Chiếc mũ trắng ở đây chính là một công cụ nhân tạo, một thành ngữ giản đơn để mọi người thực hành lối tư duy mới một cách dễ dàng.

Sự giải thích chi tiết và những lời cổ vũ đôi khi lại không thu được kết quả.

Ở đây, tôi không muốn sa đà giải thích tại sao người Nhật không thuộc tuýp người sáng tạo. Người ta tạo ra sự sáng tạo dựa trên bản sắc văn hoá thể hiện cái tôi, nhờ vào những con người kiên trì bảo vệ ý tưởng của mình và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ nó trước mọi người. Chính sự đa dạng về ý tưởng góp phần thúc đẩy sự sáng tạo. Tôi sẽ bàn tới chủ đề này ở phần "luồng tư duy chiếc mũ xanh lá cây".

Một phần của tài liệu Tư duy là tồn tạiPhương pháp 6 chiếc mũ tư duy (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)